Thành lập công ty rượu

 Thành lập công ty rượu

 Ở nước ta từ nhà hàng sang trọng cho đến các quán ăn bình dân đều có bán rượu, bia để phục vụ hành khách khi có yêu cầu. Các cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty rượu bia có thể thành lập công ty sản xuất rượu bia hoặc thành lập công ty nhập khẩu rượu bia hoặc cũng có thể thành lập công ty sản xuất rượu bia và thành lập công ty nhập khẩu rượu bia. Tuy nhiên, sản xuất  và kinh doanh rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật. Do đó, Khi mở công ty sản xuất rượu bia cần phải lưu  ý những điều kiện theo quy định. Luật Ngô Gia xin chia sẻ tới các nhà đầu tư muốn mở công  ty rượu thủ tục thành lập công ty sản xuất hoặc thành lập công ty nhập khẩu rượu.

 Văn bản pháp luật quy định về thành lập công ty rượu bia

 -Luật doanh  nghiệp 2014;

 -Nghị định 78/2015/NĐ-CP

 -Nghị định 108/2018/NĐ-CP

 -Nghị định  105/2017/NĐ-CP

 -Thông tư 53/2014/TT-BCT

 thành lập công ty rượu thành lập công ty nhập khẩu rượu hà   ngon   ngoại   tnhh   việt   nam   trái   cây   vodka   chivas   số   thoại   thanh   niên

 Mã ngành nghề khi thành lập công  ty sản xuất rượu bia, thành lập công ty nhập khẩu rượu bia

11 110 Sản xuất đồ uống
1101 11010 Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh
1102 11020 Sản xuất rượu vang
1103 11030 Sản xuất bia và mạch nha ủ men bia
1104 Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng
11041 Sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai
11042 Sản xuất đồ uống không cồn

 Điều kiện thành lập công ty rượu

 Khi mở công ty sản xuất rượu bia cần đáp ứng điều kiện để thành lập công ty sản xuất  rượu bia đó là:

 -Tên công ty không  được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty  đã đăng ký trước đó;

 -Địa chỉ trụ sở chính của công  ty  kinh doanh rượu  bia phải rõ ràng, thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty;

 -cá nhân, tổ chức góp vốn thành lập công  ty rượu bia không thuộc đối  tượng cấm tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp.

 Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh rượu bia cần đáp ứng  các điều kiện sau:

 Điều kiện kinh doanh rượu được quy định từ điều 8 đến điều 14 Nghị định 105/2017/NĐ-CP như sau:

 Điều 8. Điều kiện sản xuất rượu công nghiệp

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  2. Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quymô dự kiến sản xuất.
  3. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
  4. Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
  5. Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
  6. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

 Điều 9. Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh

  1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  2. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.

 Điều 10. Điều kiện sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại

  1. Có hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
  2. Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

 Điều 11. Điều kiện phân phối rượu

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  2. Có quyền sử dụng hợp phápkho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m2trở lên.
  3. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
  4. Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu.
  5. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.
  6. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

 Điều 12. Điều kiện bán buôn rượu

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của phập luật.
  2. Có quyền sử dụng hợp phápkho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 50 m2trở lên.
  3. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
  4. Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân đặt trụ sở chính với ít nhất 03 thương nhân bán lẻ rượu.
  5. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác,
  6. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

 Điều 13. Điều kiện bán lẻ rượu

  1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  2. Có quyền sử dụng hợp phápđịa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
  3. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
  4. Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
  5. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.

 Điều 14. Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ

  1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
  2. Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉrõ ràng.
  3. Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
  4. Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
  5. Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.

 Điều kiện sản xuất  bia 

 Cơ sở sản xuất  bia phải đảo bảo vệ sinh an toàn  thực phẩm theo quy định  tại thông tư 53/2014/TT-BCT, cụ thể như sau:

 Điều 5. Cơ sở sản xuất bia

  1. Địa điểm sản xuất

 Được xây dựng theo quy hoạch hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

 Phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại và các tác nhân gây ô nhiễm khác từ môi trường xung quanh ảnh hưởng xấu đến chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm bia.

 Có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các công đoạn sản xuất đáp ứng yêu cầu công nghệ và áp dụng các biện pháp vệ sinh công nghiệp.

  1. Thiết kế, bố trí nhà xưởng

 Bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất phải phù hợp với hướng gió để tránh tác động xấu từ các nguồn ô nhiễm như: khí thải lò hơi, trạm xử lý nước thải, nơi tập kết chất thải rắn, khu vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác.

