Văn hóa doanh nghiệp là gì – Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì

 Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đời sống tinh thần và tính cách của một con người, và là phần quyết định đến sự thành bại về lâu dài của doanh nghiệp.

 Những thành phần của văn hóa doanh nghiệp gồm 3 phần chính : tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua 2 yếu tố

 – Hữu hình: Đồng phục, khẩu hiệu, nghi thức, quy định, nhạc phim công ty, tập san nội bộ, các hoạt động,…

 – Vô hình: Thái độ, phong cách, thói quen, nếp nghĩ của những con người trong tổ chức.

  văn hóa doanh nghiệp là gì ?

 Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua đồng phục

 Hiện nay có rất nhiều định nghĩa xoay quanh về khái niệm văn hóa doanh nghiệp, có một vài cách định nghĩa khác như :

 “Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực”. (Gold, K.A.).

 “Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.).

 “Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”. (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.).

 Nhìn chung, mọi định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp đều được giải thích thông qua giá trị chung của doanh nghiệp, thường là những giá trị vô hình được đúc kết qua nhiều năm và là cái quan trọng nhất của doanh nghiệp.

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

 ăn hóa doanh nghiệp là tài sản quý của doanh nghiệp, quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực… văn hóa doanh nghiệp trong quản lý thể hiện hai vai trò quan trọng sau:

 Thứ nhất, VHDN là công cụ triển khai chiến lược. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển cần thiết phải xây dựng bản chiến lược hoạt động tương lai, xây dựng định hướng kinh doanh cần thực hiện, chỉ rõ thị trường mục tiêu của doanh nghiệp gồm: lĩnh vực hoạt động chủ yếu, khác hàng mục tiêu,… và định hướng hoạt động sản xuất như sản phẩm sản xuất, chất lượng, giá cả, dịch vụ. Sau khi xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp thì mục tiêu kế hoạch có đạt được hay không phụ thuộc vào hiệu quả triển khai thực hiện chiến lược như thế nào. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp không thành công trong triển khai chiến lược do không tập hợp thống nhất được thành viên trong tổ chức. Do chiến lược được thực hiện bởi tất cả mọi thành viên của doanh nghiệp, tuy nhiên mỗi người tham gia vào một tổ chức với nhiệm vụ riêng, cương vị khác nhau và sở hữu những kỹ năng hành động không giống nhau. Họ là những mắt xích khác nhau trong một cỗ máy, nhưng để cỗ máy hoạt động theo hướng đã định thì buộc các mắt xích này phải phối hợp và thống nhất với nhau. Điều đó chỉ có thể đạt được nếu có những quy tắc hành động thống nhất để hướng dẫn, chi phối việc ra quyết định và hành động của mọi thành viên trong tổ chức, và đó không thể là gì khác ngoài yếu tố văn hóa.

 + Thứ hai, Văn hóa doanh nghiệp là cách tạo động lực cho người lao động và sự đoàn kết cho doanh nghiệp.

 Quynh

 

 Lý thuyết văn hóa doanh nghiệp được phát triển dựa trên hai yếu tố: giá trị và con người. Giá trị là những niềm tin được thể hiện trong triết lý hành động gồm các quan điểm, cách tư duy, cách giải quyết công việc mà các thành viên trong doanh nghiệp lựa chọn sẽ sử dụng làm thước đo để đánh giá các quyết định, nguồn động lực để hành động và mục tiêu để phấn đấu. Việc xây dựng các giá trị nhằm làm chuẩn mực chung để các thành viên bên tronglàm cơ sở, căn cứ  phấn đấu, và là cái mốc cho bên ngoài sử dụng để đánh giá về doanh nghiệp.

