Tìm Hiểu Về Các Hoạt Động Chuyển Nhường Trong Công Ty

 I. Chuyển nhượng công ty TNHH một thành viên cần thủ tục gì

 (Theo Nghị định số43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp)

 1- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (do chủ sở hữu hoặc đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký) (mẫu quy định).

 2- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu mới:

 2.1- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

 2.2- Chủ sở hữu là tổ chức:

 – Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế).

 – Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo khoản 2.1 nêu trên của người đại diện theo ủy quyền.

 3- Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty (mẫu tham khảo);

 4- Hợp đồng chuyển nhượng vốn và các giấy tờ chứng minh hoàn tất chuyển nhượng vốn;

 5- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;

 6- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);

 7- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

 Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ

 – Thời hạn trả kết quả: 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ (kết quả giải quyết có hai loại: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với hồ sơ hợp lệ và được chấp thuận hoặc Thông báo bổ sung đối với hồ sơ chưa hợp lệ cần sửa đổi bổ sung).

 LƯU Ý:

 – Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ.

 – Có thể đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư

 II. Công ty có được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp

 Trường hợp 01: Đất nông nghiệp mà bạn nhận chuyển nhượng không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng thì bạn được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

 Trường hợp 02: Đất nông nghiệp mà bạn nhận chuyển nhượng là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng thì công ty bạn sẽ không được phép nhận chuyển nhượng trừ trường hợp đất đã được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

 III. Quy định của pháp luật về chuyển nhượng cổ phần

 Khoản 1 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng”.

 Mặt khác, Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập đối với những công ty mới hoạt động như sau: “Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó”.

 Tổng hợp lại quy định của Luật Doanh nghiệp, ta có thể thấy:

 – Thứ nhất, trong 03 năm đầu tiên hoạt động (kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), các cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần cho nhau; và nếu có nhu cầu chuyển nhượng cho một người khác không phải là cổ đông sáng lập nếu được Đại Hội đồng cổ đông đồng ý.

 – Thứ hai, sau thời hạn 3 năm đầu (như đã nêu trên), các cổ đông sáng lập của công ty được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cả người không phải là cổ đông công ty.

 Căn cứ theo quy định tại nghị định 108/2018/NĐ-CP điều chỉnh thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp đã quy định việc thay đổi cổ đông do chuyển nhượng cổ phần chỉ phải thông báo đến phòng ĐKKD (Tức là phải thay đổi GCN đăng ký doanh nghiệp) khi thuộc 2 trường hợp: Một là chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài; Hai là thay đổi cổ đông sáng lập do không góp đủ vốn.

 IV. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

 Theo quy định tại nghị định 108/2018/NĐ-CP thì “Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua” do đó không cần đăng ký thay đổi thông tin cổ đông sáng lập trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần.

 Do đó, theo quy định tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP, các cổ đông chỉ cần thực hiện các thủ tục chuyển nhượng nội bộ công ty, không cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư.

 Việc thực hiện chuyển nhượng cổ phần cần các thủ tục sau:

 Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;

 Quyết định Đại hội đồng cổ đông;

 Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

 Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;

 Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhan và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp (chi Cục thuế hoặc Cục thuế).

 Thuế chuyển nhượng cổ phần:

 Đối với việc chuyển nhượng cổ phần, người chuyển nhượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%

 Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

 Trường hợp cá nhân chuyển nhượng tự nộp hồ sơ: trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hơp đồng chuyển nhượng

 Trường hợp kê khai thông qua doanh nghiệp: thực hiện trước khi có GCN ĐKDN mới.

 V. Chuyển nhượng đất từ công ty sang cá nhân

 Hồ sơ sang tên sổ đỏ từ công ty sang cá nhân

 Bộ hồ sơ đầy đủ thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ từ công ty sang cá nhân gồm có:

 – Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

 – Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ công ty sang cá nhân (2 bản gốc hợp đồng);

 – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (2 bản sao công chứng);

 – Giấy tờ chứng minh nhân thân của cá nhân: CMND, Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận kết hôn; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân,… (2 bản sao công chứng);

 – Tờ khai lệ phí trước bạ, Thuế TNDN, đơn đăng ký biến động.

