Tìm Hiểu Về Công Ty Khởi Nghiệp

 1. Công ty khởi nghiệp là gì

 Một công ty khởi nghiệp là một công ty được hoạch định để phát triển nhanh chóng. Không phải một công ty nào mới thành lập cũng được gọi là công ty khởi nghiệp.

 Một công ty khởi nghiệp không nhất thiết phải là công ty về lĩnh vực công nghệ, hoặc tham gia đầu tư mạo hiểm, hoặc tiếp tục kinh doanh. Yếu tố then chốt chính là sự tăng trưởng. Nó đóng vai trò quyết định các yếu tố khác của công ty.

 Một điều khác biệt giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các doanh nghiệp khác đó là mối quan hệ giữa sản phẩm và nhu cầu của họ. Các công ty khởi nghiệp có những sản phẩm hoặc dịch vụ nhắm đến một thị trường chưa được khai thác. Các doanh nhân khởi nghiệp chưa biết chiến lược hoàn hảo để tạo ra một sản phẩm mà thị trường muốn và cách tiếp cận tốt nhất để phục vụ. Điều này kích hoạt sự tăng trưởng nhanh.

 2. Phương pháp định giá công ty khởi nghiệp

 Định giá công ty thông qua các khoản chi phí. Là các chi phí mà công ty phải chịu để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển và mua tài sản hữu hình. Tuy nhiên, phương pháp định giá này không xem xét tài sản vô hình hoặc tiềm năng trong tương lai của công ty .

 Cách tiếp cận thị trường xem xét những gì các công ty tương tự gần đây đã được mua lại. Tuy nhiên, bản chất của một startup thường có nghĩa là không có công ty nào có thể so sánh được và ngay cả khi có doanh số của công ty tương đương, các điều khoản của họ có thể không được công khai.
Cách tiếp cận dòng tiền chiết khấu nhìn vào dòng tiền dự kiến trong tương lai của công ty. Cách tiếp cận này mang tính chủ quan cao.

 Cách định giá startup theo giai đoạn phát triển. Đây là phương pháp dễ nhất: Định giá một startup theo giai đoạn phát triển. Startup càng tiến triển được xa bao nhiêu, phát triển nhiều thế nào, thì rủi ro càng ít lại và họ được định giá càng cao.

 Cách định giá theo kiểu Berkus. Được tạo ra bởi Dave Berkus, phương pháp định giá này dùng để áp dụng cho doanh nghiệp chưa có doanh thu và định giá cơ bản dựa trên sự phát triển của startup. Giá trị cao nhất là 2 triệu USD (hoặc nhiều trường hợp lên tới 2,5 triệu USD). Bạn chỉ cần thêm 1/2 triệu USD cho mỗi giai đoạn phát triển thêm của startup.

 3. Tỷ lệ khởi nghiệp thành công

 Cứ 100 doanh nghiệp khởi nghiệp, thì 97 doanh nghiệp đóng cửa trong năm đầu tiên, chỉ có 3 doanh nghiệp thành công

 Trong giới khởi nghiệp rỉ tai nhau câu nói:

 – Chỉ có sống sót được năm đầu thì mới có thể đi tiếp…

 Bốn công thức giúp gia tăng tỷ lệ khởi nghiệp trụ vững được qua năm đầu tiên

 Thứ nhất, tiếp thị danh tiếng cho doanh nghiệp/startup của mình

 Thứ hai, lợi thế bán hàng độc nhất

 Thứ ba, thị trường có đủ sẵn sàng trả tiền

 Thứ tư, tạo ra được thị trường ngách

 4. Kinh nghiệm công ty khởi nghiệp

 – Xây dựng ý tưởng một cách chi tiết, khoa học

 Một kinh nghiệm khởi nghiệp thành công then chốt với phần ý tưởng chính là việc bạn phải chi tiết hóa ý tưởng của mình một cách khoa học. Để chi tiết ý tưởng ấy, bạn phải vạch ra được mục tiêu, sứ mệnh, định hướng, tiêu chí hoạt động,… trong doanh nghiệp tương của mình. Chắc chắn, nhiều start-up khi bắt tay vào việc này sẽ phần nào đánh giá được tính khả thi của dự án: nếu có thể triển khai được ý tưởng thành từng nhánh nhỏ để mường tượng rõ hơn về doanh nghiệp của bạn

 – Dám đối mặt với những thách thức, thất bại

 Từ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của nhiều ông chủ lớn, ai ai cũng biết rằng thất bại là điều không tránh khỏi. Thực tế, nhiều start-up phải chấp nhận đôi ba lần thất bại trước khi nhận được những quả ngọt đầu tiên. Bất kì người nào khi phải chấp nhận thất bại, lỗ vốn, công sức bỏ ra “công cốc” đều cảm thấy nản lòng, thậm chí suy sụp và yếu đuối.

