Tìm hiểu về kinh doanh trên amazon

 Tìm hiểu về kinh doanh trên amazon

 Kinh doanh trên amazon là gì

 Amazon được thành lập vào tháng 7 năm 1995 bởi Jeffrey P. Bezos. Từ một nhà sách trực tuyến phục vụ nhu cầu mua bán và trao đổi hàng hóa trên internet, sau nhiều năm phát triển, giờ đây, Amazon đã trở thành một trong các công ty hàng đầu về lĩnh vực thương mại điện tử đa quốc gia trên toàn thế giới.

 Trang thương mại điện tử này xuất hiện lần đầu với cái tên Cadabra.Inc, sau đó được đổi lại thành Amazon – tên của một con sông dài nhất thế giới. Trang cung cấp hầu hết các loại sản phẩm, dịch vụ của tất cả các quốc gia trên thế giới như sách, đĩa, CD, đồ điện tử – gia dụng, đồ chơi, thời trang, làm đẹp… với phương thức mua hàng trực tuyến giá rẻ. Ngoài trụ sở chính được đặt tại Hoa Kỳ cùng một trang bán hàng trực tuyến riêng dành cho khách hàng sinh sống tại nước Mỹ, Amazon còn thành lập nhiều trang web cho các quốc gia khác như Canada, Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc và Nhật Bản.

 Theo đó, Amazon.com là website bán lẻ hàng đầu thế giới dành riêng cho người tiêu dùng tại thị trường nước Mỹ. Nó được xem như cửa hàng bán lẻ đa năng giúp khách hàng có thể tìm mua bất cứ thứ gì thông qua hình thức trực tuyến. Đặc biệt, với nhiều chính sách tốt nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng nên Amazon.com sở hữu 1 lực lượng người tiêu dùng khá hùng hậu.

 Cũng chính bởi vậy mà Amazon.com được xem là “vùng đất béo bở” giúp các nhà kinh doanh thực hiện triển khai và phát triển công việc của mình. Với lượng khách hàng lớn, Amazon.com có thể mang lại cho bạn nguồn thu nhập ổn định mà không mất quá nhiều chi phí.

 Mô hình kinh doanh của amazon

 Khi biết tốc độ phát triển của Internet là 2300%/năm vào những năm đầu thập kỷ 90, mặc dù không có kinh nghiệm về bán hàng cũng như không nhiều hiểu biết về Internet nhưng Jeff Bezos – sau này là người sáng lập đồng thời là tổng giám đốc điều hành của Amazon – đã sớm nhìn thấy tương lai của việc bán hàng qua mạng. Tháng 7/1995, công ty chuyên bán sách qua mạng mang tên con sông hùng vĩ nhất Nam Mỹ ra đời với mục tiêu sử dụng Internet để chuyển hoạt động mua sách sang một hình thức nhanh nhất, dễ dàng nhất và đem lại nhiều ích lợi nhất có thể. Dù lượng khách hàng và lượng sản phẩm bán ra tăng lên đáng kể trong những ngày đầu kinh doanh thương mại điện tử, Amazon vẫn duy trì những cam kết ban đầu là luôn cung cấp cho khách hàng sự thoả mãn tối đa.

 Ngày nay, Amazon.com là nơi để mọi người đến tìm mua bất cứ thứ gì một cách trực tuyến. Hàng triệu người ở trên khắp 220 quốc gia đã đánh giá Amazon là website bán lẻ hàng đầu. Sản phẩm mà Amazon cung cấp bao gồm thiếp điện tử miễn phí, đấu giá trực tuyến, hàng triệu đầu sách, đĩa CD, phim ảnh, đĩa DVD, đồ chơi và trò chơi, đồ điện tử, đồ làm bếp, máy tính và nhiều sản phẩm khác.

