Xử Lý Công Ty Nợ Lương

 Nhiều bạn băn khoăn không biết nên làm gì khi công ty nợ lương, dưới đây dvdn247 xin được chia sẻ bài hướng dẫn xử lý trường hợp này

 1. Nếu công ty nợ lương bạn thì phản ứng sao cho hợp lý

 Bước 1: Bạn làm đơn khiếu nại trực tiếp lên Ban Giám Đốc công ty để yêu cầu thanh toán lương.

 Bước 2: Nếu công ty không giải quyết quyền lợi về tiền lương cho bạn thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp về tiền lương lên Sở Lao động thương binh xã hội để được hòa giải.

 Bước 3: Trường hợp hòa giải không thành, hoặc phía công ty vẫn không thực hiện trách nhiệm của mình sau phiên hòa giải này thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án cấp quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở yêu cầu Tòa giải quyết.

 2. Mẫu đơn khiếu nại công ty nợ lương

 _______________________________________

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

 _______________

                                                   ……(1), ngày….. tháng …… năm…….

 ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ (Mẫu)

  

 Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………………………………….

  

 Họ và tên người khởi kiện: (3)………………………………………….……….

  

 Địa chỉ: (4) ……………………………….………. Họ và tên người có quyền và lợi ích được bảo vệ (nếu có) (5) ……

  

 Địa chỉ: (6) …………………….…………….………. Họ và tên người bị kiện: (7) ……..………………………..….…….

  

 Địa chỉ: (8) ……………………….…………. Họ và tên người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)…….. ……

  

 Địa chỉ: (10) ………………….………………………….……………………. Yêu cầu Toà án giải quyết những vấn đề sau đây đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (11)……………………………..…………………………………………………………………

  

 Họ và tên người làm chứng (nếu có) (12)……..………………………………………………………..

  

 Địa chỉ: (13) ………………………………………….………………………….…………………….

  

 Những tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)

 1……………………………………………………………………………………………………….

 2……………………………………………………………………………………………………….

 …………………………………………………………………………………………………………

  

 (Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)

 …………………………………………………………………………………………………………

 …………………………………………………………………………………………………………

  

 Người khởi kiện (16)

  

 Hướng dẫn viết đơn khởi kiện theo mẫu số 01

 (1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày…..tháng…..năm……).

 (2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

 (3) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi họ và tên; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

 (4) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).

 (5), (7) và (9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

 (6), (8) và (10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

 (11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.

 (12) và (13) Ghi họ và tên, địa chỉ nơi người làm chứng cư trú (thôn, xã, huyện, tỉnh), nếu là nơi làm việc, thì ghi địa chỉ nơi người đó làm việc (ví dụ: Nguyễn Văn A, công tác tại Công ty B, trụ sở làm việc tại số …phố…quận…TP Hà Nội).

 (14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu gì và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …)

 (15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

 (16) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

 3. Quy định xử phạt vi phạm về tiền lương

 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định như sau:

 “Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

 3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:

 a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

 b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

 c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

 d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

 đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

 4. Phạt tiền người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

 a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

 b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

 c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

 6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 a) Buộc trả đủ tiền lương cho người lao động theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

 b) Buộc trả khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.

 Tag: nhân tiếng anh là kiện oz 482 ảnh 12 xây dựng khởi thủ tục minh đăng ninh bình tbo vina đà nẵng phải viên thử ở đâu tết cũ nghỉ cách muốn