Tìm Hiểu Các Quy Định Về Công Ty Riêng

 1. Khó khăn khi thành lập công ty riêng

 – Khó khăn về ý tưởng kinh doanh

 Khó khăn về ý tưởng không phải là thiếu ý tưởng mà là không biết được mức độ khả thi của nó. Chưa làm sao mà biết được? Chả phải có ối người thành công từ những ý tưởng bất khả thi đấy sao. Cũng không thiếu người thất bại từ những ý tưởng ban đầu độc đáo, cuốn hút, hoành tráng…

 – Khó khăn về cơ sở vật chất

 Khi thành lập công ty và đưa vào hoạt động, bạn phải có vốn cơ sở vật chất đủ vững. Vốn này bao gồm hệ thống văn phòng làm việc, nhà xưởng nếu có, kho bãi và trang thiết bị cần thiết cho những nơi này; dây chuyền công nghệ sản xuất và tất nhiên không thể thiếu đội ngũ nhân lực vận hành.

 – Khó khăn về thiếu sót kinh nghiệm quản lý điều hành

 Là toàn bộ việc quản lý, điều hành, đốn đốc, kiểm tra, thuyết phục, truyền lửa, thỏa hiệp đối với những người lao động trong doanh nghiệp của bạn. Bạn quản lý có tốt không? Truyền lửa có tốt không? Nhân viên của bạn có làm việc hết mình không? Có sáng tạo không? Hiệu suất hoạt động có cao không?… Nếu bạn không có thời gian, hoặc không làm được thì hãy đi thuê. Hãy để công việc cho những chuyên gia!

 2. Khi nào nên mở công ty riêng

 – Nguồn vốn đã đủ mạnh?

 Như đã đề cập, vốn không phải là yếu tố duy nhất nhưng là yếu tố đầu tiên doanh nghiệp buộc phải có. Người thành lập doanh nghiệp không nên quá trông chờ hay hỵ vọng việc gọi vốn từ người thân quen hoặc bạn bè. Nếu công ty không có kế hoạch hoặc đường hướng phát triển rõ ràng thì không một ai muốn góp vốn vào cả. Và nguồn vốn từ người thân cũng rất dễ cạn kiệt nếu doanh nghiệp liên tục gặp khó khăn trong thời gian đầu thành lập, mà điều này rất thường xảy ra. Do đó, nếu vốn không đủ mạnh thì doanh nghiệp có thể bị “chết yểu”.

 – Sự am hiểu về ngành nghề có sâu sắc?

 Chọn ngành mà xã hội đang ưa chuộng hoặc mọi người đang làm có vẻ đơn giản hơn cho doanh nghiệp vì không mất quá nhiều thời gian để tiếp cận với khách hàng. Tuy nhiên, nếu không am hiểu hay không yêu thích thì việc chán nản rất dễ xảy ra. Chưa kể nếu thị trường thay đổi xu hướng thì doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng mất phương hướng, không xác định được tương lai phát triển cho công ty của mình. Do vậy, nên chọn ngành nghề kinh doanh mà chủ doanh nghiệp có kiến thức sâu rộng hoặc có sự đam về về lãnh vực ngành nghề liên quan. Bởi kinh nghiệm và sự đam mê sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững hoặc biến hóa uyển chuyển theo sự thay đổi của thương trường.

 – Có năng lực điều hành?

 Rất nhiều doanh nghiệp mơ ước công ty có thể phát triển lớn mạnh với đội ngũ nhân viên hùng hậu, văn phòng quy mô, phúc lợi đầy đủ và bản thân người chủ sẽ có phòng riêng, ngày ngày đến văn phòng trên xe hơi và công việc chủ yếu là ký giấy tờ hoặc đi gặp đối tác. Nhưng thực tế ban đầu thì doanh nghiệp chỉ có vài người đảm nhận hầu hết các công việc. Và chủ doanh nghiệp thường sẽ là người cáng đáng nhiều vai trò nhất từ việc lập kế hoạch kinh doanh, lên chiến lược marketing, có khi phải làm nhiều việc như bán hàng, giao hàng để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất.

 – Sở hữu các kỹ năng mềm thiết yếu của một nhà quản lý?

