Tìm Hiểu Về Định Giá Công Ty

1. Định giá công ty là gì

 Định giá là “xác định giá trị bằng tiền tệ cho các đối tượng hoặc sự kiện liên quan đến DN”. Định giá doanh nghiệp là quá trình xác định thước đo bằng tiền tệ của DN, thông qua định giá, giá trị của các đối tượng kế toán của DN được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, xác định được giá trị tài sản, nguồn vốn cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của DN.

 – Định giá công ty tiếng anh : business valuation (thẩm định giá doanh nghiệp)

2. Phương pháp định giá doanh nghiệp

 Việc định giá công ty mới thành lập hay đã hoạt động lâu đều dựa trên 3 phương pháp xác định sau:

 Phương pháp thứ 1: Phương pháp tài sản

 Theo tất cả các cách định giá, phương pháp tài sản đặt giá trị bằng tiền lên tất cả các tài sản trên bản cân đối kế toán của công ty và công chúng lại là phương pháp vững chắc, chính xác nhất.

 Bắt đầu với các tài sản hữu hình, bao gồm máy móc, nội thất văn phòng, máy tính, đồ đạc, mẫu vật (và chi phí để phát triển chúng). Những công ty mới thường sẽ có ít tài sản hữu hình.

 Sau đó đến với tài sản vô hình. Mục này bao gồm bằng sáng chế, thương hiệu và cả giấy tờ thành lập công ty (vì tên của công ty được bảo vệ). Cách này có vẻ tỉ mỉ, nhưng giá trị là thực.

 Tiếp theo là tất cả các nhân viên. Giá trị của hầu hết các công ty nằm ở con người. Vào cuối những năm 90, rất ít khi thấy giá trị định giá tăng 1triệu USD cho mỗi lập trình viên, kỹ sư, thiết kế viên toàn thời gian. Đừng quên bao gồm cả giá trị của vốn chủ sở hữu, theo như trong lý thuyết sẽ là lương phải trả cho các nhà sáng lập và quản trị.

 Cũng đừng quên mối quan hệ khách hàng. Mỗi hợp đồng với khách hàng đều đáng giá, cho dù nó vẫn đang trong giai đoạn đàm phán. Ước lượng giá trị cho các nỗ lực của khách hàng, giống như các nhà quản lý làm để định lượng dự báo về nhóm của họ.

 Phương pháp thứ 2: Phương pháp so sánh

 Một cách khác để định giá khả năng sinh lời tiềm năng của công ty là dựa theo cầu lý thuyết của nó trên thị trường.

 Bắt đầu bằng việc đánh giá khối lượng và tốc độ tăng trưởng của thị trường mục tiêu. Thị trường càng lớn và tốc độ tăng trưởng dự đoán càng cao thì giá trị ban đầu của công ty bạn càng lớn. Với một công ty trẻ, giá trị chưa cao đang tìm kiếm cơ hội lôi kéo các nhà đầu tư lớn, thị trường mục tiêu nên có khoảng ít nhất 500 triệu đô la doanh số tiềm năng; nếu doanh nghiệp của bạn cần rất nhiều tàn sản, nhà máy và thiết bị, thị trường mục tiêu nên lớn ít nhất 1 tỉ đô.

 Tiếp theo, đánh giá sự cạnh tranh và xác định rào cản gia nhập. Cạnh tranh càng gay gắt thì giá trị công ty bạn càng thấp. Mặt khác, bạn càng tạo rào cản giữa công ty bạn và các công ty đang thách thức cạnh tranh (dựa trên các yếu tố như vị trí, hợp đồng với khách hàng chủ chốt, lợi thế người đi trước…), giá trị của bạn càng lớn. Những giá trị vô hình này gọi là “goodwill” – Lượng phụ trội mà một người sẵn sàng bỏ ra cho công ty bạn ngoài giá trị các tài sản trên bảng cân đối. Goodwill có thể tăng giá trị định giá lên vài trăm tỉ đồng.

