Tìm Hiểu Về Công Ty Holding

 1. Công ty holding là gì

 Công ty Holding (Holding Company) dịch sát nghĩa tiếng anh có nghĩa là “công ty nắm giữ”. Trong luật doanh nghiệp của Việt Nam kể cả luật DN 2005 và luật doanh nghiệp 2015 đều không đề cập gì về loại hình công ty này vì bản chất đây không phải là một loại hình công ty mà là một cách thức quản lý vốn của các nhà đầu tư trong công ty.

 Cụ thể CÔNG TY HOLDING là một công ty làm chủ cổ phần hoặc phần vốn góp tại các công ty khác, bản chất công ty này không sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà chỉ có chức năng giữ cổ phần hoặc phần vốn góp để chi phối các công ty mà công ty holding làm chủ, giảm rủi ro cho người nắm giữ cổ phần và đôi khi che dấu thông tin cá nhân làm chủ của công ty đó. Ví dụ: trong trường hợp chủ sở hữu đầu tư và hoạt động trên nhiều lĩnh vực, việc thành lập công ty holding để quản lý sẽ thuận tiện hơn rất nhiều, các công ty holding này đóng vai trò chủ sở hữu cổ phần hoặc phần vốn không làm lộ danh tính của nhà đầu tư và dư luận ít chú ý.

 2. Ba hình thức Holdings Company phổ biến:

 Hình thức 1: Holdings Company đóng vai trò là Công ty mẹ trong Nhóm Công ty/Tập đoàn. Ở loại hình này, Holdings company chia ra làm 2 loại:

 a) Loại Holdings Company nắm/sở hữu vốn thuần túy tại các Công ty con, Công ty liên kết, không tham gia kinh doanh. Công ty Holdings ko kinh doanh trực tiếp, chỉ thực hiện hoạt động đầu tư/thanh hoán vốn. Kết quả, hoạt động kinh doanh của Công ty con, Công ty liên kết là kết quả hoạt động chung của Nhóm Công ty/Tập đoàn và của chính Công ty Holdings. Mô hình tổ chức ở Holdings khá gọn nhẹ, chỉ làm 3 việc chính cho cả Nhóm/Tập đoàn (chiến lược, tổ chức (gồm nhân sự cao cấp), vốn).

 b) Loại Holdings Company vừa nắm/sở hữu vốn tại Công ty con, Công ty liên kết vừa trực tiếp kinh doanh. Loại Holdings Company này có quy mô lớn về bộ máy, có thể đồng thời đầu tư tài chính (kinh doanh vốn) và nắm giữ hoạt động kinh doanh chính, chủ lực, điều tiết kinh doanh cho các Công ty con, Công ty liên kết trong Nhóm/Tập đoàn. Mô hình này thì các Khối, Ban chức năng của Holdings sẽ chi phối, điều tiết tất cả các hoạt động kể cả kinh doanh, kiểm soát, bổ nhiệm, miễn nhiệm người quản trị, điều hành, đại diện vốn…tại công ty con, phần vốn đầu tư vào công ty liên kết.

 Hình thức 2: Holdings Company đóng vai trò là Công ty phụ trách việc huy động vốn, điều phối vốn cho Nhóm Công ty/Tập đoàn. Trong các nhóm/Tập đoàn đã có Công ty làm nhiệm vụ Công ty mẹ, một trong các Công ty con được hình thành dưới dạng holdings (có thể có nhóm các công ty con/công ty liên kết trong holdings), không tham gia kinh doanh trực tiếp các ngành nghề của Nhóm/Tập đoàn mà thoát ly chỉ để làm nhiệm vụ chính là vốn như huy động vốn/điều phối vốn cho các công ty thành viên khác trong Nhóm/Tập đoàn dưới dạng phát hành vốn/đầu tư vốn/nhận chuyện nhượng vốn/phát hành trái phiếu/đi vay/cho vay lại…

 Hình thức 3: Holdings Companylà Công ty đầu tư thuần túy. Công ty này được Cổ đông là tổ chức/cá nhân thành lập ra để làm nhiệm vụ đầu tư chứng khoán/tài sản hữu hình/vô hình cụ thể. Luật chứng khoán các nước cũng đã quy định (kể cả VN) về loại hình công ty đầu tư này. Do chỉ làm về đầu tư nên cơ cấu, tổ chức bộ máy và quy trình cũng thiên hướng đến hoạt động đầu tư nên khá gọn nhẹ, tinh nhuệ và tiết kiệm.

 3. Ưu điểm của mô hình công ty holding

 a) Việc tách và phân rõ chức năng của từng công ty con sẽ dễ huy động vốn từ nhà đầu tư vào từng công ty con. Vì NĐT họ chủ yếu đầu tư vào một vài mảng chuyên ngành.