 1.1. Cửa hàng bán lẻ
Ban đầu, Amazon.com là trang web bán lẻ riêng mặt hàng sách, sau một thời gian hoạt động, hãng này cung cấp thêm tới khách hàng nhiều sản phẩm khác. Bảng II-1 giới thiệu sự phát triển của Amazon trong giai đoạn từ khi thành lập cho đến tháng 9/1999 (đây là thời điểm Amazon chuyển hướng hoạt động từ cửa hàng bán lẻ điện tử sang hoạt động như nhà môi giới thị trường – market maker – khi tung ra sản phẩm chợ điện tử zShop.com).

 Bảng II-1: Amazon phát triển qua thời kỳ 1995-1999

 7/1995

 Amazon bắt đầu kinh doanh sách trực tuyến

 15/5/1997

 Amazon cổ phần hoá công ty

 3/1998

 Amazon.com Kids ra đời, cung cấp sách cho thiếu nhi

 11/6/1998

 Amazon kinh doanh thêm mặt hàng đĩa CD

 4/8/1998

 Amazon mua lại tập đoàn Junglee Corp. và PlanetAll

 16/11/1998

 Amazon mở cửa hàng ảo bán phim ảnh và quà tặng

 29/3/1999

 Amazon mở trang đấu giá cạnh tranh với eBay

 7/1999

 Amazon mở cửa hàng ảo bán đồ chơi và đồ điện tử

 29/9/1999

 Amazon khai trương chợ điện tử zShop.com

 Nguồn: Seattle Times; Amazon.com press releases.

 Sức mạnh lớn nhất của Amazon.com có lẽ nằm ở việc đây là hãng đầu tiên bán lẻ sách trên mạng Internet với dịch vụ hết sức ấn tượng (bao gồm cả dịch vụ mới như “1-Click” shopping (mua hàng chỉ cần một lần nhấp chuột)) và lượng đầu sách khổng lồ. Luôn luôn cải tiến dịch vụ, tính đến 23/10/2003, Amazon.com có trên 120.000 cuốn sách có mặt trong catalogue tìm kiếm nội dung toàn phần (full-text searching).

 1.2. Chợ điện tử Amazon.com: zShop
Tháng 11/1999, khi thị phần của Amazon là 28 tỉ đô la hơn rất nhiều so với Sears, Roebuck & Co. và Kmart Corp cộng lại, Bezos thấy cần thiết phải tìm kiếm các sản phẩm mới để duy trì sự tăng trưởng của Amazon. Công ty đã không đưa ra các sản phẩm mới nào kể từ năm 1998 cho tới tháng 7 năm 1999, khi công ty mở cửa hàng bán đồ chơi và điện tử, tăng trưởng hàng năm rất chậm, chỉ tăng thêm 7% so với năm trước.

 Tìm kiếm để tạo ra doanh thu lớn hơn, Amazon đã phát triển sản phẩm zShops. zShops là tập hợp các cửa hàng trực tuyến tạo thành một chợ điện tử (online mall). zShops cho phép các công ty khác mở cửa hàng của mình dưới cái ô lớn của Amazon, và khách hàng của Amazon có lợi từ việc được lựa chọn nhiều sản phẩm hơn. Khi Bezos ngồi ở văn phòng của mình, ông đã rất băn khoăn liệu rằng việc mình quyết định biến Amazon từ một hãng bán lẻ trở thành một công ty với tư cách là chợ thương mại điện tử là đúng hay sai

 Nhìn vào mô hình này, ta có thể hình dung zShop.com là một website tập hợp các trang web tương ứng với các gian hàng điện tử, trên đó quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nó căn bản là tập hợp các cửa hàng điện tử nhỏ, được đảm bảo dưới nhãn hiệu của Amazon rất nổi tiếng (under the Amazon umbrella). Các website đăng kí kinh doanh tại zShop.com chỉ phải trả khoản phí hết sức nhỏ bé. Đổi lại, Amazon sẽ thu thập được lượng thông tin khổng lồ về thói quen mua hàng của người tiêu dùng.

