Tìm Hiểu Về Bức Tranh Doanh Nghiệp FDI Tại Việt Nam

 I. Các công ty fdi là gì

 FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment, dịch ra nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng nguồn vốn này là chủ yếu trong các hoạt động kinh doanh của mình.

 Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:

 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

 Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.

 II. Một số hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI

 Các hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI thường gặp có thể kể đến là:

 Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

 Thành lập công ty Việt Nam có các đối tác là nhà đầu tư nước ngoài

 Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam…

 III. Đặc điểm của doanh nghiệp FDI

 Một số đặc điểm của doanh nghiệp FDI có thể kể đến như sau.

 1. Thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư

 2. Thiết lập quyền sở hữu với quyền quản lý đối các nguồn vốn đã được đầu tư

 3. FDI cũng có thể xem là sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia

 4. Thể hiện quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà đầu tư với nước bản địa

 5. Luôn luôn có sự gắn liền của nhiều thị trường tài chính và thương mại quốc tế

 IV. Vai trò của các doanh nghiệp FDI

 Như chúng tôi đã đề cập, ngoài việc góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của khu vực, quốc gia thì các doanh nghiệp FDI còn đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc hình thành và vận hành những mô hình, đường lối kinh tế mới.

 Một số tác động tích cực của doanh nghiệp FDI:

 Do nguồn đầu tư là người nước ngoài điều hành và quản lí vốn của doanh nghiệp nên họ có trách nhiệm cao, mô hình quản lý chuyên nghiệp.
Đảm bảo được hiệu quả của nguồn vốn FDI

 Với mô hình hoạt động của FDI, họ có thể khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân công dồi dào cùng với lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn nên có –> mở rộng quy mô sản xuất, khai thác được lợi thế kinh tế của quy mô

 Nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm được giảm xuống phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng

 Tránh được hàng rào bảo hộ mâu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư

 Thông qua FDI, chủ đầu tư hay doanh nghiệp nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mình nằm trong lòng nước thì hành chính sách bảo hộ.

 Tạo điều kiện để khai thác được nguồn vốn từ ngoài nước, lưu thông tiền tệ

 Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp FDI có thể tiếp thu được kỹ thuật công nghệ hiện đại hay tiếp thu được kính nghiệm quản lí kinh doanh của họ.

 Tạo nhiều cơ hội việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống nhân dân.

 Khuyến khích doanh nghiêp trong nước tăng năng lực kinh doanh, cải tiến công nghệ mới nâng cao năng suất chất lượng giảm giá thành sản phẩm do phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

 V. Các hình thức chuyển giá của công ty fdi

 Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI: Những thủ đoạn chuyển giá tinh vi nhằm trốn thuế

 Hành vi, thủ đoạn chuyển giá của các DN FDI đã được lực lượng thanh tra thuế làm rõ. Cụ thể, quá trình thu thập các thông tin, dữ liệu, thanh tra phát hiện các nhà đầu tư nước ngoài thường góp vốn vào DN trong nước bằng máy móc, thiết bị công nghệ lạc hậu hoặc đã khấu hao hết nhưng được đẩy giá lên rất cao so với giá trị thực. Bằng cách này đã giúp nâng khống giá trị vốn góp, gây thất thu cho ngân sách và bất lợi cho DN trong nước.

 Một hình thức chuyển giá khác được các DN FDI áp dụng là bán hàng hóa, nguyên vật liệu cho các bên có quan hệ liên kết với giá thấp hơn nhiều so với giá bán cho các bên không có quan hệ liên kết. Đây là hành vi phổ biến nhất. Bởi với lợi thế nắm giữ phần vốn lớn tại các DN Việt Nam, bên liên kết nước ngoài có quyền định đoạt giá chuyển giao hàng hóa, nguyên liệu để chuyển được nhiều lợi nhuận trước thuế ra nước ngoài.

 Các tập đoàn, công ty mẹ tại nước ngoài ký hợp đồng sản xuất kinh doanh và dịch vụ với các công ty của các nước với đơn giá gia công sản xuất dịch vụ rất cao. Sau đó, các tập đoàn này giao lại cho các công ty con lập tại Việt Nam thực hiện sản xuất gia công dịch vụ và xuất thẳng cho các đơn vị mà công ty mẹ đã ký hợp đồng. Tuy nhiên, tiền không thu được trực tiếp từ các công ty đã xuất hàng mà chỉ thu được theo đơn giá gia công, sản xuất dịch vụ do công ty mẹ quy định, đơn giá này rất thấp.