 Thứ ba, nhìn vào các công ty tương tự mà đã thành công trong việc thu hút đầu tư – một bài học khá giống như đánh giá giá trị của ngôi nhà của bạn bằng giá trị những căn nhà tương tự đã được bán gần đó. Việc tìm kiếm thông tin kỹ càng trên Google có thể cho bạn khá nhiều thông tin về các hợp đồng tương tự. Ngoài ra cũng có các nhà tư vấn thẩm định người có thể nhanh chóng đưa ra mức giá tương đối.

 Phương pháp thứ 3: Phương pháp thu nhập

 Cách này được sử dụng rộng rãi bởi các nhà phân tích tài chính, bằng việc dự đoán dòng tiền tương lai của công ty, chiết khấu tại một tỉ lệ nào đó, để đưa ra giá trị hiện tại bằng tiền. Tỉ lệ chiết khấu đặt ra cho các công ty mới thường từ 30% – 60%. Công ty càng trẻ, càng không chắc chắn về khả năng sinh lời trong tường lai, do đó tỉ lệ chiết khấu càng lớn. (Chú ý: Với những công ty còn quá trẻ, các công ty tiền doanh thu, phương pháp này sẽ không chính xác)

 Một tùy biến của phương pháp này là tính thu nhập trước thuế, lãi vay, khấu hao và giá trị hao mòn (EBITDA) và nhân với một hệ số nào đó. Tính bội số EBITDA điển hình cho các công ty giao dịch công khai trong cùng ngành khá dễ dàng: Chỉ cần lấy giá trị vốn hóa của công ty (có thể tìm trên mạng) và chia cho EBITDA.

3. Đối với dân kế toán thì định giá công ty dựa vào đâu

 Nguyên tắc định giá công ty:

 – Phương pháp định giá theo giá trị nội tại

 – Phương pháp định giá căn cứ vào hiệu suất và khả năng sinh lời của doanh nghiệp

 + Phương pháp lợi nhuận

 + Phương pháp hiện tại hóa dòng thu nhập của doanh nghiệp trong tương lai

 + Phương pháp hiện tại hóa lợi tức cổ phần

 – Phương pháp kết hợp

4. Bốn tiêu chí so sánh được các tỷ phú xem xét trước khi định giá công ty

 Bốn tiêu chí sau cần được xem xét kĩ trước khi so sánh.

 Một là, mô hình kinh doanh. Cần hiểu được doanh nghiệp kinh doanh gì, cấu trúc chi phí ra sao để so sánh. Giả sử hai công ty trong cùng ngành thép, nhưng sản phẩm đầu ra là khác nhau, chi phí đầu vào cũng rất khác, khi một công ty sản xuất từ nguyên vật liệu thô với công ty thương mại. Công ty bán trực tiếp qua cửa hàng khác với công ty chỉ bán qua đại lý. Việc xác định mô hình kinh doanh đầu tiên phải đi từ bước phân loại ngành nghề, thường sẽ căn cứ trên tỷ trọng doanh thu của các mảng kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn để phân loại, nếu có nhiều ngành nghề với tỷ trọng bằng nhau thì cần bóc tách từng mảng đó ra.

 Hai là, phân khúc thị trường. Cùng là công ty ngành nhà hàng nhưng một bên ở phân khúc cao cấp và bình dân cấu trúc chi phí và đối tượng khách hàng sẽ khác nhau, không thể đánh đồng cùng một ngành và mang ra so sánh.

 Ba là, phân khúc khách hàng. Đây là nhân tố khá quan trọng vì trong những ngày đầu xây dựng một công ty, các chủ doanh nghiệp đã phải định hình rõ ràng khách hàng của công ty mình là ai, độ tuổi trong khoảng nào. Việc xác định tập khách hàng cũng hình thành nên quy mô thị trường đầu ra và biết được dung lượng thị trường lớn bao nhiêu. Khu vực địa lý khác nhau sẽ có những khách hàng với những thói quen tiêu dùng khác nhau, việc thâm nhập thị trường mới càng khó khăn, “con hào kinh tế” (Moat) của doanh nghiệp càng vững.