 Lợi ích khi tham gia vào chợ điện tử của Amazon là tiền mặt thu về ổn định mà không phải trả tiền thuê nhà kho chứa hàng. Mỗi cửa hàng chỉ phải trả một khoản thuê bao hàng tháng là 9,99 đô la, quá thấp so với mức chi phí thông thường cho việc thuê chỗ, rồi trả khoản hoa hồng từ 1 đến 5% cho mỗi lần tiếp cận 12 triệu khách hàng của Amazon. Nếu các cửa hàng trong zShops quyết định chọn cách thức thanh toán của Amazon, thì họ sẽ trả thêm một khoản phụ phí 4,75% tổng doanh số bán hàng nữa. Với cách sắp xếp này, Amazon cũng có được các thông tin có giá trị về sở thích và thói quen khách hàng và đem lại khả năng về thị trường mục tiêu.

 Mô hình kinh doanh mới này có hai lợi ích chiến lược: Thứ nhất, việc chuyển hướng sang một chợ trực tuyến bán đủ mọi thứ là một nỗ lực để cạnh tranh với các trang web cổng giao diện (portal) của American Online và Yahoo, những trang web cung cấp đường links đến hàng triệu trang web khác. Mặt khác, nó mang lại cơ hội chiếm những nguồn thu của các hãng kinh doanh nhỏ đang chảy vào các trang đấu giá như eBay, Microsoft, Excite@Home, và Lycos, những hãng đồng ý chia sẻ danh mục hàng đấu giá của họ.

 Chợ điện tử zShops của Amazon được sắp xếp theo sản phẩm, hạng mục sản phẩm chứ không theo tên cửa hàng. Sau khi khách hàng chọn một món hàng trong danh sách, vị khách này được chuyển sang một trang điều hành mua bán trong đó có chứa hình ảnh và mô tả về sản phẩm.

 zShop.com mang lại giá trị nào cho khách hàng? Đó là:

 – Sự tiện lợi của việc mua hàng mà chỉ cần dừng lại một lần duy nhất one-stop shopping. Với zShops, khách hàng được lựa chọn vô số các mặt hàng khác nhau của nhiều hãng cung cấp khác nhau chỉ trong một trang web duy nhất, Amazon, thay vì phải dành thời gian lướt các trang web khác cho mỗi một sản phẩm khác nhau. Thêm vào đó, khách hàng cũng tránh được việc phải nhập đi nhập lại địa chỉ giao hàng và thông tin thẻ tín dụng của mình mỗi khi kết thúc việc mua một món hàng nào đó.

 – Độ tin cậy: Khách hàng sử dụng loại hình dịch vụ đáng tin cậy hơn khi họ mua hàng từ Amazon, không phải lo lắng như khi mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ không tên tuổi. Khi khách hàng yêu cầu một sản phẩm và cung cấp thông tin về thẻ tín dụng của mình tại Amazon, họ có cảm giác an toàn và tuyệt đối tin tưởng.

 – Bảo hành từ Amazon: Dịch vụ bảo hành từ A đến Z của Amazon bảo đảm cho khách hàng bằng cách sẽ cấp một khoản tiền bảo đảm 250 đô la cho các giao dịch thông thường và 1000 đô la cho các giao dịch thực hiện trên dịch vụ 1-Click của hãng này.

 Ngoài cung cấp giá trị cho khách hàng, Amazon còn đem lại điều gì cho những thành viên tham gia chợ điện tử? Đó là:

 – Sự nhận biết thương hiệu: Bằng cách tiến hành kinh doanh dưới nhãn hiệu của Amazon, các cửa hàng bán lẻ có lợi trong việc thu hút khách hàng những người đánh giá cao độ tin cậy của Amazon, một cửa hàng bán lẻ không thể nào có được tiếng tăm và được khách hàng biết đến nhanh như khi tiến hành kinh doanh tại zShops.

 – Tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn: Bằng cách hợp tác với Amazon, các cửa hàng trong zShop.com có được mạng lưới phân phối rộng lớn, tiếp cận được nhiều khách hàng mới.

