Ưu điểm và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

 Ưu điểm và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp

 Mỗi một loại hình doanh nghiệp có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Luật DeHa xin chia sẻ một số ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp qua bài viết dưới đây để quý khách tham khảo.

  1. Công ty cổ phần

 Ưu điểm của công ty cổ phần:

 – Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;

 – Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề (thực tế hiện nay thì ưu điểm này không phải là tuyệt đối vì các loại hình công ty đều có quyền kinh doanh ngành nghề, lĩnh vực gần như nhau, thậm chí công ty TNHH còn có nhiều lợi thế hơn trong việc kinh doanh các ngành nghề có tính chất đối nhân – không đối vốn như dịch vụ kế toán, tư vấn Luật …).

 – Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;

 – Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;

 – Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần (đối với công ty Đại chúng, công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán thì chỉ có công ty cổ phần mới có quyền này).

 Nhược điểm của công ty cổ phần:

 Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định như:

 – Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;

 – Việc thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

 2.Công ty tnhh 2 thành viên trở lên

  – Ưu điểm:

    Thứ nhất, các thành viên công ty TNHH 2 thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn đã góp nên ít gây cho rủi ro các thành viên.

   Thứ hai, chế độ chuyển nhượng, mua lại phần vốn góp được quy định chặt chẽ thế nên tránh được tình trạng người lạ, hoặc đối thủ muốn thâm nhập vào công ty.

       – Nhược điểm:

    Thứ nhất, chế độ trách nhiệm hữu hạn gắn với các thành viên nên cũng gây ảnh hưởng một phần đối với các đối tác khi tham gia ký kết hợp đồng với công ty so với các loại hình doanh nghiệp khác.

   Thứ hai, về cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty được quy định chặt chẽ của pháp luật so với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.

  Thứ ba, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Do đó, việc huy động vốn của loại hình công ty này bị hạn chế so với công ty cổ phần

      Như vậy, về bản chất công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên là loại hình công ty có số lượng thành viên hạn chế, các thành viên cùng góp vốn, cùng quản lý, cùng chia lãi, cùng chịu lỗ dựa trên tỷ lệ phần vốn góp vào công ty. Các cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên cần đáp ứng các điều kiện cần và đủ theo quy định của pháp luật.

 3.Công ty tnhh một thành viên

Về ưu điểm của công ty trách nhiệm một thành viên

 Theo luật doanh nghiệp năm 2014 và nghị định 78/2015/NĐ-CP về doanh nghiệp thì Công ty trách nhiệm một thành viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu do đó chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty và không cần phải xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác.

 Ngoài ra do có tư cách pháp nhân nên người chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm về các hoạt độn của công ty trong pham vi số vốn góp vào công ty nên sẽ ít gây ra rủi ro cho chủ sở hữu. Đây cũng là một ưu điểm vượt trội hơn hẳn nếu so sánh với các doanh nghiệp tư nhân.

Bên cạnh những ưu điểm trên thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên còn có những nhược điểm sau

 Thứ nhất do ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở trên là chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn vào công ty nên uy tín của công ty với các đối tác, bạn hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng.

 Thứ hai là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về mặt pháp luật sẽ chịu sự điều chỉnh chặt chẽ hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.

 Thứ ba khi phải huy động vốn thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. Do đó việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tương đối khó khăn.Nếu trong trường hợp gặp khó khăn mà cần phải huy động vốn từ bên ngoài thì việc này dường như là không thể, người chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ có thể tự xoay xở vay vốn để huy động vốn cho công ty để công ty tiếp tục hoạt động.

 4.Công ty hợp danh

 . Ưu điểm của công ty hợp danh

 Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh. Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.

 Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp. Do số lượng các thành viên ít. Và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

 Thành viên hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao. Tạo sự tin cậy cho đối tác.

 Ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn. Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh.

 Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý. Thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

  Nhược điểm của công ty hợp danh

 Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

 Tuy có tư cách pháp nhân nhưng Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Các thành viên sẽ tự bỏ thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới.

 Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm. Đối với các khoản nợ của công ty hợp danh. Phát sinh từ những cam kết của công ty. Trước khi thành viên đó rút khỏi công ty.

 Công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân.

 

 tag: samsung   vinamilk   coca   cola   dược   hậu   giang   du   saigontourist   xây   dựng   đô   may   việt   tiến   acecook   fpt   bánh   kẹo   hải   hà   sữa   10   vedan   domesco   viettel   nestle   nội   thất   agifish   bảo   hiểm   bibica   học   đình   honda   tân   hiệp   khí   thuốc   lá   thương   mại   thời   trang   vận   tải   unilever   coca-cola   yamaha   camus   vietravel   nam   vina   pnj   logistics   nippon   paint   dòng   sơn   sửa   chữa   gì   vinfast   nhà   nước   con   hội   thách   thức   mô   nổi   bật   khuyết   bày   sài   gòn   tourist   âm   thanh