 Thủ tục sang tên sổ đỏ từ công ty sang cá nhân

 Bước 1: Công chứng hợp đồng mua bán

 Luật Đất đai 2013 quy định để thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ, bất kỳ giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn, thế chấp,… liên quan đến quyền sử dụng đất đều phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

 Do đó, các bên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ công ty sang cá nhân phải thực hiện việc ký kết hợp đồng, có xác nhận và làm chứng của Công chứng viên. Đối với bên bán – công ty có quyền sử dụng đất thì người ký hợp đồng là người đại diện theo pháp luật, hoặc người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật.

 Bước 2: Nộp hồ sơ

 Một trong các bên chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn trên, nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai.

 Trong thời gian 15 – 20 ngày làm việc, cán bộ được phân công sẽ xem xét, đánh giá hồ sơ, nếu còn thiếu thì yêu cầu người nộp bổ sung tài liệu, nếu đã đầy đủ thì chấp thuận hồ sơ, trả kết quả cho người nộp theo thời gian hẹn.

 Bước 3: Nộp thuế và nhận kết quả

 Đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ công ty sang cá nhân thì các khoản thuế, phí cần đóng bao gồm:

 – Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN);

 – Lệ phí trước bạ;

 – Phí thẩm định;

 – Phí đăng ký biến động, cấp sổ đỏ.

 Để hiểu rõ hơn về cách tính các khoản thuế, phí khi sang tên sổ đỏ từ công ty sang cá nhân, bạn đọc có thể tham khảo bài viết:

 – Thuế, phí khi sang tên sổ đỏ từ công ty cho cá nhân;

 – Thuế TNDN khi chuyển nhượng bất động sản.

 Khi đã nộp xong các khoản thuế, có giấy tờ nộp tiền thì người nộp nhận kết quả là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên cá nhân.

 VI. HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG PHẦN VỐN GÓP

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập  – Tự do – Hạnh phúc

 ——***——

 

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG PHẦN VỐN GÓP

 

 –              Căn cứ Bộ Luật Dân sự 2005,

 –              Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2005;

 –              Căn cứ Điều lệ của Công ty ……………..;

 –              Quyết định của Hội đồng thành viên Công ty TNHH …… số……/QĐ-HĐTV ngày…..tháng…..năm 20….;

 –              Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0102037325 của Công ty …….. do Phòng Đăng ký kinh doanh số ….- Sở KH và ĐT thành phố ….. cấp đăng ký lại lần … ngày 22/01/20…;

 –              Căn cứ nhu cầu của các bên.

  

 Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm 2010 tại Hà Nội, chúng tôi gồm có:

  

 BÊN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN A): 

 Ông :

 Sinh ngày:

 Địa chỉ thường trú:

  

 BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN B):         

 Công ty cổ phần Đầu tư……

 Địa chỉ: số ……………………………………………………………………

 Điện thoại: 043 ………………….                   Fax: 043…………………..…

 Đăng ký kinh doanh: …………………………………………………………

 Tài khoản ngân hàng: …………………………………………………………

 Đại diện: ……………………………………………………………………

 Điều 1: Đối tượng chuyển nhượng của hợp đồng

 – Bên A đồng ý Chuyển nhượng cho Bên B phần vốn góp ……000.000 đ (……..) tương đương …% tổng vốn góp (vốn điều lệ) của Công ty ………,

 – Phần vốn góp mà Bên A Chuyển nhượng không thuộc Khoản 6 Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2005. Phần Vốn góp Chuyển nhượng không bị bất kỳ một ràng buộc nào từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không bị cầm cố, thế chấp, hoặc không bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định trong Điều lệ của Công ty …………

 Điều 2:  Giá chuyển nhượng:

 – Giá của việc chuyển nhượng phần Vốn góp được ấn định là ……….000.000 đ (……..).

 – Mức giá này chưa bao gồm các loại thuế phí phải nộp theo quy định của pháp luật.

 Điều 3: Phương thức và thời hạn thanh toán:

 – Tổng số tiền chuyển nhượng được nêu tại Điều 2.1 sẽ được Bên nhận Chuyển nhượng thanh toán cho Bên Chuyển nhượng bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy thuộc vào điều kiện của các bên.

 – Việc thanh toán được tiến hành ngay sau khi các Bên ký kết hợp ��ồng này. Sau khi nhận được đầy đủ số tiền chuyển nhượng Bên A sẽ ký giấy xác nhận đã thanh toán cho Bên B.