 Giá trị là những đóng góp về phúc lợi, về sự phồn vinh và phát triển của xã hội, về việc gìn giữ và phát triển các giá trị đạo đức và nhân văn con người của doanh nghiệp. Giá trị được hình thành trên cơ sở những chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội và kinh doanh. Trong quá trình tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một trong số những chuẩn mực mà xã hội thừa nhận và coi trọng làm giá trị và triết lý chủ đạo của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đưa ra những cam kết của mọi thành viên trong việc tự nguyện phấn đấu vì những giá trị và kiên trì theo đuổi những triết lý đó. Giá trị là  yếu tố tạo nên hình ảnh của doanh nghiệp trong xã hội. Từ những giá trị và triết lý tốt đẹp các thành viên trong doanh nghiệp xây dựng nên mà doanh nghiệp và các thành viên trong doanh nghiệp được xã hội đánh giá cao, là cơ sở tạo nên thương hiệu, tên tuổi của doanh nghiệp. Yếu tố căn bản của VHDN là về con người, vì con người; chính những con người trong doanh nghiệp đã tạo nên văn hóa doanh nghiệp: người lãnh đạo đóng vai trò khởi xướng, thành viên tổ chức đóng vai trò hoàn thành. Con người đã hiện thực hóa những giá trị được tuyên bố, ngược lại, giá trị được tuyên bố làm cho việc làm và sự nỗ lực của mỗi thành viên có ý nghĩa. Giá trị là chất keo gắn kết con người lại với nhau, tạo nên động lực hành động cho con người, làm cho mỗi người tự nguyện cam kết hành động vì mục tiêu chung. Nhờ văn hóa doanh nghiệp mà nhà quản lý có thể triển khai chiến lược kế hoạch, công việc nhanh chóng và dễ dàng hơn. Công việc quản lý lúc này có thể được thực hiện chủ yếu là quản lý bằng văn hóa –  nhấn mạnh vai trò tự quản của từng cá nhân, khích lệ tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, thành viên tổ chức, hướng tới việc khơi dậy nguồn sức mạnh tiềm ẩn ở mỗi thành viên, tập hợp sức mạnh tập thể từ các cá nhân. Quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp là quản lý bằng ý thức, tự quản lý.

Các ví dụ về văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa của công ty Zappos

 Zappos là thương hiệu thương mại điện tử bán giày dép online lớn nhất thế giới. Vậy văn hóa của công ty này trông thế nào?

 Nó bắt đầu từ chính những buổi phỏng vấn đầu tiên, tiêu chí phù hợp với văn hóa công ty là tiêu chí quan trọng, chiếm tới hơn 50% số điểm của ứng viên. Zappos đưa ra 10 giá trị cốt lỗi cho từng thành viên trong công ty của họ:

  1. Cung cấp dịch vụ tuyệt vời
  2. Nắm bắt và sẵn sàng thay đổi
  3. Tạo sự vui vẻ và hơi “dị biệt”
  4. Phiêu lưu, sáng tạo, cầu tiến
  5. Theo đuổi mục tiêu phát triển và học hỏi
  6. Xây dựng mối quan hệ thành thực
  7. Xây dựng tinh thần tích cực trong nhóm
  8. Làm nhiều hơn với nguồn lực ít hơn
  9. Giữ đam mê
  10. Luôn khiếm tốn

 văn hóa làm việc ở zappos

 Nhân viên sẽ vượt qua những bài kiểm tra kỹ năng và thể hiện năng lực để thăng tiến trong sự nghiệp. Môi trường làm việc tốt, đem lại nhiều lợi ích cho nhân viên, luôn làm họ thỏa mãn và hạnh phúc là cách tiếp cận của Zappos trong quá trình xây dựng văn hóa công ty. Khi bạn có văn hóa công ty tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và thương hiệu tốt sẽ tự đến.

 Bài học: Zappos tuyển nhân viên dựa vào tiêu chí phù hợp với văn hóa công ty. Tạo ra những quy chuẩn trong công ty, sau đó tìm kiếm những ứng viên phù hợp chính là tôn chỉ của Zappos.