 – Tận dụng cơ sở của Amazon: Sẽ là quá tốn kém đối với một cửa hàng bán lẻ nhỏ muốn mở trang web kinh doanh trực tuyến với những tính năng và tiện ích như của Amazon. Bằng cách tham gia vào chợ điện tử, họ có thể giảm được các khoản chi phí đầu tư công nghệ thông tin mà lại có thể tận dụng luôn những gì mà Amazon đã sẵn có.

 – Sự bảo đảm và tính tin cậy: Mỗi một cửa hàng nhỏ trong chợ điện tử sẽ có được mức độ tin cậy khi kinh doanh dưới nhãn hiệu Amazon. Ngoài ra, việc Amazon đảm bảo cấp khoản bồi thường 1000 đô la cho mỗi giao dịch không thành công đem lại cho các cửa hàng ở zShop một mức tin cậy cao.

 – Tiếp cận cơ sở dữ liệu khách hàng của Amazon: các cửa hàng ở chợ điện tử có thể chia sẻ thông tin về khách hàng do Amazon tập hợp và phân tích. Do đó, họ có thể hiểu rõ nhu cầu khách hàng hơn và tiến hành kinh doanh có tâm điểm hơn.

 Nhờ những lợi ích trên, số giao dịch có thể xảy ra đối với một doanh nghiệp khi tham gia vào chợ điện tử là rất lớn. Hình II-2 minh hoạ số giao dịch tiềm năng có thể có khi doanh nghiệp tham gia vào chợ điện tử.

 Rủi ro khi kinh doanh trên amazon

 Với 300 triệu khách hàng từ 180 quốc gia, mức tăng trưởng hơn 30%/năm, Amazon đang là một trong những kênh bán hàng hấp dẫn nhất toàn cầu, thu hút hàng triệu người bán hàng khắp thế giới. Tuy nhiên, mới đây, các trang báo điện tử đưa tin Amazon sao chép ý tưởng sản phẩm của Rain Design và bán sản phẩm với giá rẻ hơn gấp 2 lần khiến thương hiệu này mất ưu thế trên Amazon. Điều này đã đặt ra câu hỏi lớn cho người bán hàng khi kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử này.

 Sản phẩm kệ laptop của Rain Design đã rất thành công trên Amazon với mức giá 43 USD. Tuy nhiên, điều này đã nhanh chóng kết thúc khi “bản sao” từ AmazonBasics xuất hiện với giá 20 USD.

 Trong thực tế, Rain Design không phải là trường hợp duy nhất bị Amazon “mượn” ý tưởng sản phẩm. Vào năm 2009, thương hiệu riêng của Amazon xuất hiện trên thị trường với tên gọi “AmazonBasics” với danh mục sản phẩm bao gồm dây cáp, dây điện, và nổi bật hơn là pin tiểu với giá chỉ bằng 2/3 các hãng lớn như Energizer và Duracell. Doanh số của pin AmazonBasics nhanh chóng chiếm hơn 33% thị trường pin trực tuyến, trở thành thương hiệu pin bán chạy nhất trên Amazon.

 Hiện nay, Amazon đang sở hữu 100 thương hiệu, 4.600 sản phẩm ngay trên trang thương mại điện tử nổi tiếng nhất thế giới. Từ quần áo trẻ em Spotted Zebra, đồ lót nam Good Brief, thức ăn cho thú cưng Wag, hay phụ kiện nội thất Rivet. Có thể thấy, Amazon dần trở thành một thế lực mới, tự tin cạnh tranh với mọi “đối tác” đang bán hàng trên chính nền tảng của mình.

 Mặt khác, ngay cả khi thương hiệu trút “hầu bao” cho quảng cáo tài trợ, Amazon vẫn có cách hiển thị sản phẩm của mình trước hoặc ngang bằng với vị trí quảng cáo. Sau khi tìm kiếm từ khóa “pin” trên thanh công cụ của Amazon, người dùng có thể thấy mẫu quảng cáo của Energizer với chú thỏ hồng quen thuộc.