 Điều 4:  Tuyên bố và đảm bảo của Bên Chuyển nhượng:

 Bên chuyển nhượng tuyên bố và bảo đảm vào ngày ký Hợp đồng rằng:

 – Bên chuyển nhượng hiện là thành viên của Công ty………..được tổ chức và tồn tại hợp thức và đang hoạt động tốt theo pháp luật Việt Nam và Bên Chuyển nhượng đã hoàn thành mọi thủ tục pháp lý cần thiết để Chuyển nhượng phần Vốn góp;

 – Phần Vốn góp đã được đăng ký hợp thức và đã thanh toán đầy đủ cho Công ty ………..;

 – Bên chuyển nhượng cam kết dùng mọi tài sản của cá nhân mình để thanh toán mọi nghĩa vụ, khoản nợ của Công ty ………. phát sinh trước ngày Bên nhận chuyển nhượng trở thành thành viên của Công ty…….;

 – Bên chuyển nhượng cam kết bàn giao quyền quản lý phần Vốn góp Công ty ………. và cùng Bên nhận chuyển nhượng thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết để bên nhận chuyển nhượng có tên trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

 – Việc Bên Chuyển nhượng ký kết Hợp đồng và hoàn thành giao dịch này là hợp thức và đã có sự chấp thuận của Hội đồng thành viên;

 – Bên chuyển nhượng có trách nhiệm nộp mọi loại thuế, phí liên quan đến việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình theo quy định của pháp luật.
 Điều 5: Tuyên bố và bảo đảm của Bên nhận Chuyển nhượng:

 Bên nhận Chuyển nhượng tuyên bố và bảo đảm rằng:

 – Thanh toán đầy đủ và đúng hạn định theo các cam kết tại hợp đồng này;

 – Bên nhận Chuyển nhượng sẽ thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ với tư cách là thành viên Công ty ……….. sau khi hoàn thành các cam kết theo Hợp đồng này.

 – Bên nhận Chuyển nhượng không chịu trách nhiệm gì đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của Công ty ………. phát sinh trước ngày Bên nhận chuyển nhượng có tên trong đăng ký kinh doanh.

 – Bên nhận Chuyển nhượng tuyên bố và đảm bảo rằng: Việc Bên nhận Chuyển nhượng ký kết Hợp đồng và hoàn thành các nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này là hợp thức mà không cần có thêm sự cho phép nào của cơ quan có thẩm quyền có liên quan.

 Điều 6: Thay đổi và bổ sung các điều khoản của Hợp đồng :

 – Mọi sửa đổi, bổ sung  của Hợp đồng này chỉ có giá trị khi được lập bằng văn bản và có đầy đủ chữ ký của Các Bên.

 – Nếu một quy định bất kỳ của Hợp đồng bị Toà án tuyên bố vô hiệu hoặc không thực thi được, các Bên sẽ xem như tất cả các quy định còn lại của Hợp đồng vẫn  có giá trị và các Bên có nghĩa vụ phải tuân thủ.

 Điều 7: Kế thừa 

 – Các Bên cam kết bản thân mình và các cá nhân, tổ chức kế thừa quyền lợi và nghĩa vụ của các Bên sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định trong Hợp đồng này mà không có bất kỳ khiếu nại nào.

 – Hợp đồng này có giá trị bắt buộc và có hiệu lực đối với Các Bên, không có bất kỳ sự đơn phương chấm dứt Hợp đồng nào mà không có sự thoả thuận giữa các Bên liên quan.
Điều 8: Thông báo  

 Mọi thông báo, yêu cầu và liên lạc khác theo Hợp đồng này phải được lập thành văn bản và phải được gửi đến địa chỉ tương ứng nêu trên.

 Điều 9: Điều khoản cuối cùng 

 – Các Bên đã đọc kỹ, đồng ý và tự nguyện ký vào Hợp đồng này mà không chịu bất ký một sự đe dọa, ép buộc nào;

 – Hợp đồng có giá trị kể từ ngày ký;

 – Hợp đồng này được lập thành 06 (sáu) bản có giá trị như nhau do mỗi bên giữ 03 bản.

 BÊN NHẬN CHUYÊN NHƯỢNG                                               BÊN CHUYỂN NHƯỢNG

  

  

  

  

  

 XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY TNHH ……………

  

  

  

  

 XAC NHẬN CỦA CÁC THÀNH VIÊN CÒN LẠI

  

  

  

  

 Tag: xuất mtv du lịch bảo vệ con dược phẩm án xây dựng thầu ngoài rủi ro tncn hạch kiện tiểu luận mẹ cty