Văn hóa doanh nghiệp của Twitter

 Nhân viên của Twitter luôn là những người không ngừng ca ngợi về văn hóa tuyệt vời của công ty họ. Những cuộc họp tổ chức trên tầng thượng, đồng nghiệp thân thiện, môi trường giúp đỡ nhau, đặc biệt mỗi cá nhân trong công ty đều cảm thấy mình là một phần của tầm nhìn phát triển chung.

 văn hóa công ty Twitter

 Nhưng nhân viên của Twitter ở trụ sợ chính tại San Francisco còn được cung cấp các bữa ăn miễn phí, các lớp dạy yoga, và các kì nghỉ không giới hạn. Và điều tuyệt vời nhất ở Twitter là các nhân viên cảm giác rằng họ đang làm việc với những người thông minh

 Bài học: Môi trường làm việc thân thiện, cởi mở là nền tảng cho văn hóa công ty vững chắc.

Văn hóa doanh nghiệp của Google

 Sẽ là sai lầm nếu nhắc đến văn hóa công ty mà không có cái tên Google. Văn hóa công ty của Google đã vô cùng nổi tiếng trong nhiều năm trở lại đây.

 Những bữa ăn miễn phí, kì nghỉ, tiệc tùng cho nhân viên, hoa hồng tài chính, những buổi thuyết trình bởi lãnh đạo, phòng gym, cho phép mang theo chó vào văn phòng,…. và rất nhiều điều tuyệt vời khác. Những nhân viên của Google được biết tới như những người tài năng và xuất chúng nhất thế giới.

 văn hóa doanh nghiệp của Google

 Do Google ngày càng phát triển, và công ty này đã mở rộng nhiều văn phòng chi nhánh tại nhiều quốc gia, việc giữ vững văn hóa này như tại trụ sở chính trở nên khó khăn hơn. Công ty càng lớn, văn hóa này càng phải thay đổi đề phù hợp với nhân viên bản địa và khả năng quản lý.

 Tuy vậy, Google vẫn gặp một số phản hồi từ nhân viên rằng họ bị stress do làm việc trong môi trường quá cạnh tranh, và văn hóa công ty chưa giúp họ có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

 Bài học: Kể cả những văn hóa tốt nhất cũng có thể thay đổi để đáp ứng được lợi ích phát triển của toàn công ty. Văn hóa công ty thành công sẽ giúp doanh nghiệp đó thành công.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực như thế nào?

 Trong thời buổi cạnh tranh, các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng có sự đầu tư cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, không chỉ nhằm thu hút nguồn nhân lực tài năng mới, mà còn tạo dựng sự tự hào về doanh nghiệp của các nhân viên cũ.

 Dưới đây là 6 bước cụ thể, giúp các nhà lãnh đạo lên kế hoạch xây dựng cho doanh nghiệp mình một văn hóa tốt đẹp:

Bước 1: Xác định các giá trị của doanh nghiệp

 Bạn cần trả lời 3 câu hỏi quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp chúng ta tồn tại với mục đích gì?
  • Chúng ta tin tưởng vào những giá trị nào?
  • Tầm nhìn, sứ mệnh của doanh gnhiệp là gì?

 Văn hóa doanh nghiệp không chỉ tồn tại ở những buổi party, đồ ăn, đồ uống miễn phí. Thứ mà mọi người thực sự muốn là cần hiểu rõ được, họ đang làm việc vì cái gì, và trong tương lại họ trở thành cái gì. Nếu không xác định được các giá trị cụ thể, những nhân viên sẽ cảm thấy dần chán nản và bỏ đi.

 xác định các giá trị của doanh nghiệp

 Những giá trị này không tồn tại dựa trên 1 câu nói được sơn đẹp đẽ trên tường, ở một góc đẹp nhất nơi tất cả mọi người đều nhìn thấy. Nó phải là các hành động cụ thể, công việc cụ thể, gắn liền với trải nghiệm làm việc của mọi người.