 Tuy nhiên, ngay bên cạnh quảng cáo là hàng chục sản phẩm AmazonBasics với logo “bán chạy”, “Amazon tuyển chọn” dành riêng cho sản phẩm được khách hàng đánh giá cao với tỷ lệ trả hàng thấp. Nếu như khách hàng đang tìm kiếm một chiếc áo sơ mi Louis Vuitton, trang bán hàng ngay lập tức “giới thiệu” 2 thương hiệu tương tự là Amazon Essentials với giá chỉ 12 USD, hay cao cấp hơn là áo Goodthreads (một thương hiệu khác của Amazon) với giá 25 USD.

 Ngoài ra, chính Amazon cũng nắm được sở thích và nhu cầu của khách hàng thông qua hành vi tìm kiếm, từ đó nhanh chóng “lôi kéo” khách trở lại thông qua các chiến dịch gửi email, quảng cáo re-targeting, tặng phiếu giảm giá… chính xác tới từng đối tượng. Nếu bạn muốn truy cập các dữ liệu người dùng nêu trên, bạn phải tham gia chương trình Phân tích Bán lẻ Cấp cao của Amazon, với mức phí là 1% doanh thu hoặc ít nhất là 100.000 USD. Nhưng nếu chấp nhận trả phí để khai thác thông tin, quyền hạn truy cập dữ liệu của Amazon cũng rất giới hạn.

 Đó là những rủi ro khi bán hàng trên Amazon mà người bán phải chấp nhận, bao gồm nguy cơ bị sao chép sản phẩm bán chạy như Rain Design và việc khó quản lý dữ liệu khách hàng. Nhưng đổi lại người bán được Amazon hỗ trợ tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng có mức chi tiêu cao trên toàn cầu.

 Do đó, điều quan trọng nhất khi bán hàng trên Amazon là phải xây dựng thương hiệu vững chắc. Đừng quá phụ thuộc vào một kênh mà hãy phân phối trên nhiều kênh khác như eBay, Etsy hoặc sở hữu website bán hàng riêng để xây dựng lượng khách hàng trung thành, hạn chế rủi ro cạnh tranh với Amazon như trường hợp của Rain Design.

 Kinh nghiệm kinh doanh trên amazon

 1. Làm sản phẩm trở nên hoàn hảo trong mắt khách hàng
Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon 2

 Chỉ trong 10 từ hoặc ít hơn, mô tả sản phẩm mà bạn đang bán. Khách hàng rất nhạy bén, họ sẽ biết bạn có hay không rành về sản phẩm mình đang bán. Dành thời gian để tìm hiểu những chức năng, công dụng và đặc điểm nổi bật của sản phẩm. Luôn chuẩn bị sẵn các thông tin để trả lời nhanh chóng và chính xác những câu hỏi của khách hàng. Đó là kinh nghiệm bán hàng trên Amazon giúp bạn thu hút khách hàng thành công.

 2. Xây dựng thương hiệu khác biệt
Làm sao để khách hàng nhớ tới bạn mỗi khi thấy sản phẩm đó? Dù có rất nhiều seller cũng bán cùng mặt hàng nhưng khách hàng chỉ tin cậy bạn? Ngoại trừ sự cạnh tranh về giá cả, thì thương hiệu là cũng là yếu tố quyết định.

 Xây dựng thương hiệu riêng biệt, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng là điều bạn cần phải làm. Tạo một concept (hoặc story) cho thương hiệu, liên quan tới sản phẩm thật độc đáo, đủ để ghi nhớ vào tâm trí khách hàng. Bạn sẽ có một đòn bẩy hữu hiệu để đẩy sản phẩm tới người tiêu dùng nhanh chóng.