 Bên cạnh đó, một hình thức chuyển giá khác thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh cũng được các nhà “ảo thuật” FDI vận dụng. Hành vi này thông qua giá bán hàng hóa dịch vụ xuất khẩu cho nước ngoài, chủ yếu bao tiêu sản phẩm qua công ty mẹ với giá bán hoặc giá gia công thấp hơn giá vốn dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của DN FDI liên tục lỗ nhiều năm. Để tiếp tục hoạt động và mở rộng kinh doanh, công ty mẹ thực hiện hình thức hỗ trợ vốn hoặc cho vay không tính lãi.

 Ngoài ra, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, tiêu dùng có các nhãn hàng nổi tiếng ở nước ngoài thường xuyên có hành vi chuyển giá thông qua định giá tiền bản quyền thương hiệu rất cao so với giá trị thực. Thủ đoạn này giúp nhà đầu tư nước ngoài thu được lợi nhuận từ nâng khống giá trị thương hiệu trong khi bên phía Việt Nam vẫn phải chịu chi phí quảng cáo cho thương hiệu đó.

 Điều đáng nói, quảng cáo tại thị trường trong nước với chi phí cao làm cho thương hiệu này nổi tiếng hơn và bên nước ngoài có lý do yêu cầu bên Việt Nam phải trả thêm tiền bản quyền thương hiệu, mặc dù thực chất các khoản chi phí này phải do công ty mẹ tại nước ngoài trang trải.

 VI. Thực trạng chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp fdi tại việt nam

 Trong những năm qua, việc giảm gánh nặng thuế và đa dạng hóa các hình thức ưu đãi thuế đã góp phần tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn FDI. Nhờ đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam liên tục tăng qua các năm. Đến hết năm 2018, Việt Nam đã thu hút được 29792 dự án với tổng số vốn đăng ký lũy kế khoảng 400 tỷ USD. Riêng năm 2018, vốn FDI ước thực hiện đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2017.

 Trong ba thập kỷ qua, khu vực FDI đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Năm 2018, khu vực FDI chiếm 23,4% tổng vốn đầu tư của cả nước. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2018 ước tính đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017, trong đó, khu vực FDI (kể cả dầu thô) đạt 175,5 tỷ USD, tăng 12,9% so với 2017.

 Độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn, năm 2018, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP đạt 208,6%, điều này chứng tỏ Việt Nam khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước; đồng thời, tranh thủ được thị trường thế giới. Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP tăng lên đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Giai đoạn 2010 – 2018, lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đã tăng bình quân 6,9% và 6,3%. Tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp giảm từ 21,6% năm 2005 xuống 16,7% (năm 2017); tỷ trọng dịch vụ trong GDP tăng từ 40,3% (năm 2005) lên 43,8% (năm 2017) và tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 38% (năm 2005) lên 39,5% (năm 2017).

 Khu vực FDI không chỉ tạo động lực tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần tạo việc làm cho người lao động. Số lượng lao động làm việc trong khu vực FDI đã tăng từ 358.500 người năm 2000 lên 4.207.400 người vào năm 2017. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực FDI so với tổng số lao động của toàn bộ nền kinh tế đã tăng từ 1% (năm 2000) lên 7,8% (năm 2017).

 Một số hạn chế trong thu hút FDI

 Việt Nam hiện đang áp dụng các chính sách ưu đãi cao, thu hút các dự án đầu tư vào một số lĩnh vực như: Nông nghiệp, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất phần mềm và năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, đến nay, tỷ trọng thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp còn khá thấp. Nông nghiệp chiếm khoảng 15,34% GDP cả nước (năm 2017), nhưng tỷ trọng đầu tư vào ngành Nông nghiệp chỉ chiếm gần 6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Tổng cục Thống kê, 2019). Tỷ trọng vốn FDI đầu tư trong ngành Nông nghiệp còn hạn chế, chỉ chiếm gần 1,1% tổng số vốn FDI đăng ký năm 2017. Hầu hết vốn FDI tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản. Năm 2017, hai lĩnh vực này thu hút được 75% vốn FDI đăng ký.

  

  

 Tag: đà nẵng tuyển logistics hải phòng vietnam consulting dvn hà nội tnhh agrilife danh dương hồ chí minh tphcm nào flowserve (fdi) cỏ pvd offshore tm & dv vấn cong tuyen dung viet sach nộp bắc ninh nai hưng yên thái cần thơ vĩnh phúc top nhiêu vung tau hàn