Thủ tục thành lập quỹ tín dụng nhân dân

 Thủ tục thành lập quỹ tín dụng nhân dân

 Khác với doanh nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức được ngân hàng nhà nước cấp phép thành lập. Luật DeHa xin chia sẻ bài viết hướng dẫn thủ tục thành lập quỹ tín dụng nhân dân để quý khách tham khảo.

 Điều kiện thành lập quỹ tín dụng nhân dân

 + Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép;

 + Có tối thiểu 30 thành viên đáp ứng điều kiện để trở thành thành viên và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập;

 + Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định;

 + Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư 04/2015/TT-NHNN.

 + Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

 + Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 năm đầu hoạt động.

 Hồ sơ thành lập quỹ tín dụng nhân dân

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép do Trưởng Ban trù bị ký theo mẫu quy định
  • Dự thảo Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân được Hội nghị thành lập thông qua;
  • Đề án thành lập quỹ tín dụng nhân dân được Hội nghị thành lập thông qua;
  • Danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân;
  • Tài liệu chứng minh năng lực của những người dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân;
  • Danh sách các thành viên tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân. Danh sách phải được tất cả thành viên tham gia góp vốn ký xác nhận;
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với thành viên là cá nhân, người đại diện của pháp nhân, hộ gia đình). Đối với thành viên là cán bộ, công chức phải có thêm giấy xác nhận nơi công tác, bản sao quyết định tuyển dụng của cơ quan, đơn vị tuyển dụng;
  • Bản sao sổ hộ khẩu (đối với thành viên là hộ gia đình);
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với thành viên là pháp nhân);
  • Văn bản ủy quyền của pháp nhân cho người đại diện của pháp nhân tham gia góp vốn
  • Văn bản ủy quyền của hộ gia đình cho người đại diện hộ gia đình tham gia góp vốn;
  • Báo cáo tài chính năm liền kề năm đề nghị cấp Giấy phép và Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất nhưng không quá 90 ngày trở về trước tính từ thời điểm ký đơn đề nghị cấp Giấy phép (đối với thành viên là pháp nhân);
  • Báo cáo khả năng tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân theo quy định;
  • Đơn đề nghị tham gia thành viên theo mẫu quy định;
  • Biên bản Hội nghị thành lập;
  • Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân đã được Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân thông qua và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị;
  • Biên bản họp Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân;
  • Nghị quyết của Đại hội thành lập về việc thông qua Điều lệ, bầu Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên chuyên trách) theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận; Nghị quyết của Đại hội thành lập thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền phải được các thành viên tham dự Đại hội thành lập biểu quyết thông qua theo nguyên tắc đa số
  • Quyết định của Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân về việc bổ nhiệm Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận.
  • Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đặt trụ sở chính.
  • Các quy định nội bộ theo quy định đã được Đại hội thành lập thông qua. 

 Quy trình thực  hiện thủ tục thành lập quỹ tín dụng nhân dân

 1.1. Chấp thuận nguyên tắc việc thành lập:

 – Bước 1: Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định và gửi bằng đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

 – Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

 – Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi QTDND dự kiến đặt trụ sở chính về việc thành lập QTDND trên địa bàn; danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân; có văn bản gửi Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam về danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc QTDND (nếu thấy cần thiết); có văn bản gửi lấy ý kiến của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với QTDND thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố, nơi có Cục thanh tra, giám sát ngân hàng) về việc thành lập QTDND trên địa bàn; danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc QTDND;

 – Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ sở chính và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có văn bản tham gia ý kiến về các nội dung được đề nghị. Quá thời hạn nêu trên, nếu không nhận được ý kiến bằng văn bản của các đơn vị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh coi như đơn vị được hỏi ý kiến không có ý kiến phản đối;

 – Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc kể từ ngày hết thời hạn gửi lấy ý kiến mà không nhận được ý kiến tham gia, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị chấp thuận nguyên tắc thành lập quỹ tín dụng nhân dân và chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc QTDND. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do.

 – Bước 6: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh: Ban trù bị tổ chức Đại hội thành lập và lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định và gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.

 1.2. Cấp Giấy phép:

 – Bước 1: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các hồ sơ quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

 – Bước 2: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp Giấy phép và có văn bản xác nhận việc đăng ký Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản nêu rõ lý do.

 Thẩm quyền quyết định: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 Thời gian thực hiện:  180 (một trăm tám mươi) ngày làm việc.

 

  

  

  

 Tag: nghiệp hướng dẫn vấn kế hoạch xin cách