Thủ tục mở cửa hàng mua bán quần áo năm 2020

 Thủ tục mở cửa hàng mua bán quần áo năm 2020

 Quần áo, phụ kiện thời trang là những thứ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Do đó kinh doanh quần áo thời trang cũng là lĩnh vực kinh doanh để các cá nhân đầu tư kinh doanh. Vậy để mở cửa hàng kinh doanh quần áo thời trang cần thực hiện thủ tục gì hãy cũng tham khảo bài viết dưới đây:

 I. Các bước cần chuẩn bị và lựa chọn:

 1. Thuê cửa hàng:
Đầu tiên muốn mở cửa hàng kinh doanh quần áo thì bạn cần lựa chọn địa chỉ kinh doanh phù hợp với nhu cầu của đại đa số cư dân sống tại khu vực đó. Và vị trí cửa hàng tốt nhất nên lựa chọn tại khu vực trung tâm hoặc mặt tiền để dễ dàng thu hút người mua.

 Sau khi đã lựa chọn và thật sự ăn ý, bạn cần tiến hành thuê cửa hàng. Trường hợp nhà bạn có sẵn mặt bằng để mở cửa hàng thì không cần thuê cửa hàng.

 2. Trang trí cửa hàng:
Sau khi đã thuê cửa hàng thì bạn cần tiến hành trang trí cửa hàng. Hơn nữa, cần mua sắm đầy đủ các vật dụng phục vụ cho việc kinh doanh quần áo như hình nộm, móc quần áo, giá treo đồ…

 3. Chuẩn bị nguồn vốn:
Vốn mở 1 cửa hàng quần áo là bao nhiêu? Số vốn đó có thể duy trì trong bao lâu? Bạn cần ước tính ngay từ đầu để tự tin bước vào hành trình kinh doanh của mình. Khi lần đầu kinh doanh, bạn có thể chuẩn bị vốn theo khả năng kinh tế, điều kiện tài chính của bản thân, chỉ cần đảm bảo đủ cho việc kinh doanh. Bạn có thể mở shop quần áo với 30 triệu, 50 triệu…

 4. Nguồn nhập quần áo:
Một trong những yếu tố đau đầu nhất cần chuẩn bị ngay từ đầu là nguồn hàng. Thực tế thì có khá nhiều nguồn hàng cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu về nguồn hàng, nguồn quần áo sẽ nhập về cửa hàng.

 Hãy xem xét và lựa chọn nguồn hàng quần áo chất lượng, giá cả hợp lý và phù hợp với tiêu chí/ định hướng kinh doanh của bạn.

 Một gợi ý hay dành cho bạn: Bạn có thể đến các chợ đầu mối hay thương nhân bỏ sỉ quần áo để mua. Đặc biệt nhất là ai cũng mong muốn có lời thật nhiều ngay từ lần đầu kinh doanh, nhưng 1 lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên nhập số lượng vừa phải, không nên nhập 1 lần quá nhiều quần áo, chỉ nên nhập về từ từ. Ngoài ra, bạn có thể nhập thêm một số phụ kiện, giày dép để bán cùng với quần áo, làm đa dạng mặt hàng kinh doanh.

 mở cửa hàng kinh doanh quần áo thời trang năm 2020

 II. Hướng dẫn đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo
Bên cạnh việc quan tâm mở 1 cửa hàng quần áo cần những gì thì điều không kém phần quan trọng và giúp quá trình kinh doanh được thuận lời hơn, đó chính là việc đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

 Cụ thể trong trường hợp này viêc mở cửa hàng quần áo thuốc dạng mô hình kinh doanh cá thể. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể như sau:

 Giấy đề nghị cấp Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh
Bản sao giấy tờ chứng thực của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh:
Hộ chiếu;
Chứng minh thư nhân dân hay
Thẻ căn cước công dân .

 Hợp đồng thuê địa chỉ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, cửa hàng kinh doanh quần áo.
Sau khi bạn chuẩn bị xong thành phần hồ sơ cần cung cấp, bạn mang hồ sơ lên nộp tại Ủy ban nhân dân huyện hoặc quận, nơi mà cửa hàng đặt địa chỉ.

 Thời gian trả kết quả:

 Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, chủ hộ kinh doanh, chủ cửa hàng sẽ được cấp giấy phép kinh doanh sau khoảng 4 ngày làm việc.