 Cách biệt giữa các khu vực: kho (nguyên liệu, phụ liệu, chất hỗ trợ chế biến, bảo quản sản phẩm); sản xuất (sơ chế, làm sạch và xử lý nguyên liệu, đường hóa, nhân men giống, lên men, lắng, lọc, chiết rót và hoàn thiện sản phẩm); hệ thống vệ sinh công nghiệp (CIP); cơ khí động lực; tập kết chất thải rắn và hệ thống thu gom xử lý nước thải; các công trình phụ trợ để tránh lây nhiễm chéo.

 Hệ thống đường giao thông nội bộ phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo bền, chắc, không gây bụi; đường di chuyển trên cao phải có lan can hoặc vách ngăn dễ quan sát, bảo đảm an toàn lao động.

 Hệ thống thoát nước (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước mưa) phải được thiết kế, xây dựng riêng biệt, được che kín, đảm bảo độ dốc để thoát nước, không đọng nước cục bộ.

  1. Kết cấu nhà xưởng

 Khu vực xay, nghiền nguyên liệu đảm bảo không gây bụi ra môi trường xung quanh và không ảnh hưởng đến các công đoạn sản xuất khác.

 Khu vực nấu phải được cung cấp đủ ánh sáng và thông gió tốt đảm bảo nhiệt độ môi trường làm việc theo quy định.

 Khu vực nhân men giống phải đảm bảo điều kiện vệ sinh, phù hợp yêu cầu công nghệ, thuận tiện cho việc vệ sinh và khử trùng.

 Khu vực lên men:

 – Sàn khu vực lên men làm từ vật liệu bền, chống trơn, khó bong tróc, có độ dốc đảm bảo thoát nước tốt;

 – Trường hợp các thiết bị lên men đặt trong nhà xưởng thì tường và trần nhà xưởng phải đảm bảo không thấm nước, dễ vệ sinh, không bị ẩm mốc;

 – Trường hợp thực hiện quá trình nhân giống nấm men tại nơi sản xuất: khu vực nhân giống phải được thiết kế đảm bảo vô trùng, có trang bị hệ thống diệt khuẩn, có chế độ kiểm soát các thiết bị để đảm bảo chất lượng men giống. Khuyến khích sử dụng cửa ra vào tự động đóng mở để kiểm soát tốt các điều kiện vô trùng tại khu vực nhân giống;

 – Trường hợp không thực hiện giai đoạn nhân giống nấm men tại nơi sản xuất thì phải có các trang thiết bị đảm bảo an toàn chất lượng giống tránh nhiễm khuẩn trong quá trình tiếp giống.

 Khu vực lọc và chiết rót:

 – Phải bố trí riêng biệt, đảm bảo vô trùng, tránh côn trùng và lây nhiễm chéo từ các nguồn ô nhiễm xung quanh;

 – Sàn nhà xưởng làm từ vật liệu bền, chống trơn, khó bong tróc và đảm bảo thoát nước tốt. Hệ thống cống thoát nước phải có nắp đậy.

  1. Hệ thống thông gió

 – Nhà xưởng phải có các cửa thông gió đảm bảo sự lưu thông của không khí, dễ thoát nhiệt và khí phát sinh trong quá trình sản xuất;

 – Khu vực xay, nghiền nguyên liệu phải lắp đặt hệ thống thông gió, lọc bụi để đảm bảo không gây ô nhiễm cho các công đoạn sản xuất khác;

 – Khu vực nấu phải được thiết kế thông thoáng, thoát nhiệt, thoát ẩm và thoát mùi nhanh, đảm bảo nhiệt độ môi trường làm việc và an toàn lao động theo quy định.

  1. Hệ thống cung cấp nước sản xuất

 Phải đảm bảo đủ nguồn nước cấp đạt tiêu chuẩn.

 Có đủ hệ thống bơm, xử lý nước, bồn hoặc bể chứa nước, hệ thống đường ống dẫn luôn trong tình trạng sử dụng tốt; định kỳ kiểm tra để tránh hiện tượng chảy ngược hay tắc nghẽn đường ống.

 Đường ống cấp nước phải riêng biệt, có ký hiệu riêng dễ nhận biết, dễ vệ sinh và đảm bảo an toàn nguồn nước sạch, tránh tình trạng lây nhiễm.