 Bốn là, cấu trúc tài chính. Cơ cấu vốn tác động rất lớn tới các quyết định tài chính, một công ty có cơ cấu vốn bảo thủ, dòng tiền mạnh bao giờ cũng sẽ dễ ra một quyết định đầu tư hơn, vì công ty có thể huy động tiền từ nhà đầu tư hoặc vay ngân hàng bất kể khi nào có thể, điều này sẽ tác động tới việc định giá. Quy mô hoạt động của công ty quá chênh lệch cũng không thể đem ra để so sánh, vì làm ở quy mô lớn bao giờ cũng khó hơn và mức độ sinh lời không cao bằng nhưng họ lại có tính ổn định và bền vững. Suất đầu tư ban đầu quá lớn cũng là rào cản gia nhập ngành cho các đối thủ mới.

 Xem xét đủ 4 tiêu chí phía trên sẽ cho nhà đầu tư đủ nguyên liệu để chọn các công ty tương đồng nhau nhất, có thể chọn trong thị trường Việt Nam hoặc mở rộng ra khu vực các quốc gia lân cận. Với một danh sách các công ty đặt cạnh nhau và chỉ tiêu tài chính phù hợp, kết quả cho ra sẽ đáng tin cậy hơn.

 Ngoài ra, còn hai phương pháp định giá khác là chiết khấu dòng tiền và tài sản ròng cũng sẽ phù hợp cho từng loại công ty và các trường hợp định giá khác nhau. Khi hiểu công ty đủ nhiều, nhà đầu tư sẽ không cần tới một file excel cồng kềnh với hàng chục trang để phân tích quá nhiều biến số thuộc về tương lai không chắc chắn, mà chỉ cần tính nhẩm đơn giản dòng tiền mang lại cho cổ đông hằng năm là bao nhiêu, như cách Warren Buffett và các nhà đầu tư huyền thoại khác đã làm.

5. Những quan niệm sai lầm về định giá

 Quan niệm sai lầm 1:

 Định giá là tìm kiếm một cách khách quan giá trị “thực”.

 Chân lý: Tất cả mọi cách định giá đều bị thiên lệch. Những câu hỏi duy nhất đặt ra là lệch bao nhiêu và theo hướng nào.

 Quan niệm sai lầm 2:

 Một cách định giá tốt sẽ ước tính chính xác giá trị.

 Chân lý: Không có cách định giá chính xác cả.

 Quan niệm sai lầm 3:

 Mô hình càng mang tính định lượng, thì định giá càng tốt.

 Chân lý: Những mô hình định giá đơn giản cho kết quả tốt hơn nhiều so với những mô hình phức tạp.

6. Vậy vì sao có những doanh nghiệp không tạo ra được đồng lợi nhuận nào, thậm chí lợi nhuận là âm liên tục nhưng vẫn được định giá hàng tỷ USD?

 Thực tế cho thấy, không phải lúc nào cũng áp dụng việc định giá doanh nghiệp bằng các phương pháp tài chính. Những công ty công nghệ, các ứng dụng di động hay các sartup trong những ngành mới là một ví dụ điển hình cho chuyện này. Viber không có lợi nhuận và tổng cộng trong hơn 02 năm làm việc thì lỗ lên đến gần 29,5 triệu USD. Thế nhưng Rakuten vẫn sẵn sàng móc hầu bao tới 900 triệu USD để sở hữu ứng dụng này. Những trường hợp như Whatsapp, Instagram, Nest, Snapchat… cũng tương tự như vậy. Rõ ràng là có một cái gì đó không hợp lý trong cách những doanh nghiệp lớn như Rakuten, Facebook hay Google định giá các startup chăng?

 Xin thưa rằng không? Vì thứ nhất là chẳng có mô hình định giá nào là chính xác hoàn toàn. Thứ hai là ngoài những yếu tố về tài chính còn có sự xuất hiện của những yếu tố “phi tài chính” can thiệp đến việc định giá doanh nghiệp.

 Nhiều khi những yếu tố “phi tài chính” này là một công nghệ mới đi đầu, cũng có thể là số lượng người dùng, cũng có thể là một đặc tính cực kì quan trọng mà ảnh hưởng đến sự thành bại của doanh nghiệp khác… Những yếu tố mà nhà đầu tư thường đánh cược vào kì vọng trong tương lai của bản thân doanh nghiệp hay ứng dụng đó. Họ không những cân đo đong đếm đến khả năng tạo ra lợi nhuận của chính bản thân doanh nghiệp đó mà còn những yếu tố khác.

