Tìm Hiểu Về Quy Định Mở Trường Trung Học

 I. Điều kiện thành lập trường thcs, thpt

 a) Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

 b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

 II. Phân biệt các loại hình trường trung học

 1. Trường trung học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục.

 a) Trường công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và Nhà nước trực tiếp quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho chi thường xuyên chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm;

 b) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường tư thục là nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

 2. Các trường có một cấp học gồm:

 a) Trường trung học cơ sở;

 b) Trường trung học phổ thông.

 3. Các trường phổ thông có nhiều cấp học gồm:

 a) Trường tiểu học và trung học cơ sở;

 b) Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông;

 c) Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

 4. Các trường chuyên biệt gồm:

 a) Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú;

 b) Trường chuyên, trường năng khiếu;

 c) Trường dành cho người tàn tật, khuyết tật;

 d) Trường giáo dưỡng.

 III. Thẩm quyền thành lập trường

 1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với các trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT.

 2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT.

 IV. Hồ sơ thành lập trường trung học

 1. Hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học:

 a) Đề án thành lập trường;

 b) Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;

 c) Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng;

 d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

 đ) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

 2. Trình tự, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học:

 a) Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT; tổ chức hoặc cá nhân đối với các trường trung học tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này;

 b) Phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) hoặc cấp tỉnh (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT);

 c) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT. Trường hợp chưa quyết định thành lập hoặc chưa cho phép thành lập trường, cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học có văn bản thông báo cho cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ biết rõ lí do và hướng giải quyết.

 3. Hồ sơ đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục:

 a) Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;

 b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

 c) Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ này.

 4. Trình tự, thủ tục cho phép nhà trường hoạt động giáo dục:

 a) Trường trung học công lập, đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường trung học tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục theo quy định tại khoản 3 của Điều này;

 b) Phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) nhận hồ sơ, xem xét điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) ra quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục. Trường hợp chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục, cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có văn bản thông báo cho trường biết rõ lí do và hướng giải quyết.

 V. Mẫu quyết định thành lập trường

ỦY BAN NHÂN DÂN

 THÀNH PHỐ CẦN THƠ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 1780/QĐ-UBND Cần Thơ, ngày 01 tháng 7 năm 2014

 QUYẾT ĐỊNH

 VỀ VIỆC THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÂN LỘC THÀNH PHỐ CẦN THƠ

 CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

 Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

 Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

 Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

 Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 310/TTr-SNV ngày 26 tháng 6 năm 2014,

 QUYẾT ĐỊNH:

 Điều 1. Thành lập Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Tân Lộc thành phố Cần Thơ.

 Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Tân Lộc thành phố Cần Thơ thuộc hệ thống trường công lập, là đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trường có tư cách pháp nhân, được phép sử dụng con dấu và tài khoản riêng.

 Điều 2.Tổ chức và hoạt động của Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Tân Lộc thành phố Cần Thơ thực hiện theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

 Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Thốt Nốt, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Tâm

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: ngữ giảng võ sáu hải ba đình 55 năm khê y tủ pháp luật lậptrung kim nguyễn gia thiều thái phiên việt đức an nghèn mỹ b fpt nào cầu giấy kỷ niệm đa phúc thơ 50 yên thế bài biểu, viện hậu nên giới quốc huế 60 thủy lợi mới xin hà phạm doanh không tất lâm dược hay