 Chính vì thế, một trong những kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh thành công được nhiều người đúc rút chính là tinh thần dám đối mặt với những thất bại. Với sự mạnh mẽ, lạc quan, một cá nhân sau khi gục ngã với dự án tâm huyết của mình sẽ không bao giờ buông xuôi. Hoặc là họ tìm ra định hướng làm việc mới, hoặc họ phải “lột xác” để làm mới tư duy, cách quản lý, vận hành công việc của mình.Trong những thời điểm then chốt như vậy, nếu không có sự làm chủ bản thân, bạn sẽ không bao giờ vững lòng để bắt đầu lại tất cả được nữa.

 – Tiếp tục “nghĩ lớn”

 Cuộc khai hoang của một start-up không được phép dừng lại ở một thửa ruộng, một khu vườn. Chỉ có nghĩ lớn, có kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong tương lai, dự án khởi nghiệp của bạn mới có thể tồn tại bền vững. Từ kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của bản thân, các start-up nổi tiếng đều cho rằng nếu không mở ra tầm nhìn tương lai cho doanh nghiệp, nhiều khả năng công việc của bạn sẽ bị ngưng đọng, bế tắc vì đến một thời điểm nào đó, thị trường bão hòa đi.

 5. Các mô hình công ty khởi nghiệp thường gặp

 – Khởi nghiệp xuất phát từ sở thích, đam mê

 – Khởi nghiệp kinh doanh nhỏ, doanh nghiệp hộ gia đình

 – Khởi nghiệp hướng chuyển nhượng, doanh nghiệp “nuôi để bán”

 – Khởi nghiệp hướng xã hội, phi thương mại

 – Khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng, tham vọng lớn: ví dụ về công ty khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng dễ nhận thấy nhất hiện nay chính là facebook

 6. Sách quản trị công ty khởi nghiệp

 Ai cũng nghĩ khởi nghiệp thật dễ và một khi trở thành chủ công ty với mác doanh nhân có nghĩa là đã thành công. Tuy nhiên, tỷ lệ công ty khởi nghiệp thất bại trong thực tế tương đối cao. Không chỉ những người thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm vấp ngã, mà cả người có trình độ cao, người từng làm quản lý ở các công ty lớn cũng không tránh khỏi thất bại. Cũng có nhiều công ty khởi nghiệp làm ăn rất thành công trong những năm đầu, nhưng sau đó lại nhanh chóng lụi tàn, thậm chí phá sản. Đi sâu vào tìm hiểu thì có rất nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là vì họ chưa biết nhận diện cơ hội, thách thức và cách thích ứng với bối cảnh kinh doanh mới. Mặc khác, chính phủ có rất nhiều chính sách trợ giúp doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng khả năng tiếp cận được các chính sách đó của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

 Tất cả những vấn đề nêu trên sẽ được đề cập trong cuốn sách nhỏ mang tên Quản trị công ty khởi nghiệp này. Với những kiến thức và bài học được tác giả tổng hợp, rút ra từ chính kinh nghiệm thực tiễn của mình, hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về hoạt động khởi nghiệp để chuẩn bị kỹ càng cho cuộc hành trình sắp tới của bản thân.

 Bạn có thể đặt mua sách tại: https://saigonbooks.vn/shop/product/quan-tri-cong-ty-khoi-nghiep-kt0909-4672

  

 Tag: 360 sáng việt nam faa tuyển thái đà nẵng anh trẻ trí tuệ cafe trang tnhh bình minh cổ chăn nuôi nên quốc du lịch dược hỗ vingroup ảnh cp khái niệm web nhập khẩu thuật toán mtv sp vcoin thang máy truyền văn phòng tuổi quảng cáo bằng cũ con nước 2019 cong