Bước 2: Đánh giá lại văn hóa doanh nghiệp hiện tại

 Văn hóa doanh nghiệp bắt đầu từ chính những nhân viên đầu tiên. Nhữnng thứ họ tin tưởng và các giá trị họ đem lại cũng như hướng đến chính là văn hóa. Chỉ cần từ 5 – 10 người, bạn đã có những hình dung rõ ràng về văn hóa doanh nghiệp hiện tại. Hãy xem xét lại và đưa ra các điều chỉnh phù hợp

 Ở các doanh nghiệp nhỏ, vai trò của đội ngũ lãnh đạo là vô cùng quan trọng, bởi sự gần gũi cũng như khả năng kết nối và sức ảnh hưởng mạnh mẽ.

Bước 3: Đầu tư thời gian vào xây dựng thương hiệu

 Thương hiệu doanh nghiệp chính là những gì nhân viên suy nghĩ, cảm nhận và chia sẻ với người xung quanh về cách họ làm việc. Một thương hiệu tốt sẽ góp phần quan trọng xây dựng được văn hóa doanh nghiệp bền vững.

 Sự tự hào chính là chìa khóa, giúp mọi nhân viên có những thái độ tích cực hơn, chủ động hơn trong công việc của mình.

Bước 4: Tối ưu quy trình tuyển dụng

 Khi nhắc tới quy trình tuyển dụng, hãy dành nhiều thời gian hơn trong việc lựa chọn những nhân sự phù hợp bởi lẽ, nếu không cùng mục tiêu, mục đích, sẽ tốn rất nhiều thời gian của cả 2 mà không đi đến đâu cả.

 tối ưu quy trình tuyển dụng

 Dưới đây là một vài điểm cần lưu ý khi tuyển dụng:

  • Hãy đảm bảo rằng các ứng viên đồng tình với văn hóa và giá trị của doanh nghiệp
  • Tối ưu hóa quy trình tuyển dụng thành nhiều phần, nhiều góc độ
  • Ưu tiên cho thái độ, nhiều hơn là kinh nghiệm và kỹ năng.

Bước 5: Liên tục củng cố giá trị doanh nghiệp

 Có những chương trình, phần thưởng để khuyến khích mọi người thực hiện theo giá trị doanh nghiệp là bí quyết để bạn xây dựng văn hóa thành công. Hãy có những phần thưởng cho những cá nhân với các đóng góp cụ thể nhé.

 Một số ví dụ như:

  • Phần thưởng cho những cá nhân có đóng góp tích cực
  • Tặng quà vào ngày sinh nhật
  • Tổ chức các buổi team-building, workshop,…

Bước 6: Kiểm soát và đo lường sự hiệu quả

 Bạn có thể đo lường sự hiệu quả bằng nhiêu cách, như thực hiện các buổi khảo sát, đánh giá hay phỏng vấn nhân viên của mình xem họ có hài lòng với những văn hóa mà doanh nghiệp đang muốn xây dựng hay không.

 kiểm soát và đo lường sự hiệu quả

 Hãy liên tục kiểm soát & đo lường cũng như tối ưu các hoạt động để xây dựng văn hóa tích cực.

 Xây dựng văn hóa công ty là một trong những nỗ lực quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệpnào – và đồng thời cũng là chìa khóa để tuyển dụng và duy trì một đội ngũ gắn bó với năng suất cao.

Những công ty Việt Nam có văn hóa doanh nghiệp đáng học hỏi

Văn hóa doanh nghiệp vinamilk

 Vinamilk xây dựng rất rõ ràng các giá trị và chính sách dành cho nhân viên trong văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk. Đặc biệt thái độ và tinh thần của nhân viên, doanh nghiệp đều được thể hiện rất rõ.

  • Đối với doanh nghiệp/ chủ sở hữu doanh nghiệp: “Nỗ lực mang lại lợi ích vượt trội cho các cổ đông, trên cơ sở sử dụng hiệu quả và bảo vệ mọi nguồn tài nguyên của Vinamilk.”
  • Đối với nhân viên: “Đối xử tôn trọng, công bằng với mọi nhân viên. Vinamilk tạo cơ hội tốt nhất cho mọi nhân viên để phát triển sự bình đẳng, xây dựng và duy trì môi trường làm việc thân thiện, an toàn và cởi mở.”
  • Đối với khách hàng: “Vinamilk cung cấp sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Vinamilk cam kết chất lượng đạt tiêu chuẩn cao nhất, giá cả cạnh tranh và trung thực với mọi giao dịch.”