 Việc tách công ty sẽ rút ngắn thời gian thẩm định cho NĐT và phù hợp với sở thích của từng nhà đầu tư (không phải đầu tư cho cả tập đoàn và không biết nguồn vốn mình sẽ chảy vào đâu). Bên cạnh đó, công ty mẹ có thể dùng công ty con B làm tài sản thế chấp để vay nợ cho công ty con C sử dụng. Nhờ đó, các công ty con có nhiều tiềm năng phát triển có nguồn vốn mạnh để hiện thức hóa cơ hội. (Masan Group)

 b) Khi doanh nghiệp trả cố tức, holdings sẽ dùng số tiền này cho cơ hội đầu tư khác. Điều này nghĩa là ta có thể lấy tiền từ một công ty đã bão hòa hoặc tăng trưởng chậm sang đầu tư cho một công ty có nhiều viễn cảnh hứa hẹn hơn.

 c) Tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp bằng cách thực hiện các giao dịch cho vay giữa các công ty trong nội bộ, chuyển lợi nhuận và kết hợp với công ty được lập ở thiên đường thuế. (An Phát, CII cũng như hầu hết các tập đoàn đa quốc gia)

 d) Tránh được sự đổ vỡ dây chuyền. Đây là cách mà không ít công ty lớn, đặc biệt là những công ty chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) sử dụng để tự vệ. Theo đó, họ sẽ sở hữu nhiều công ty con cho các mục đích khác nhau: một số công ty sẽ sở hữu thương hiệu sản phẩm, một số sở hữu nhà máy sản xuất, một số sở hữu bản quyền.Trong trường hợp công ty gặp trục trặc, nhà máy có vấn đề thì thương hiệu sản phẩm cũng không bị mất đi (P&G là một ví dụ điển hình)

 e) Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, Việc thành lập các công ty riêng như Holding mang lại nhiều lợi ích cho họ:

 Các công ty holding này đứng ra làm đại diện cho các quyền sở hữu => danh tính của các ông chủ đứng đằng sau đó ít được dư luận chú ý hơn (An Phát Holding)

 Giảm khoản thuế phải nộp: Nếu cổ đông của công ty là cá nhân thì khi nhận được cổ tức, cá nhân đó sẽ bị tính thuế 5%, nhưng nếu cổ đông đó là pháp nhân thì theo luật pháp Việt Nam hiện hành, sẽ khỏi phải bị khấu trừ thuế (Thế Giới Di Động)

 Cho phép các chủ nhân có thể chuyển nhượng tài sản của mình cho bạn bè cũng như cho các thành viên kế thừa trong gia đình. Đặc biệt đây là công cụ đơn giản khi bạn nắm giữ nhiều tài sản lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi đó, thay vì phải chuyển nhượng từng tài sản một, giờ đây chỉ cần cổ phần hóa công ty holding này và chuyển nhượng cổ phần đó sang cho người khác, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều. (Tata group của Ấn Độ là ví dụ điển hình)

 4. Khuyết điểm của mô hình công ty holding

 Xung đột lợi ích giữa holding và cổ đông tại các doanh nghiệp con: các doanh nghiệp con luôn phải đối mặt, trung hòa 2 mục đích trái ngược nhau: phục vụ lợi ích chung của và phục vụ lợi ích cho các cổ đông còn lại. Thông thường, Holdings sẽ là người chiếm ưu thế trong cuộc chiến này vì nắm giữ quyền kiểm soát tại doanh nghiệp (chiếm trên 51% tỷ lệ cổ phiếu)

  

  

 Tag: serenity vietnam smd sovico seaholding sunshine sol vn tng ttg tna tlk time tnhh hồng kông tns tk united uil vivian viet viettime vk wcg vũ sapa thale acorneri av asia acm aria ami bkg byron tuyển cp bđs tnr bách tường masan consumer mie corporate capella copper sino clean energy investment saiko mtv drh dgroup dat mạng lưới dou pgt 5 elements ids equity era ivy education esa sd mareven food fabs huge gain vmc golden y&h global datviet vac hg- hg cpxd hưng hiteco hacom heritage – hà iq samaser khôi cj gemadept logistics q-mama u&m mavin tổng mbland (mbland unimart châu huỳnh mai networks ohh v-probes an pg pacific rynan richard sinenergy skyline pure world đà nẵng janus hệ thống trà sữa toocha kd (kdi holdings apax cong anpha asian bin bk empire & management shipping xd cn miền happy merry inc phạm phúc gia- ppg tp abeys l&a ae lượng h&a phú bình capital healthcare leadvisorsanei hospitality (vhh) trí sco sun tnc thg vgm vimag vnt vvg seaholdings (sovico mại tm dv quận 9 temasek (capella (hose) nhánh (trường investment) thâm quyến landmark eurowindow diligo kotobuki ltd nhật kdi sc lavi gm aps apt adg auxesia corvet ag alpha real arabia bds btp beerplaza bluetech bangshi (việt nam) paramount bright limited constrexim ctx cityneon xuân cầu cnc cdc kv dna dintsun dragon dkhg diamond invest ezpos flamingo (fusion) y h f gpm gid vina gs star glory green life hiteko hùng hậu huade htc ifb interweave inseco js juno khanh lcms luxury lcd milton malthop moritomo hd mon masanconsumerholdings ntr nice nahnoom newland ooh osb pvi vạn phoenix ptc