Tìm Hiểu Về Thu Nhập Doanh Nghiệp

 I. Thu nhập công ty là gì

 Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó.

 Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh.

 Thu nhập có thể có được từ nhiều nguồn khác nhau, có thể từ lao động, từ việc sở hữu những giấy tờ có giá trị, từ thừa kế, được tặng cho…

 II. Các bí quyết tăng doanh số bán hàng

 1. Khuyến mãi cho khách hàng

 Một cách rất đơn giản để bạn có thể tăng doanh số bán hàng là bắt đầu chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng. Không nhất thiết phải đưa ra những phần thưởng có giá trị lớn, bạn có thể xây dựng chính sách giảm giá, chiết khấu cho khách hàng thân thiết, hoặc tặng một món quà nhỏ cho khách hàng nhân dịp sinh nhật.

 Bạn có thể xây dựng các chương trình tích điểm thưởng để thể hiện sự quan tâm và ưu đãi đối với các khách hàng thân thiết, khuyến khích khách hàng quay lại mua hàng nhiều hơn. Chương trình này có thể xây dựng qua hình thức thẻ tích điểm, hoặc theo dõi trực tiếp giá trị mua hàng của khách hàng thông qua các phần mềm bán hàng thông minh

 2. Tập trung chăm sóc các khách hàng hiện tại

 Nếu làm một phép so sánh, bạn sẽ thấy rõ ràng rằng chi phí để giữ một khách hàng hiện tại thấp hơn rất nhiều so với chi phí cần để thu hút một khách hàng mới. Một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để giữ chân khách hàng quay lại với bạn là chính sách chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng. Hỏi ý kiến đánh giá khách hàng về sản phẩm, tập chung vào chính sách bảo hành, bảo trì sản phẩm sẽ thể hiện bạn quan tâm tới sự hài lòng của khách hàng, khiến họ vừa lòng và thường xuyên lui tới cửa hàng của bạn hơn.

 3. Tập trung vào các tiện ích sản phẩm, thay vì liệt kê tính năng

 Để thu hút sự chú ý của khách hàng, thay vì liệt kê một danh sách dài các tính năng của sản phẩm, bạn cần phân tích và nắm được các nhu cầu của khách hàng, từ đó tập trung vào các lợi ích sản phẩm đem lại, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Cách tiếp cận này sẽ nhắm đúng tới tâm lý của khách hàng, thể hiện sự quan tâm của bạn và giúp bạn dễ dàng bán hàng thành công hơn.

 4. Marketing truyền miệng

 Chi phí cho 1 chiến dịch marketing truyền miệng rất ít so với một chiến dịch marketing truyền thống, hơn nữa khách hàng thường có xu hướng tin vào sự giới thiệu của bạn bè, người thân hơn là thông qua các chiến dịch truyền thông, quảng cáo. Bạn có thể thông qua các khách hàng thân thiết giới thiệu sản phẩm tới bạn bè của họ. Một phần thưởng nhỏ như việc giảm giá mua hàng cho khách hàng sẽ khích lệ họ thực hiện chiến dịch marketing truyền miệng giúp bạn tốt hơn.

 5. Tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng telesales

 Telesales hay cold calling – tiếp cận khách hàng tiềm năng qua điện thoại là một công việc khá khó khăn và đòi hỏi nhiều sự nghiên cứu.

 Cho đến nay, telesales vẫn giữ được vai trò quan trọng của mình trong các mảng ngành như bất động sản, bảo hiểm, tư vấn dịch vụ,… chưa có số liệu chính thức nào chỉ ra rằng telesales không còn hiệu quả trong việc tiếp cận khách hàng cả.

 Vậy nên, có thể telesales sẽ hiệu quả hoặc không với ngành của bạn, hãy cứ thử nhé.

 6. Chọn giá bán hợp lý

 Thực hiện các cuộc nghiên cứu, khảo sát thị trường và đối thủ để xác định được mức giá hợp lý cho sản phẩm của bạn. Nếu sản phẩm của bạn có giá bán cao hơn so với mặt bằng chung, hãy đảm bảo rằng chúng có những chất lượng vượt trội.