 Trong các hoạt động, Vinamilk luôn gắn kết hoạt động xã hội với văn hóa doanh nghiệp. Vinamilk thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội như: tài trợ các giải thi đấu thể thao, tổ chức chương trình hỗ trợ giáo dục: Đom Đóm tỏa sáng, Kinh khí cầu cùng Vinamilk vươn tới trời cao,… Đồng thời, Vinamilk còn tổ chức các chương trình tư vấn chăm sóc sức khỏe, cả khách hàng với nhân viên, thể hiện sự quan tâm với nhân viên tận tâm.

 Tại các nhà máy và cơ quan làm việc của Vinamilk đều sơn hai màu xanh và trắng. Nó thể hiện sự đồng nhất trong logo, nhãn hiệu và khẩu hiệu của Vinamilk. Nhân viên nhận thức tác phong làm việc nghiêm túc từ các quy định tới phong cách, đồng phục làm việc gọn gàng và sạch sẽ.

 Thái độ làm việc của nhân viên luôn phải thân thiện, nhiệt tình và tâm huyết. Trước khi các nhân viên được tham gia làm việc chính thức, Vinamilk trước tiên đào tạo trình độ chuyên môn cơ bản, quy định và các tác phong làm việc.

 Văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk còn tập trung đào tạo về lịch sử hình thành, các câu chuyện về sữa và dinh dưỡng. Đồng thời, các bài học lịch sử về truyền thống tốt đẹp trong văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk đều được lan truyền.

 Với chính sách giữ chân nhân tài, Vinamilk thường niên tổ chức các đợt liên hoan, tuyên dương các thành tích nhân viên và rút kinh nghiệm cho nhân viên. Để gắn kết nhân viên, Vinamilk thường xuyên tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ, giải đấu giao lưu để thắt chặt sự đoàn kết của nhân viên. Bên cạnh đó các chính sách Vinamilk còn chăm lo cho gia đình các nhân viên, tổ chức các hoạt động chăm lo cho nhân viên, giúp họ an tâm làm việc cho Vinamilk lâu dài.

Văn hóa doanh nghiệp vingroup

 Vingroup là nơi tập trung những con người ưu tú của Dân tộc Việt Nam và các bạn đồng nghiệp Quốc tế – những người có tư tưởng và hành động kỷ luật, có tài năng và bản lĩnh, có lòng yêu nước và tự tôn dân tộc, hướng thiện và có tinh thần làm việc quyết liệt, triệt để vì những mục đích tốt đẹp.

 Mỗi thành viên của Vingroup luôn chủ động, nỗ lực học hỏi, phấn đấu không ngừng để hoàn thiện bản thân, luôn lấy Văn hóa Tập đoàn và 6 giá trị cốt lõi của Tập đoàn làm kim chỉ nam để điều chỉnh mọi hành vi của mình.

 Chúng tôi không ngừng sáng tạo để hướng tới mục tiêu “Con người tinh hoa – Sản phẩm/dịch vụ tinh hoa – Cuộc sống tinh hoa – Xã hội tinh hoa”. Và mỗi ngày trôi qua, khắp nơi trên đất nước Việt Nam, bất kể ngày đêm, nắng mưa, các công trình mang thương hiệu Vingroup vẫn vươn cao mãi. Tất cả vẫn ngày đêm nỗ lực vì một Vingroup phát triển bền vững, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai.

 Với tinh thần thượng tôn kỷ luật, văn hóa Vingroup, trước hết chính là văn hóa của sự chuyên nghiệp thể hiện qua 6 giá trị cốt lõi ” TÍN – TÂM – TRÍ – TỐC – TINH – NHÂN”. Văn hóa làm việc tốc độ cao, hiệu quả và tuân thủ kỷ luật đã thấm nhuần trong mọi hành động của Cán bộ nhân viên (CBNV), tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa Vingroup phát triển vượt bậc trong mọi lĩnh vực tham gia.