 Thời gian đầu, doanh nghiệp cần rất nhiều chi phí mà lại chưa sinh lời, chủ doanh nghiệp dễ bị áp lực về kinh tế khi chưa kịp làm gì thì hàng đống hóa đơn cần thanh toán đã xuất hiện. Khó khăn thường làm tâm lý trở nên không thoải mái; chủ doanh nghiệp thường nổi giận khi thấy nhân viên vi phạm nội quy hoặc lãng phí tài nguyên của công ty như điện, nước, giấy..

 Đây là một vấn đề khá nan giải bởi thực tế là “Kinh tế quyết định tất cả”; nếu chủ doanh nghiệp bị chi phối vì áp lực tài chính thì việc mệt mỏi và nổi cáu là điều không tránh khỏi. Nhưng không nên trút giận lên các nhân viên dù không có lý do gì; hoặc nếu cần phê bình thì hãy nghiêm khắc nhưng không được xúc phạm hay thóa mạ nhân viên bởi điều đó chỉ làm tình hình càng xấu đi.

 Sau khi có đủ các kinh nghiệm cần thiết thì bạn hoàn toàn có thể tự mình trả lời câu hỏi có nên thành lập công ty riêng

 3. Các câu hỏi khác

 – Đảng viên có được mở công ty riêng

 Đảng viên có quyền thành lập doanh nghiệp, tham gia trực tiếp điều hành sản suất kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm. Trừ trừ trường hợp đảng viên này có thỏa thuận không thành lập công ty riêng

 – Công chức nhà nước có được mở công ty riêng không

 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2019) quy định, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác

 Đồng thời, điểm b khoản 2 Điều 18 của Luật Doanh nghiệp mới nhất cũng nhấn mạnh: Cán bộ, công chức, viên chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

 – Vì sao cấm công chức thành lập doanh nghiệp?

 Công chức là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước. Trong nhiều trường hợp, công chức giữ vai trò quản lý Nhà nước trong ngành, nghề, lĩnh vực nhất định. Với vị trí đó, việc không cho phép công chức thành lập doanh nghiệp được cho là biện pháp ngăn chặn tình trạng tham nhũng có thể xảy ra.

 Công chức vừa đồng thời là người quản lý, vừa đồng thời là người kinh doanh sẽ dễ dẫn đến tiêu cực, dễ biến doanh nghiệp trở thành “sân sau” của mình để thu lợi bất chính.

 Cũng vì lý do đó, Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định công chức là người đứng đầu, cấp phó trong cơ quan Nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp quản lý hoặc để vợ/chồng; bố/mẹ; con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề đó.

 – Công ty riêng của chồng có phải là tài sản chung

 Thứ nhất, về tài sản của công ty TNHH:

 Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014, công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn vào doanh nghiệp.

 Thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp

 Thứ hai, về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn:

 Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.

 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình quy định, khi ly hôn về nguyên tắc, tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có tính tới công sức của mỗi bên trong quá trình tạo lập và phát triển khối tài sản chung.

 Trường hợp vợ chồng người bạn có thỏa thuận đưa tài sản chung vào hoạt động kinh doanh, thì khi ly hôn sẽ xác định phần giá trị của mỗi bên đối với tài sản góp vốn đó để giải quyết theo thỏa thuận nếu thỏa thuận đó hợp pháp. Tuy nhiên thỏa thuận này phải được lập thành văn bản, trường hợp vợ chồng bạn đưa tài sản chung vào kinh doanh nhưng không có thỏa thuận bằng văn bản thì phải có căn cứ chứng minh được tài sản góp vốn đưa vào kinh doanh là tài sản chung của vợ chồng.

 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 tại Điều 64. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh:

 Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

 Về việc chia tài sản chung của vợ chồng Tòa sẽ ưu tiên cho các bên thỏa thuận với nhau. Nếu không thỏa thuận được Tòa sẽ tiến hành chia theo quy định của Pháp luật. Trường hợp phần góp vốn có liên quan đến tài sản chung thì khi ly hôn bên vợ chồng có quyền được nhận 1 phần tài sản đó và bạn bạn phải thanh toán cho bên kia giá trị tài sản mà họ được hưởng. Nếu phần góp là tài sản riêng thì bạn bạn được toàn quyền quyết định.

  

  

  

 Tag: vương tuấn khải sơn tùng tfboys sầu dona sư beast cây tnhh du lịch á châu su phu đông dương tuyển lái hải khoán lẻ khẩu mua sấy an phú lê email thủ riềng mtv rieng cộng kiện cá thế