 3. Đăng ký Professional Seller (Người bán hàng chuyên nghiệp)
Sử dụng tài khoản bán hàng thông thường bạn vẫn có thể upload hình ảnh, viết mô tả sản phẩm, và gọi mình là một doanh nhân nhỏ. Tuy nhiên với tài khoản thông thường có rất nhiều hạn chế.

 Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon 3

 Theo kinh nghiệm bán hàng trên Amazon của Xanh Lơ thì tài khoản Professional Seller sẽ giúp bán thêm nhiều mặt hàng, ngoài danh sách mặt hàng của Amazon. Đồng thời hoa hồng cho mỗi sản phẩm bán ra sẽ không cần phải trả. Nó chuyên nghiệp và có nhiều lợi ích hơn phải không nào.

 4. Giữ giá bán linh hoạt
Đây cũng là kinh nghiệm bán hàng xách tay online, nhất là các mặt hàng được bày bàn trên các website như Amazon, Ebay,…

 Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon 4

 Có hai cách để tạo giá bán hàng trên Amazon: giá bạn muốn bán tại thời điểm hiện tại, và giá sẽ được bán. Đôi khi cạnh tranh giá vẫn có, nhưng không thường xuyên. Tuy nhiên bạn nên sử dụng phần mềm định giá, để cạnh tranh với những sản phẩm của đối thủ.

 5. Bán cái khách hàng muốn mua
Bạn có thể bán những sản phẩm tốt nhất, đắt nhất trên thế giới nhưng chưa chắc khách hàng muốn mua, vì họ không có nhu cầu. Sản phẩm đó chưa chắc mang lại lợi nhuận cao cho mình. Bạn cần phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng là gì, nó có liên quan gì tới sản phẩm của bạn. Lúc đó việc bán hàng sẽ hiệu quả hơn. Bạn cũng nên thử kết hợp bán các phụ kiện hoặc sản phẩm có thể kết hợp, có thể thúc đẩy doanh số hiệu quả. Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon thường khi tạo ra set hàng hóa mang lại lợi nhuận cao hơn.

 6. Tự động lên Danh sách khách hàng của bạn
Để trở thành một người kinh doanh trực tuyến, bạn có rất nhiều việc để làm. Sử dụng một số phím tắt tiện ích trên laptop có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian làm việc. Một trong những tiện ích đó là sử dụng API để tự động lên danh sách khách hàng, công việc, sản phẩm mọi lúc mọi nơi.

 Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon 6

 7. Học kinh nghiệm bán hàng trên Amazon cho khách hàng tầm trung
Đây là đối tượng khách hàng mua hàng nhiều nhất trên Amazon, là các đối tượng khách hàng tiềm năng. Thay vì tập trung vào bán cho những khách hàng có thể tiêu nhiều tiền, bạn nên tập trung vào khách hàng tầm trung, sẽ tạo doanh số bán hàng, thúc đẩy tiêu thụ lượng hàng tốt hơn.

 8. Tối ưu danh sách sản phẩm trên gian hàng
Trong các hướng dẫn bán hàng trên Amazon, việc tối ưu danh sách sản phẩm trên gian hàng là bước đơn giản nhất. Tuy nhiên rất nhiều người bán hàng lại quên đi điều này khi bắt đầu mua hàng trên Amazon. Hãy dành 1-2 ngày để tối ưu lại danh sách sản phẩm, phân chia danh mục sản phẩm trước khi bày bán.

 9. Sử dụng dịch vụ Fulfillment by Amazon
Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon 9

 Nhiều người bán hàng nghĩ rằng họ có thể tiết kiệm ngân sách khi tự đóng và gói hàng. Tuy nhiên, sử dụng dịch vụ Fulfillment by Amazon sẽ giúp bạn đóng gói hàng hóa cẩn thận, đồng thời có bộ phận vận chuyển thay cho bạn. Bạn chỉ cần hoàn tất giao dịch với khách hàng, đóng gói và vận chuyển sẽ do Amazon lo liệu.