 Bồn hoặc bể chứa, bể lắng, bể lọc phải phù hợp với công nghệ xử lý nước cấp; thực hiện vệ sinh theo quy định hoặc khi cần thiết.

 Trong trường hợp có sự cố về chất lượng nước, lập tức dừng sản xuất và cô lập sản phẩm sản xuất trong thời gian xảy ra sự cố.

 Có máy phát điện và máy bơm nước dự phòng trong trường hợp mất điện hoặc máy bơm nước bị hỏng để đáp ứng yêu cầu sản xuất liên tục của cơ sở.

 Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn dùng để nấu bia phải được chứa đựng trong các thiết bị riêng, đảm bảo không bị thôi nhiễm, không bị nhiễm bẩn hoặc nhiễm vi sinh vật từ các nguồn nhiễm khác.

  1. Hệ thống cung cấp hơi nước, nhiệt và khí nén

 Nồi hơi phải được thiết kế, chế tạo từ vật liệu phù hợp, bố trí ở khu vực cách biệt với khu vực sản xuất, phải được kiểm tra, kiểm định định kỳ theo quy định hiện hành.

 Hệ thống đường ống cấp hơi nước, khí nén phải được thiết kế, chế tạo từ các vật liệu phù hợp, lắp đặt bảo đảm an toàn, có ký hiệu hoặc chỉ dẫn phân biệt với các hệ thống đường ống khác, phải được kiểm tra định kỳ theo quy định hiện hành.

  1. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải

 Chất thải rắn:

 – Phải được thu gom và chứa đựng trong thùng hoặc dụng cụ chứa đựng phù hợp và đặt ở vị trí dễ quan sát để thuận tiện cho việc thu gom, xử lý và không ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất;

 – Các dụng cụ chứa phế liệu phải được ghi rõ hoặc có dấu hiệu phân biệt với dụng cụ chứa nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm; làm bằng vật liệu không thấm nước, ít bị ăn mòn; đảm bảo kín, thuận tiện để làm vệ sinh (nếu sử dụng lại nhiều lần) hay tiêu hủy (nếu sử dụng 1 lần);

 – Bã hèm bia phải được thu dọn sạch sẽ, định kỳ không quá 48 giờ/lần;

 – Các loại giấy, nhãn, vở chai vỡ, nút cũ, hỏng có thể thu hồi để tái sử dụng, phải được thu gom, phân loại tại nguồn và được lưu giữ trong các túi hoặc thùng được phân biệt theo quy định của cơ sở trước khi vận chuyển đến nơi xử lý;

 – Các chất thải rắn phải được xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường.

 Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt:

 – Khu vực xử lý nước thải phải bố trí cách biệt với khu vực sản xuất;

 – Công suất và công nghệ xử lý phù hợp với lưu lượng thải tại công suất đỉnh của cơ sở sản xuất để đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường;

 – Không được thải trực tiếp nước thải chưa xử lý ra môi trường xung quanh; rãnh thoát nước trong khu vực sản xuất phải đảm bảo chảy từ nơi sạch đến nơi ít sạch hơn và đảm bảo thoát hết nước trong điều kiện ngừng dòng chảy;

 – Hố ga phải có nắp đậy, phải thực hiện vệ sinh cống rãnh trong khu vực chế biến sau mỗi ngày sản xuất; định kỳ khai thông cống rãnh, hố ga theo quy định;

 – Trường hợp cơ sở sản xuất bia xây dựng trong khu công nghiệp, nước thải phải xả vào hệ thống thoát nước tập trung của khu công nghiệp theo các quy định hiện hành về quản lý môi trường khu công nghiệp.

 Khí thải từ khu vực sản xuất và hệ thống lò hơi phải được xử lý để tránh ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất khác.

  1. d) Chất thải nguy hại:

 – Chất thải nguy hại phải được thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý riêng theo quy định hiện hành;

 – Phải được quản lý và xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường đối với chất thải nguy hại.

  1. Hệ thống kho

 Yêu cầu chung đối với các kho (nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, thành phẩm) phải:

 – Đảm bảo đủ sức chứa theo công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất;

 – Có chế độ bảo dưỡng và làm vệ sinh định kỳ theo quy định của cơ sở;

 – Đáp ứng các điều kiện bảo quản theo hướng dẫn hoặc quy định của nhà sản xuất;

 – Phòng chống được sự xâm hại của côn trùng, loài gặm nhấm và các tác nhân gây hại khác;

 – Có thông tin để nhận biết từng loại nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, thành phẩm chứa trong kho; có hồ sơ theo dõi việc xuất và nhập tại từng kho.