 Sự quyết liệt, nhiệt huyết không chỉ là đặc điểm nổi bật trong công việc mà cũng là nét văn hóa đặc trưng của Vingroup trong các hoạt động văn thể và hoạt động vì cộng đồng. Với tinh thần “Cơ thể khỏe mạnh – Tinh thần sảng khoái – Tác phong nhanh nhẹn”, chiều thứ Sáu hàng tuần, CBNV Tập đoàn đều đặn tham gia các hoạt động thể thao giải trí như: nhảy Flasmod, bóng chuyền, bóng đá, tennis… trong các “Ngày hội sống khỏe”.

 Phát huy 6 giá trị cốt lõi, Tập đoàn đã phát động các chương trình thi đua như phong trào “Người tốt việc tốt”, phong trào thi đua thực hành tiết kiệm hiệu quả, chiến dịch đào tạo 12 giờ chuyển đổi để thành công… Các chương trình giúp cho CBNV thay đổi cách nghĩ, cách làm việc, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.

 Để truyền thông kịp thời mọi thông tin của doanh nghiệp cũng như các hoạt động phong trào diễn ra trên toàn quốc, nội san “Ngôi nhà Vingroup” đã được ra đời là không gian chung cho CBNV giao lưu, tìm hiểu và thêm tự hào về lịch sử của Tập đoàn.

 Tại Vingroup, mỗi thành viên đều xác định và coi nơi đây là ngôi nhà thứ 2, nơi mình gắn bó và dành phần lớn thời gian hàng ngày để sống và làm việc. Ở bất cứ vai trò và vị trí nào, chúng tôi luôn tự hào là Người Vingroup.

Văn hóa doanh nghiệp viettel

 Có thể nói Viettel có những bước phát triển thần tốc chính là nhờ văn hóa doanh nghiệp độc đáo, được thể hiện ở giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp này theo đuổi từ khi khai sinh.

 Tất cả cán bộ, nhân viên Viettel luôn nhận thức rằng lý thuyết là màu xám, chỉ có cây đời là mãi xanh tươi. Lý luận là để tổng kết thực tiễn, rút ra kinh nghiệm, tiệm cận chân lý và dự đoán tương lai. Người Viettel cần có lý luận và chân dự đoán để dễ dẫn dắt. Nhưng chỉ có thực tiễn mới khẳng định được những lý luận và dự đoán đó là đúng hay sai. Người Viettel nhận thức và tiếp nhận chân lý thông qua thực tiễn hoạt động.
Người Viettel hành động theo phương châm “dò đá qua sông” và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Người Viettel cũng đánh giá con người thông qua quá trình thực tiễn.

 Văn hóa Viettel đề cao nhận thức môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp nên cần có tư duy hệ thống để đơn giản hóa các phức tạp. Mỗi một tổ chức phải có tư tưởng và tầm nhìn chiến lược, lý luận dẫn dắt  và hệ thống làm nền tảng. Một hệ thống muốn phát triển nhanh về qui mô thì phải chuyên nghiệp hóa. Một hệ thống tốt thì con người bình thường có thể tốt lên. Hệ thống tốt tự nó vận hành đã có thể giải quyết được trên 70% công việc, nhưng không được để tính hệ thống làm triệt tiêu vai trò của các cá nhân.

 Người Viettel hành động trên cơ sở xây dựng hệ thống lý luận cho các chiến lược, giải pháp, bước đi và phương châm hành động. Đó là sự vận dụng qui trình 5 bước để giải quyết vấn đề từ chỉ ra vấn đề, tìm nguyên nhân, tìm giải pháp, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá thực hiện. Để giải quyết tốt vấn đề các nhân sự Viettel phải hiểu tận gốc và sáng tạo theo quy trình ăn – tiêu hóa – sáng tạo.