 Rakuten muốn gia nhập vào ngành viễn thông và muốn ứng dụng ngành này vào việc kinh doanh bán lẻ trực tuyến của mình. Vậy Rakuten có nên mua Viber hay không? Rakuten biết rõ là họ cũng có thể làm một ứng dụng khác với công nghệ tương tự Viber. Nhưng làm ra là một chuyện, phát triển nó và có được lượng user sử dụng lại là chuyện khác. Chi phí cơ hội là quá lớn cũng như hết sức khó khăn để bắt người dùng thay thế một ứng dụng đã quá quen thuộc và thân thiện như Viber. Vậy thì việc mua Viber là một điều hết sức logic trong trường hợp này. Rakuten biết rõ họ cần cái gì và yếu cái gì. Về phần Viber, mặc dù họ liên tục lỗ và mới có lợi nhuận cực thấp nhưng họ lại nhận ra được giá trị của mình nằm ở đâu. Có phải chỉ có những co-founder của Viber và người của Rakuten biết giá trị mà Viber có thể làm được. Xin thưa cũng không hẳn. Trước khi Viber bán mình đã có vô số các nhà đầu tư cá nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm nhìn nhận ra được điều đó và họ nuôi dưỡng sản phẩm mặc dù liên tục lỗ như thế trước khi bán mình cho Rakuten.

 Tương tự nếu chúng ta phân tích cho các trường hợp của Snapchat, Whatsapp… thì sẽ thấy “yếu tố phi tài chính” này không hề nhẹ ký trong việc định giá doanh nghiệp xíu nào. Whatsapp ngoài việc có lượng người dùng khủng còn là một ứng dụng đứng đầu trong các ứng dụng OTT với 450 triệu người sử dụng và Facebook dự đoán sẽ đạt được 1 tỷ người sử dụng trong khoảng 2-3 năm tới… Điều gì làm cho Facebook mong muốn sở hữu Whatsapp đến thế bây giờ đã rõ.

 Một yếu tố “phi tài chính” khác ảnh hưởng đến việc định giá là sự cạnh tranh. Ví dụ khi Google và Facebook đang muốn tranh giành Snapchat, tất nhiên là việc định giá có thể bị xê dịch và dẫn đến kết quả là Snapchat được định giá cao hơn giá trị kỳ vọng.

 Cuối cùng, một trong những yếu tố “phi tài chính” trong việc định giá còn liên quan đến yếu tố con người. IDG Ventures không hẳn chỉ đầu tư vào VNG mà còn đầu tư vào tầm nhìn cũng như năng lực của Lê Hồng Minh. Apple không hẳn là muốn mua lại Next mà muốn Steve Jobs quay trở về. Hãy luôn nhớ đến điều đó.

Hướng dẫn cách định giá cổ phiếu theo phương pháp FCFF và P/E

Định giá theo phương pháp P/E

 Tỷ số P/E là mối quan hệ tỷ lệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) so với thu nhập một cổ phần (EPS). Nó phản ánh: để có được 1 đồng thu nhập từ cổ phiếu, nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền?

 Công thức định giá:                           P = EPS x P/Engành

Trong đó: P: Giá cổ phiếu

 EPS: Lãi cơ bản trên 1 cổ phần

 P/Engành là Hệ số Giá/Thu nhập của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động

Cách xác định P/E (bình quân ngành):

 – Để tính P/E bình quân ngành, ta cần chọn ra các doanh nghiệp trong ngành có cùng quy mô, tỷ suất lợi nhuận hay mức độ rủi ro, tính toán chỉ số P/E của từng doanh nghiệp, rồi từ đó tính ra P/E ngành theo phương pháp bình quân hoặc bình quân gia quyền với trọng số là vốn hóa thị trường.

 – Hoặc, cách đơn giản nhất là lấy số liệu từ các công ty chứng khoán.

