Tổng quan doanh nghiệp thành lập từ dự án đầu tư

 Mô hình BOT, BTO, BT đang thu hút 1 lượng lớn các công ty mới được thành lập để thực hiện dự án, xây dựng diện mạo mới cho quốc gia

 Cách thức hoạt động của các dự án BOT, BTO, BOO theo nguyên tắc, chính phủ và công ty thực hiện dự án sẽ hợp đồng xây dựng 1 công ty phục vụ người sử dụng. Qua đó thì người sử dụng sẽ đóng vai trò thanh toán cho công ty thực hiện dự án

 Đây là hình mẫu phát triển cơ sở hạ tầng mà VN đang hướng tới, ngoài những điều tích cực thì cách thức hoạt động này còn tiềm ẩn những vấn đề tiêu cực. Hãy cùng dvdn 247 tìm hiểu 1 số mô hình mẫu dự án hiện nay

 Thành lập doanh nghiệp dự án bt (xây dựng-chuyển giao)

 Nhu cầu thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án bt đang rất chuộng hiện nay. Vì khả năng sinh lời khủng khiếp nếu như dự án BT thâu tóm được mảnh đất vị trí đắc địa trong quỹ đất

 Giá những khu đất dùng để thanh toán dự án BT được định giá thấp hơn thị trường trong khi đây đều là quỹ đất giá trị vàng. Rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập làm giàu rất nhanh từ dự án đầu tư BT

 Thành lập doanh nghiệp dự án ppp mô hình đầu tư công tư

 Thành lập doanh nghiệp dự án PPP được quy định tại Điều 42 Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư

 – Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án phù hợp với mục tiêu, phạm vi hoạt động đã thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

 – Đối với dự án thực hiện theo hợp đồng BT hoặc dự án nhóm C, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định 15/2015/NĐ-CP hoặc trực tiếp thực hiện dự án nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án.

 Thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp dự án còn được hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư 06/2016/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư như sau:

 – Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định 15/2015/NĐ-CP. Tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và hợp đồng dự án.

 – Đối với dự án thực hiện theo hợp đồng BT, dự án nhóm C của nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc trực tiếp thực hiện dự án, nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án.

 – Điều kiện, thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp đồng dự án và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở đề xuất của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư

 – Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được góp theo tiến độ thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Tại thời Điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp dự án, nhà đầu tư quyết định giá trị tài sản thuộc vốn chủ sở hữu của mình để góp vốn Điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trường hợp vốn Điều lệ của doanh nghiệp dự án thấp hơn mức vốn chủ sở hữu theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 15/2015/NĐ-CP, nhà đầu tư phải cam kết tăng vốn Điều lệ trong quá trình thực hiện dự án để bảo đảm góp đủ vốn chủ sở hữu theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án.

 Trên đây là quy định về Thành lập doanh nghiệp dự án PPP