 Ngoài ra, giá còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như thương hiệu, giá trị vô hình mà nó đem lại.

 III. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

 1. Quan hệ cung cầu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường :

 Do tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận theo nguồn cơ chế thị trường nên doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố quan hệ cung – cầu hàng hoá dịch vụ. Sự biến động này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự ứng xử thích hợp để thu được lợi nhuận. Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ lớn trên thị trường sẽ cho phép các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh để đảm bảo cung lớn. Điều đó tạo khả năng lợi nhuận của từng đơn vị sản phẩm hàng hoá, nhưng đặc biệt quan trọng là tăng tổng số lợi nhuận. Cung thấp hơn cầu sẽ có khả năng định giá bán hàng hoá và dịch vụ, ngược lại cung cao hơn cầu thì giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ thấp điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng sản phẩm hàng hoá hay tổng số lợi nhuận thu được.

 Trong kinh doanh các doanh nghiệp coi trọng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, còn giá cả có thể chấp nhận ở mức hợp lý để có lãi cho cả doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp thương mại, khuyến khích khách hàng có thể mua với khối lượng lớn nhất để có tổng mức lợi nhuận cao nhất. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp kích thích cầu hàng hoá và dịch vụ của mình, nhất là cầu có khả năng thanh toán bằng cách nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, cải tiến phương thức bán …

 2. Chất lượng công tác chuẩn bị cho quá trình kinh doanh :

 Để cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp đạt tới lợi nhuận nhiều và hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện, các yếu tố chi phí thấp nhất. Các đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạo khả năng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí hoạt động và giá thành sản phẩm giảm. Do đó cơ sở để tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp công nghiệp là chuẩn bị các đầu vào hợp lý, tiết kiệm tạo khả năng tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

 Nội dung của công tác chuẩn bị cho quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiệm vụ, tính chất sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Trước hết đó là chuẩn bị tốt về khâu thiết kế sản phẩm và công nghệ sản xuất. Thiết kế sản phẩm và công nghệ chế tạo hợp lý sẽ tạo điều kiện giảm thời gian chế tạo, hạ giá thành, tạo lợi nhuận cho quá trình tiêu thụ.

 Tiếp đó là chuẩn bị tốt các yếu tố vật chất cần thiết cho quá trình hoạt động như lao động ( số lượng, chất lượng, cơ cấu ) máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất được thuận lợi, nhịp nhàng và liên tục giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 Cuối cùng là doanh nghiệp phải có phương án hợp lý về tổ chức điều hành quá trình sản xuất ( tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý ).

 3. Nhân tố về trình độ tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm :

 Tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá và dịch vụ là quá trình thực hiện sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố đầu vào như lao động, vật tư, kỹ thuật … để chế tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Qúa trình này tiến hành tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra số lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, chi phí sử dụng các yêu tố để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ đó.

 Điều đó chứng tỏ rằng muốn tạo ra lợi nhuận cao cần phải có trình độ tổ chức sản xuất sao cho tiết kiệm được chi phí ở mức tối đa mà không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm tiêu thụ.

 4. Nhân tố trình độ tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ :

 Sau khi doanh nghiệp đã sản xuất được sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo quyết định tối ưu về sản xuất thì khâu tiếp theo sẽ là phải tổ chức bán nhanh, bán hết, bán với giá cao những hàng hoá và dịch vụ đó để thu được tiền về cho quá trình tái sản xuất mở rộng tiếp theo.

 Lợi nhuận của quá trình hoạt động kinh doanh chỉ có thể thu được sau khi thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Do đó tổ chức tiêu thụ khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ tiết kiệm chi phí tiêu thụ sẽ cho ta khả năng lợi nhuận. Để thực hiện tốt công tác này doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng các mặt hàng hoạt động về tổ chức mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm, công tác quảng cáo marketing, các phương thức bán và dịch vụ sau bán hàng.