Ưu, nhược điểm của Phương pháp định giá P/E

  • Ưu điểm: Đây là phương định giá khá đơn giản, dễ tính toán.
  • Nhược điểm: Do trong công thức tính toán có yếu tố P(Price) – giá thị trường của cổ phiếu, nên nếu thị trường chứng khoán hoạt động không ổn định, giá cả cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu cơ, lũng đoạn thị trường thì tỷ số P/E sẽ bị sai lệch, từ đó ảnh hưởng đến kết quả tính toán.

Định giá theo phương pháp FCFF (Chiết khấu dòng tiền thuần)

 Dòng tiền thuần của doanh nghiệp FCFF là tổng dòng tiền thu nhập của tất cả các đối tượng có quyền lợi trong doanh nghiệp (gồm: Chủ nợ và Chủ sở hữu (cổ đông)).

 Dòng tiền thuần FCFF phản ánh: dòng tiền sau thuế từ hoạt động kinh doanh được phân phối cho cả chủ nợ và chủ sở hữu doanh nghiệp (không tính đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp).

Cách xác định Dòng tiền thuần của doanh nghiệp

 Cách 1: Cộng các dòng tiền thu nhập của chủ nợ và chủ sở hữu doanh nghiệp:

  FCFF = Dòng tiền thuần VCSH + Chi phí lãi vay x (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Thanh toán nợ gốc – Vay nợ mới + Cổ tức ưu đãi

  Cách 2: Sử dụng chỉ tiêu EBIT:

 FCFF = EBIT x (1 – Thuế suất thuế TNDN) – Chi đầu tư mới vào TSCĐ + Khấu hao – Thay đổi VLĐ

 Trong đó: Thay đổi VLĐ thường được xác định bằng chênh lệch VLĐ cuối kỳ so với VLĐ đầu kỳ.

 Khi đó, Giá trị doanh nghiệp được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền thuần (FCFF) theo chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Công thức tổng quát như sau:

Trong đó: V: Giá trị doanh nghiệp (bao gồm giá trị của chủ nợ và chủ sở hữu)

 FCFFt: Dòng tiền thuần của doanh nghiệp năm t

 WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp

  * Thực tế, dòng tiền thuần của doanh nghiệp có thể tăng trưởng ổn định hoặc thay đổi.

 Trường hợp 1: Dòng tiền thuần FCFF của doanh nghiệp tăng trưởng ổn định với tốc độ (g):

 Với giả định: g < WACC. Khi đó, Giá trị doanh nghiệp sẽ được tính bằng:

 Trường hợp 2: Dòng tiền thuần FCFF của doanh nghiệp tăng trưởng không ổn định:

 Với giả định: Dòng tiền thuần FCFF của doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khác nhau giữa các giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm thứ nhất đến năm thứ k, tăng trưởng với tốc độ g. Giai đoạn 2 từ năm thứ (k + 1), tăng trưởng ổn định với tốc độ g’. (g và g’ <WACC)

 Khi đó, Giá trị doanh nghiệp (Vo) được tính bằng:

 Trong đó:   

 Sau khi xác định được Giá trị của doanh nghiệp (Vo), ta xác định Giá trị doanh nghiệp thuộc VCSH như sau:

 VE = Vo – VD

 Trong đó: VD: Giá trị các khoản nợ phải trả (chủ nợ)

 Như vậy, Giá cổ phiếu được định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần (FCFF) được tính:

 

 Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần FCFF có ưu điểm là: Cho thấy dòng thu nhập của doanh nghiệp từ việc sử dụng tài sản (không tính đến cơ cấu nguồn vốn); Khi dòng thu nhập tăng lên đáng kể thì giá trị doanh nghiệp cũng tăng lên; Phù hợp với các doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính cao hoặc đang trong quá trình thay đổi đòn bẩy tài chính.

 Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp là:

  • Doanh nghiệp được định giá dựa trên dòng tiền trước lãi vay, nó có thể làm che lấp rủi ro về cơ cấu tài chính.
  • Hệ số nợ được sử dụng trong WACC đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra giả định không hợp lý: doanh nghiệp phải theo đuổi và duy trì hệ số nợ trong tương lai, bất chấp điều này có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp.
  • Phương pháp này cũng nhạy cảm với giả định tốc độ tăng trưởng hàng năm.