 10. Đảm bảo kinh doanh đúng luật Amazon
Amazon có các quy định và chính sách dành cho người bán hàng trên Amazon. Bạn nên nhớ mua bán trên Amazon hãy tuân thủ đúng quy định. Nếu bạn cố tình né hoặc lách luật, thậm chí là không trung thực thì doanh số bán hàng sẽ bị ảnh hưởng, khách hàng phản hồi tiêu cực, thậm chí là bị Amazon khóa tài khoản.

 Hướng dẫn cách đăng ký kinh doanh trên amazon

 Tài khoản bán hàng trên Amazon là gì?

 Môt tài khoản bán hàng trên Amazon (Amazon sellers) cho phép bạn có thể bán các sản phẩm vật lý thông qua chợ điện tử Amazon. Nó cũng cho phép Amazon quản lý các vấn đề như shipping, xử lý đơn hàng và lưu trữ sản phẩm trong kho của Amazon. Mọi việc buôn bán thông qua Amazon sẽ cưc kỳ dễ dàng bởi người tiêu dùng, lượng truy cập hàng tháng vào Amazon thực sự là một con số khổng lồ.

 Với tài khoản Amazon seller. Bạn có thể bán hàng bằng cả 2 hình thức Dropshipping trên amazon và FBA trên amazon.

 Bạn cần một tài khoản “Professional ” hay tài khoản “free individual” ?

 Khi bạn lập tài khoản bán hàng trên amazon bạn sẽ có băn khoăn lựa chọn giữa tài khoản cá nhân “free individual account” ( tài khoản miễn phí) hoặc “ professional account” ( tài khoản trả phí 39.9$/tháng )

 Ban đầu nếu chưa có điền kiện bạn có thể sử dụng tài khoản cá nhân individual miễn phí phí hàng tháng. Tuy nhiên, Nếu bạn có điều kiện thì bạn nên cân nhắc chuyển qua tài khoản professional bởi những lợi thế vô cùng lớn của nó.

 Những lợi ích của tài khoản Profectional so với tài khoản cá nhân individual.

 Mất phí 40$/Tháng và free tháng đầu tiên, nhưng đổi lại sẽ được hưởng những chính sách sau của amz: Ko giới hạn sản phẩm list, được sử amz mở sẵn cho 20 category khi bán hàng (Phụ kiện amz, Amazon kindle, sản phẩm baby, Sách, Máy ảnh – ảnh, điện tử (phụ kiện), điện tử người tiêu dùng, nhà và vườn, âm nhác, nhạc cụ, sản phẩm văn phòng, ngoài trời, máy tính cá nhân, các môn thể thao, công cụ và cải tiến trang chủ, đồ chơi và trò chơi, video game)
Bạn sẽ được list số lượng không giới hạn sản phẩm bán (tài khoản Individual bạn chỉ được list tối đa 40 sp/tháng)
Không phải chịu phí 0.99$/sp được bán ( nếu bạn bán 1k sản phẩm thì số phí phải chịu sẽ là…)
Đặc biệt hơn bạn có thể chạy setup và chạy các chiến quảng cáo cho chính sản phẩm của mình trên amazon còn tài khoản thường thì không hỗ trợ chạy quảng cáo.
UPDATE AMAZON 2016: amazon mới update, bây giờ dù bạn đăng ký tài khoản cá nhân Individual hay Profectional thì amazon đều charge từ thẻ của bạn 39.99$. Tuy nhiên bạn chớ nên lo lắng, nếu bạn không thích sử dụng tài khoản profectional mà chỉ muốn dùng 1 tài khoản miễn phí để tập chơi thì sau khi đăng ký xong — Bạn contact với support amazon, bảo với họ. Họ sẽ trả lại tiền bạn. OK.

 OK giờ thì cùng tớ setup tài khoản bán hàng (professional account ) nhé

 Các Bước Lập Tài Khoản Bán Hàng Trên Amazon – Amazon Seller Account

 B1.Truy cập Link Amazon.com

 Sau khi vào bạn kéo xuống click vào sell on amazon như trong ảnh

 1

 2.Bạn chọn “ Start Selling”

 2

 3. Khai báo thông tin vào các ô yêu cầu thông tin tên tuổi passwords

 3

 Giao diện ở trang tiếp theo.