Văn hóa doanh nghiệp fpt

 Sau một thời gian thành lập FPT đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp với những nét độc đáo riêng biệt. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của công ty, giúp FPT vươn lên là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam. Cụ thể chúng ta có thể điểm qua những yếu tố tạo nên sự thành công trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp FPT như sau:

STICO – Sáng tạo không ngừng 

 Có thể bạn không biết FPT có thể phát triển mạnh mẽ như hôm nay là nhờ có triết lý nền tảng gồm 5 chữ: “Sâu, Sáng, Tuyệt, Thông, Phong”. Trong đó Sâu được hiểu là sâu sắc trong triết lý, Sáng là sáng suốt trong việc lãnh đạo, quản lý, Tuyệt trong chất lượng tuyệt hải, Thông suốt về chọn lọc thông tin, Phong phú trong sáng tác company.

Nét văn hóa doanh nghiệp độc đáo tạo nên thành công
Nét văn hóa doanh nghiệp độc đáo tạo nên thành công

 Đặc biệt các thành viên trong ngôi nhà chung FPT vẫn luôn tự hào về STICO như một nét văn hóa riêng không phải doanh nghiệp nào cũng có. FPT chính là nôi cho ra đời những bài hát ngộ nghĩnh được lưu truyền trong nội bộ. Những bài hát này đều mang những giá trị triết lý riêng sâu sắc về quản trị. Nó thể hiện sự tự do trong sáng tạo cho nhân viên và sự lãnh đạo có tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo công ty.

 Chủ tịch FPT Software từng nói: “Nếu không đặt niềm tin vào nhân viên, đừng hi vọng có đội ngũ nhân sự tốt“. Hay như câu nói hài hước mà nội bộ vẫn lưu truyền với nhau: “Nhân viên tự do, lãnh đạo cười to, cả làng sung sướng”.

Đề cao tính dân chủ

 Tại FPT tất cả những ý kiến cá nhân đều được tôn trọng. Nếu ý tưởng bị xung đột thì chính văn hóa doanh nghiệp mà công ty xây dựng sẽ điều hòa xoa dịu tình hình chung tạo nên tinh thần đồng đội của tập đoàn. Chính vì tôn trọng tính dân chủ mà FPT đã đạt đến thành công rực rỡ như ngày hôm nay. Mỗi một thành viên của FPT đều mang trong mình niềm tự hào doanh nghiệp, đoàn kết với doanh nghiệp để bước tiếp trên con đường chinh phục những thành tựu mới. Lãnh đạo của tập đoàn FPT từng khẳng định: “Dù FPT sau này có bị mua bán hay thuộc về tay tập đoàn nước ngoài đi chăng nữa, người FPT vẫn mãi là người FPT”.

 Văn hóa doanh nghiệp FPT

Kết nối, gắn kết bền chặt các thành viên

 Văn hóa doanh nghiệp FPT được thể hiện rõ nhất qua các sự kiện thường niên. Sức mạnh và sự đoàn kết của tập thể được thể hiện trong các trò chơi tập thể và các buổi kick – off. Khi tham gia các trò chơi đồng đội nhân viên công ty được tiếp xúc và hiểu rõ về nhau hơn. Từ đó gắn kết mọi người với nhau nâng cao yếu tố con người và đẩy mạnh yếu tố môi trường làm việc mở kích thích sáng tạo. Có thể nói thành công của FPT chính là chất keo kết nối, gắn kết các thành viên với nhau để cùng phát triển.

 Trên đây là một số thông tin về văn hóa doanh nghiệp FPT và những yếu tố tạo nên thành công trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp ích cho bạn đọc.

 

 

 

 

 Tag: cấu liệu báo sổ du evn apple mẫu trốn trạng pdf facebook chế vietnam airlines mai linh tieu luan trúc th true milk thegioididong coca cola 7 cáo bưu unilever 11 di starbucks phi trực toyota nestle vietjet air cty 4 ôn wiki