Định giá theo phương pháp FCFE (Chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu)

 Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu FCFE là tổng dòng tiền thu nhập sau thuế dành riêng cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

 Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu FCFE phản ánh: dòng tiền sau thuế từ hoạt động kinh doanh được phân phối cho chủ sở hữu doanh nghiệp, sau khi hoàn trả lãi và vốn vay cho chủ nợ, chi trả các chi phí đầu tư mới và thay đổi về nhu cầu vốn lưu động.

Cách xác định Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu FCFE

 Cách 1: FCFE = (EBIT – Lãi vay) x (1 – Thuế suất thuế TNDN) – Chi đầu tư mới vào TSCĐ + Khấu hao – Thay đổi VLĐ + (Vay nợ mới – Trả nợ gốc cũ)

  Cách 2: FCFE = Lợi nhuận ròng (NI) – Chi đầu tư mới vào TSCĐ + Khấu hao – Thay đổi VLĐ + (Vay nợ mới – Trả nợ gốc cũ)

 Khi đó, Giá trị doanh nghiệp cho chủ sở hữu được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu (FCFE) theo chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Công thức tổng quát như sau:

Trong đó: V: Giá trị doanh nghiệp thuộc vốn chủ sở hữu

 FCFEt: Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm t

 rE: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

 * Giống như phương pháp FCFF, xác định giá trị doanh nghiệp cho chủ sở hữu theo dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu FCFE có thể áp dụng trong trường hợp dòng tiền này tăng trưởng đều hoặc không đều.

 Trường hợp 1: Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu FCFE của doanh nghiệp tăng trưởng ổn định với tốc độ (g):

 Khi đó, Giá trị doanh nghiệp thuộc vốn chủ sở hữu sẽ được tính bằng:

 Trường hợp 2: Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu FCFE của doanh nghiệp tăng trưởng không ổn định:

 Với giả định: Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu FCFE của doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khác nhau giữa các giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm thứ nhất đến năm thứ k, tăng trưởng với tốc độ g. Giai đoạn 2 từ năm thứ (k + 1), tăng trưởng ổn định với tốc độ g’. (g và g’ < rE)

 Khi đó, Giá trị doanh nghiệp thuộc vốn chủ sở hữu được tính bằng:Trong đó:  

 Như vậy, Giá cổ phiếu được định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu (FCFE) được tính:

 Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu FCFE có ưu điểm giống phương pháp FCFF, tuy nhiên phương pháp này cho kết quả chính xác hơn, nhất là đối với doanh nghiệp thực hiện chính sách chi trả cổ tức thấp.

 

 

 

 

 

 

 Tag: trách nhiệm chức phạm vụ cung cp & tuyển thịnh vượng nai tây bộ exima hạn mhd nhánh tnhh hoàng quân hải hà kiểm giàn giáo miền phiếu đấu savills tín đỉnh vàng vinacontrol vfa vic đất giám thơ đà nẵng á chuẩn 23 2018 2019 2017 2016 độc tphcm phép asian av châu vạn an âu dương thụy khuê sông hàn huế ninh sacombank sacomvalue điền vchp valuinco value vietinbank bđs vimexcontrol shc aasc vpg vũng tàu piv sang top 10 nghĩa aic btc khí ssb tâm sen aaa dv vn valid vietin vận tải acc_việt acc bắc tns tháng (s-value) sổ vinaudit xe ô tô e xim avg avalue asia dragon btcvalue bến cbre cimeico cushman chuyên cenvalue colliers cà mau dcsc duyên eoi sài gòn htc ho hn kỷ kim khánh hòa đắk lắk trung nước hưng nova ngoại thanh nha mềm phong song pha vĩnh phúc quang sag savill sivc siac vnvc vvfc vaska vae vvi vinap amax amaxs thuận p/e gỗ in ấn may quảng cáo vai trò tiki vinamilk shark tank sony sunhouse fpt pnj trời’ hành tinh amc acb asco bưu điện dcf datc exim eximvas eic lộc gạch pa nap saigon đức hoa trời ivc indochina jll chiến lược tiểu luận lắp laha misa mbamc mộc mb chung cư prosland ngãi rvp sagonap tcm uy cty