 III. Một số lưu ý cần quan tâm khi đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo
Mở cửa hàng mua bán quần áo năm 2020
Khi mở một cửa hàng quần áo, ngoài việc quan tâm mở cửa hàng bán quần áo cần những gì hay thủ tục đăng ký kinh doanh thì bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

 1. Đặt tên cho cửa hàng:
Khi lựa chọn đặt tên cho cửa hàng, bạn cần tuân thủ theo yêu cầu và quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

 Không được dùng từ doanh nghiệp hay công ty để làm tên cửa hàng quần áo.
Tên cửa hàng quần áo phải có đầy đủ cấu trúc gồm loại hình và tên riêng. (Loại hình là Hộ kinh doanh).
Lựa chọn tên riêng của cửa hàng không được sử dụng các ký hiệu, từ ngữ thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục.
Tên của cửa hàng phải được viết bằng các chữ cái thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt, kèm ký hiệu, c
Có thể đặt tên cửa hàng bằng hình thức viết tắt hoặc dùng tên tiếng anh.
Lựa chọn tên cửa hàng không được trùng hoặc giống hoặc gây hiểu lầm với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi huyện, quận.
*Lưu ý: Bạn cần đặt tên cho cửa hàng quần áo của mình trước khi đăng ký kinh doanh.

 mở cửa hàng kinh doanh quần áo thời trang năm 2020

 2. Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh:
Bạn cần thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh trước khi mở cửa hàng buôn bán quần áo. Quy trình đăng ký phải đảm bảo đúng ngành nghề và phù hợp với lĩnh vực kinh doanh quần áo. Như vậy, bạn mới được cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng.

 3. Chuẩn bị thông tin của chủ cửa hàng:
Chủ hộ kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ thông tin như tên, địa chỉ cư trú, số CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD trong quá trình đăng ký kinh doanh.

 Những thông tin được chủ hộ kinh doanh cung cấp phải chính xác, đầy đủ. Người đại diện mở cửa hàng phải trên 18 tuổi.

 4. Đóng thuế sau khi mở cửa hàng quần áo
Sau khi mở cửa hàng quần áo và đi vào hoạt động kinh doanh thì bạn cần tiến hành đóng các loại thuế theo quy định của pháp luật. Cụ thể, trường hợp này bạn cần đóng những loại thuế như:

 Thuế GTGT
Thuế TNCN
Thuế môn bài:
Bậc thuế Thu nhập 1 năm Mức thuế cả năm
1 Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm 300.000
2 Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm 500.000
3 Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm 1.000.000
Một số lưu ý khác:
Số lượng nhân viên tối đa được thuê là 10 người.
Trường hợp nhập khẩu quần áo hay bán quần áo xách tay thì cần có hóa đơn, chứng từ rõ ràng, hợp lệ.
Bạn chỉ có thể mở 1 cửa hàng quần áo, nếu trường hợp bạn muốn mở thêm nhiều cửa hàng khác thì cần tiến hành thành lập công ty theo Luật doanh nghiệp.

 IV.DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY/HỘ KINH DOANH

 Với nhiều năm  kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung cấp dịch vụ  thành lập công ty/ hộ kinh doanh. Chúng tôi xin gửi tới quý khách dịch vụ thành lập công ty/ dịch vụ thành lập hộ kinh doanh uy tín, trọn gói. Quý khách có nhu cầu thành  lập công ty, thành lập hộ kinh doanh hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp dịch vụ.

 Nội dung bài viết
I. Mở cửa hàng quần áo cần những gì? – Hướng dẫn chi tiết
1. Thuê cửa hàng:
2. Trang trí cửa hàng:
3. Chuẩn bị nguồn vốn:
4. Nguồn nhập quần áo:
II. Hướng dẫn đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo
III. Một số lưu ý cần quan tâm khi đăng ký kinh doanh cửa hàng quần áo
1. Đặt tên cho cửa hàng:
2. Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh:
3. Chuẩn bị thông tin của chủ cửa hàng:
4. Đóng thuế sau khi mở cửa hàng quần áo
Một số lưu ý khác:
IV. Dịch vụ thành lập công ty/ hộ kinh doanh

 Nguồn: internet