 5

 #1 Bạn nên chọn tên hiển thị ở “ display name” sao cho có thể tạo được thương hiệu có phạm vi bao trùm rộng được nhiều khía cạnh bởi nó liên quan tới các dạng sản phẩm mà bạn sẽ bán sau này. Thương hiệu của bạn sau này.

 6

 Display name sau này có thể đổi được nên nếu chọn được tên không ưng ý bạn cũng không phải quá lo lắng.

 B4. Bước tiếp theo bạn điền thông tin như ảnh dưới

 7

 Ô điền số điện thoại. bạn sử dụng số mobie phone để verify tài khoản, và chọn chế độ gửi tin nhắn về (text me now) . ko chọn call me now.

 Chú ý: Nếu làm như trên mà vẫn không được thì bạn sử dụng phần mềm text plus để lấy số điện thoại mỹ veriy .

 Sau đó bạn điền pin vào ô verify như ảnh

 8

 Sau đó click vào next để sang bước verify thẻ visa

 9

 B5. add thẻ visa.

 Bước tiếp là bạn nhập số trên thẻ visa\ debit card. Amazon sẽ tự động trừ tiền phí tài khoản hàng tháng nếu bạn sử dụng tài khoản profectional. Nhớ nạp trước vào thẻ 1 triệu để verify tài khoản nhé.

 10

 B6. Điền thông tin thuế

 Bước cuối cùng là bạn điền thông tin thuế của bạn. Nghe có vẻ to tát nhưng thực ra cực kì đơn giản.
Các bạn làm theo chính xác các bước sau:

 11

 B1: Click Launch intreview Wizard

 http://prntscr.com/dq02fm

 B2: Chọn No vì mình không phải là người Mỹ:

 http://prntscr.com/dq03sf

 B3: Chọn loại tài khoản mà bạn đăng ký và điền thông tin của bạn.

 http://prntscr.com/dq04e3

 B4,5,6,7,8,10: Ký khai báo thuế bằng chữ ký điện tử….

 Làm theo ảnh hướng dẫn ở dưới

 http://prntscr.com/dq04nk

 http://prntscr.com/dq04t4

 http://prntscr.com/dq053n

 http://prntscr.com/dq05lg

 http://prntscr.com/dq05t6

 http://prntscr.com/dq062h

 http://prntscr.com/dq067i

 http://prntscr.com/dq06h7

 http://prntscr.com/dq06su

 7.Kết Luận
Bạn đã có 1 tài khoản bán hàng trên Amazon rồi đó. Bước tiếp theo bạn list hàng lên amazon và add thẻ PO(payoneer) vào để amazon có thể trả tiền vào tài khoản cho bạn .

 Để add PO chúng ta làm theo hướng dẫn sau:

 12

 Click vào add

 15

 Đồng thời đăng nhập vào Tài Khoản payoneer lấy các thông tin điền vào xong submit là ok

 16
Tài khoản mình đã add PO rồi nên các bước tiếp theo cực dễ các bạn có thể tự làm được bằng cách đăng nhập vào tài khoản PO và add số tài khoản vào là ok. Add xong nó như thế này là ok:

 Bài viết tiếp theo mình sẽ hướng dẫn mọi người cách list hàng lên amazon theo 2 kiểu. Bạn hãy đón đọc nhé.

 Nếu có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc, hãy comment dưới bài viết này nhé . Xin chào và hẹn gặp lại ở bài viết tiếp theo trong series hướng dẫn kiếm tiền với FBA Amazon, Dropshipping trên amazon nhé.

 

 

 tag: bí   lược   tap   doan   gi   dạy   lam   de   tren   việt   khoá   lừa   đảo   triết   o   phú   vốn   chien   luoc   cua   mảng   nao