 5. Trình độ tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp :

 Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp là một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quá trình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp bao gồm các khâu cơ bản như định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh. Các khâu quản lý quá trình hoạt động kinh doanh tốt sẽ tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi chí quản lý. Đó là điều kiện quan trọng để tăng lợi nhuận.

 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp qua phân tích ở trên phải chính do doanh nghiệp khắc phục bằng chính ý chí chủ quan muốn đạt được lợi nhuận cao của mình. Ngoài ra còn có những nhân tố ảnh hưởng khách quan từ phía bên ngoài môi trường kinh doanh đó là nhân tố chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.

 6. Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước :

 Doanh nghiệp là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân, hoạt động của nó ngoài việc bị chi phối bởi các quy luật của thị trường nó còn bị chi phối bởi những chính sách kinh tế của nhà nước ( chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái … )

 Trong điều kiện kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước cần nghiên cứu kỹ các nhân tố này. Vì như chính sách tài khoá thay đổi tức là mức thuế thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, hoặc khi chính sách tiền tệ thay đổi có thể là mức lãi giảm đi hay tăng lên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay vốn của doanh nghiệp.

 Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp. Các nhân tố này được tiếp cận theo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, chúng có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Việc nghiên cứu các nhân tố này cho phép xác định các yêu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó xác định các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

 7. Tăng cường tiêu thụ những sản phẩm có tỷ trọng lợi nhuận cao :

 Mỗi doanh nghiệp thu được những nguồn lợi nhuận khác nhau từ những mặt hàng tiêu thụ khác nhau. Đối với những mặt hàng tiêu thụ có tỷ trọng lợi nhuận lớn doanh nghiệp phải phấn đấu tăng lượng tiêu thụ và chú trọng vào sản xuất mặt hàng đó nhiều hơn. Trong điều kiện cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất kinh doanh theo kiểu tổng hợp do vậy mà cơ cấu mặt hàng rất đa dạng và phong phú. Có thể có mặt hàng không có lãi hay lãi thấp, có mặt hàng có lãi cao vậy để tăng lợi nhuận doanh nghiệp nên chú trọng việc tăng mặt hàng thu được lợi nhuận cao.

 8. Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và các chi phí khác nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp :

 Đây là nhân tố quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, giá thành là tổng hợp của nhiều nhân tố chi phí tạo nên trong đó bao gồm các chi phí chính như : Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng thứ nữa là các chi phí tiền lương, tiền công và cuối cùng là chi phí cố định ( thể hiện qua việc khấu hao tài sản cố định hàng năm được tính vào giá thành ) do vậy để hạ giá thành sản phẩm cần phải giảm các nhân tố chi phí trên
– Biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng : Cần phải cải tiến định mức tiêu hao, cải tiến phương pháp công nghệ, sử dụng tổng hợp nguyên liệu, vật liệu thay thế, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm chi phí mua sắm, vận chuyển, bảo quản và tiết kiệm nguyên vật liệu.

 – Biện pháp giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm :

 Muốn giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm cần tăng nhanh năng suất lao động bằng cách cải tiến công tác tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghiệp, nâng cao trình độ người lao động, có chế độ khuyến khích người lao động thích hợp bằng cách áp dụng hình thức lương hưởng đúng mức.

 Năng suất lao động tăng nhanh hơn chi phí về tiền lương bình quân sẽ cho phép giảm chi phí trong giá thành sản phẩm. Do đó khoản mục chi phí và tiền công trong giá thành sản phẩm sẽ giảm theo tỷ lệ với tỷ trọng tiền lương trong giá thành sản phẩm.

 – Biện pháp giảm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm : Giảm chi phí cố định ở đây không có nghĩa là phải đầu tư những công nghệ rẻ tiền, cũ kỹ mà phải sử dụng những công nghệ tiên tiến nhằm tăng lượng sản phẩm sản xuất ra. Tốc độ tăng sản phẩm hàng hoá sẽ làm cho chi phí cố định trong giá thành sản phẩm giảm vì tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng sản phẩm. Như vậy để tăng lượng sản phẩm sản xuất, phải mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động.