 Kho hóa chất phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện bảo quản theo quy định của nhà sản xuất và quy định hiện hành về bảo quản hóa chất.

 Kho thành phẩm

 Ngoài việc thực hiện các quy định tại điểm a Khoản 7 của Điều này phải:

 – Đảm bảo duy trì các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật để bảo quản từng loại bia theo quy định của cơ sở sản xuất;

 – Có đầy đủ các thông tin về: tên sản phẩm, lô sản xuất, ngày sản xuất, ca sản xuất và các thông tin khác theo quy định của cơ sở;

 – Có khu vực riêng để lưu giữ tạm thời các sản phẩm không đạt chất lượng trong quá trình chở xử lý.

  1. Hệ thống kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm

 Khu vực kiểm soát chất lượng được bố trí riêng biệt, thuận tiện cho việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất; được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị, dụng cụ tối thiểu để đo đạc, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng cơ bản đối với các nguyên liệu chính và thành phẩm. Bộ phận kiểm tra vi sinh vật phải đảm bảo vô trùng và cách biệt với các bộ phận kiểm tra khác.

 Trường hợp không có phòng kiểm soát chất lượng thì cơ sở phải có hợp đồng với đơn vị kiểm tra, phân tích có năng lực và chuyên môn phù hợp để kiểm soát các chỉ tiêu cơ bản của nguyên liệu chính và thành phẩm.

 Có khu vực lưu mẫu, hồ sơ lưu mẫu và thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu.

  1. Vận chuyển nội bộ

 Chủ cơ sở quy định cụ thể (bằng văn bản) đối với phương tiện, phương thức, điều kiện bảo quản và quản lý an toàn thực phẩm của sản phẩm bia trong quá trình vận chuyển thuộc phạm vi nội bộ.

 Không vận chuyển bia cùng các loại vật tư, nguyên liệu, hóa chất có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm.

  1. Quản lý hồ sơ

 Có hồ sơ quản lý (hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, phiếu kiểm nghiệm chất lượng, hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các tài liệu liên quan khác) đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, phụ liệu, chất hỗ trợ chế biến, bao bì để phục vụ truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm.

 Có đầy đủ hồ sơ quản lý an toàn thực phẩm theo quy định (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và kết quả kiểm nghiệm định kỳ) đối với các sản phẩm bia được sản xuất tại cơ sở.

 thành lập công ty rượu thành lập công ty nhập khẩu rượu hà   ngon   ngoại   tnhh   việt   nam   trái   cây   vodka   chivas   số   thoại   thanh   niên

 Thủ tục mở công ty rượu bia

 Để thực hiện thủ tục mở công ty rượu bia cần chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty rượu bia theo quy định của luật doanh nghiệp tương ứng với loại hình công ty  rượu bia.

 Hồ sơ thành lập công ty rượu bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty rượu;
  • Điều lệ công ty rươu;
  • Danh sách cổ đông/thành viên công ty rượu;
  • Bản sao CMND của thành viên, cổ đông là cá nhân, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên là tổ chức;
  • Hợp đồng thành lập công ty rượu với Luật Ngô Gia.

 Quy trình thực hiện thủ tục mở công ty rượu bia: Luật Ngô Gia sẽ thay mặt quý khách nộp hồ sơ thành lập công ty rượu bia đến phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty rượu bia có địa chỉ  trụ sở. Sau 03 ngày kể từ ngày công ty rượu nộp đủ hồ sơ thành lập công ty rượu bia hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty rượu bia.

 Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Luật Ngô Gia sẽ khắc dấu và gửi thông báo mẫu dấu tới cơ quan đăng  ký kinh doanh và tư vấn hướng dẫn tới quý khách các thủ tục sau khi thành lập công ty như thủ tục kê khai thuếban đầu, thủ tục mở tài khoản ngân hàng, thủ tục phát hành hóa đơn…..

 Dịch vụ thành lập công ty rượu

 Luật Ngô Gia xin gửi tới quý khách dịch vụ thành lập công ty nhập khẩu rượu bia, thành lập công ty sản xuất rượu bia  tới quý khách. Quý khách có nhu cầu thành lập công ty rượu bia hãy liên hệ với luật ngô gia để được tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập công ty rượu bia.

 thành lập công ty sản xuất rượu