 Trên cơ sở tính toán được ảnh hưởng của các nhân tố trong giá thành sản phẩm ta phải kết hợp các nhân tố để làm sao giảm được các chi phí ở mức tối ưu ( không nhất thiết là giảm càng nhiều càng tốt như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm ).

 IV. Vai trò của nâng cao lợi nhuận với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp :

 Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, đồng thời đó còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và hoạt động khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp đó đi đến chỗ phá sản. Từ trước đến nay nước ra có hàng loạt các xí nghiệp, doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể do làm ăn không có hiệu quả, trong đó có cả xí nghiệp nhà nước, tư nhân … Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp.

 – Tạo ra khả năng để tiếp tục kinh doanh có chất lượng và hiệu quả cao hơn.

 – Đảm bảo tái sản xuất mở rộng.

 – Việc không ngừng nâng cao lợi nhuận là đảm bảo hiệu quả kinh doanh thể hiện năng lực, trình độ quản lý sản xuất và sự năng động của đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, một doanh nghiệp tạo được lợi nhuận chứng tỏ là đã thích nghi với cơ chế thị trường.

 – Lợi nhuận càng cao thể hiện sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp càng vững chắc, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, thực hiện đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, tăng khả năng cạnh trạnh … từ đây là tạo đà nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

 – Sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đạt lợi nhuận cao sẽ có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động. Ngoài phần tiền công mà mỗi lao động nhận được theo nguyên tắc phân phối theo lao động , lợi nhuận của doanh nghiệp còn góp phần nâng cao thu nhập của người lao động thông qua phần phối phối vào qũy phúc lợi và qũy khen thưởng. Chính yếu tố kinh tế đó sẽ tạo nên sự gắn bó của cán bộ công nhân với doanh nghiệp.

 – Lợi nhuận là điều kiện tài chính để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm với xã hội. Thông qua việc nộp ngân sách đầy đủ sẽ giúp cho nhà nước thực hiện công tác phúc lợi đối với xã hội, đất nước … tạo điều kiện cho đất nước phát triển, thực hiện tốt chủ trương công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Vì mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân nên bản thân doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì nền kinh tế trong nước mới phát triển.

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: mst thủy biển đông tnhh cổ seaspimex việt nam hà giang tuyển chiên cp xnk miền hải thơ mekong tp hưng sa đéc tháp bến tre nha trang cà mau đoàn anh huy thiên mã bắc nẵng apt sài gòn vĩnh thịnh an giống (bianfishco) chánh bim cỏ may kiên kisimex hương nt pangavina trăng stapimex ấn dương 404 thuốc thuỷ gấu vàng nông hùng 2019 2018 hậu củ hiệp bạch hàn ngọc tphcm cấp ninh ld dinh dưỡng cam ranh simmy mai sông huế sơn hóa vạn đức hoa thắng khẩu ngô quyền lạnh (tnhh) tm dv sx thú y mebipha á ngã bảy vietnam (seaprodex) vương úc nhánh phố hồ viên hồng toàn phước thới ô môn nuôi trồng khai sạch 9 tĩnh sang yi tomboy (incomfish) đường hòa b tân mtv navifeed grobest tongwei cargill lan new hope me kong newhope thăng vina âu vân thái thạnh lộc quận 12 tuyendung & tấn vn a chăn mỹ xinan ant 2017 austfeed greenfeed cj emivest mavin anco usfeed kyodo sojitz de heus tôn cám (ksf) xổ misa bosch báo ree nhồi bông ung thư giả quỹ mây đô lần trái cây 700 kg phê lâm apa (agifish) pharma agifish gò đàng hiếu trí ntsf căn xuân tuyen uv up uyên hoàn vinh quang vũng tàu đắc yên (minh phu seafood corp) địa