Bài học kinh doanh hay

 Bài học kinh doanh hay

 Học kinh doanh gồm những gì ?

 Vì là ngành học bao quát, cho nên Quản trị bao gồm rất nhiều những nghành quản trị. Và mỗi ngành quản trị nhỏ đó lại đem đến cho bạn những kỹ năng khác nhau về quản trị trong hoạt động kinh doanh. Sau đây là những ngành học, khi bạn theo đuổi ngành Quản trị kinh doanh thì chắc chắn bạn sẽ phải nghe qua và phải luôn nắm vững nó:

 – Ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp:

 Là ngành chủ yếu đào tạo những nhà quản lý, quản trị đòi hỏi bạn phải nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, các kiến thức về chức năng, quá trình kinh doanh và quản trị ở các doanh nghiệp; đã sẵn có kỹ năng cơ bản để vận dụng trong kinh doanh nói chung và thực hành tốt trong một số công việc chuyên môn.Trong quá trình đào tạo không chỉ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về nghề quản lý mà còn phải làm rõ trách nhiệm đối với nghề nghiệp và bồi dưỡng lòng tự tin và yêu nghề.

 Quản trị kinh doanh hướng đến có thể cung cấp cho xã hội một đội ngũ nhân lực có khả năng thực hiện một số kỹ năng quản lý và tư vấn trong công tác quản lý các doanh nghiệp, các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

 Sinh viên khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh:

 + Phòng kinh doanh, dịch vụ khách hàng, giao dịch, hành chính nhân sự, makerting, PR

 + Có thể làm giám đốc, quản lý xuất nhập khẩu, quản lý khách sạn, khu giải trí, nhà hàng;

 + Có thể tham gia mọi loại hình công việc như quản lý sản xuất, bán lẻ, tổ chức cung cấp dịch vụ, bảo hiểm, nghiệp vụ khách sạn,

 + Tham gia hoạt động nghiên cứu, tư vấn, đào tạo, tự thành lập, tham gia thành lập để làm chủ sở hữu doanh nghiệp, tham gia công tác quản lý nhà nước về các hoạt động kinh tế…

 – Chuyên ngành quản trị doanh nghiệp

 Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp đào tạo chuyên sâu về quản lý trong lĩnh vực kinh doanh, trang bị kỹ năng cho bạn về quản trị chiến lược và quản trị điều hành các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay.

 Các môn học tiêu biểu của chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp: Quản trị chiến lược, Tài chính doanh nghiệp, Luật kinh doanh; Quản trị dự án, Quản trị văn phòng, Quản trị Logistics, Quản trị sản xuất…

 – Chuyên ngành Quản trị khởi nghiệp

 Mặc dù quản trị kinh doanh tổng hợp đã giúp ít cho người kinh doanh nhưng nếu thực sự đam mê startup thì bạn không thể bỏ qua chuyên ngành học Quản trị khởi nghiệp

 Chuyên ngành này sẽ phác họa toàn cảnh quá trình một tổ chức, công ty được thành lập, tồn tại, phát triển và đạt đến thành công. Đây được xem là nguồn thông tin giá trị cho những cá nhân có đam mê kinh doanh, nuôi hoài bão làm chủ doanh nghiệp hoặc mong muốn đưa doanh nghiệp gia đình đến một tầm cao mới.

 Những môn học gắn liền với chuyên ngành này gồm có Quản trị hộ kinh doanh gia đình, Khởi tạo khởi nghiệp, Marketing khởi nghiệp, Nghệ thuật lãnh đạo, Quản trị chiến lược, Quản trị nguồn nhân lực…

 – Quản trị Logistics

 quan-tri-kinh-doanh-gom-nhung-chuyen-nganh-nao

 Thêm một vấn đề đang được rất nhiều sự quan tâm từ phía xã hội và thị trường nhân lực. Hai năm gần đây, Logistics là chuyên nghành học nổi lên bởi tính thiết thực của nó dành cho cơ hội việc làm của các bạn trẻ. Và Quản trị kinh doanh cũng đào tạo chuyên ngành học này cho những bạn trẻ đam mê về công việc vận tải, quản lý chuỗi cung ứng.

 Quản trị Logistics mang đến cho bạn các kiến thức và kỹ năng liên quan đến chuỗi cung ứng vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa với nhiều phương thức khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển.

 Với những đặc thù trên, chương trình đào tạo không thể thiếu những môn học gắn liền với chuyên ngành Quản trị Logistics như: Tổ chức giao nhận vận tải trong Logistics, Quản trị kho hàng và nguyên vật liệu, Quản trị chuỗi cung ứng, Vận tải hàng không trong Logistics, Quản trị chất lượng…

 Vì sao nên học kinh doanh ?  Tại sao phải học kinh doanh

 – Kinh doanh và chuyên ngành liên quan (như nhóm FAME – tài chính, kế toán, quản trị và kinh tế) là một trong các lĩnh vực đươc giảng dạy rộng khắp các trường trên thế giới, đặc biệt là cấp độ đại học. Có thể bạn chưa hiểu rõ tại sao cử nhân ngành kinh doanh luôn đươc các doanh nghiệp chào đón, đó là bởi vì ngày nay có quá nhiều ngành công nghiệp cung cấp dịch vụ cho mọi nhu cầu đời sống của xã hội loài người người ngày càng hiện đại, cho dù là nhỏ nhất, nhu cầu lao động trong các ngành này tăng cao, vì vậy cơ hội việc làm với mức thu nhập cao cho các cử nhân kinh doanh ngày càng đa dạng. Nhưng nếu bạn vẫn chưa thực sự thuyết phục, thì dưới đây sẽ là một số lý giải sâu hơn cho câu hỏi “ tại sao nên học kinh doanh”
– Điều quan trọng đầu tiên là có rất nhiều loại bằng cử nhân kinh doanh cho bạn lựa chọn, mỗi loại có những đặc thù và lợi ích khác nhau, phù hợp với tùng người trong từng giai đoạn phát triển và mục tiêu nghề nghiệp khác nhau.

 Các loại bằng kinh doanh.
– Thuật ngữ “bằng kinh doanh” thường được biết đến như một nhóm gồm khá nhiều khóa học, một số thuộc về chuyên ngành và một số ngành liên quan, một số mang tinh học thuật hơn, một số lại chỉ tập trung phát triển chuyên môn thức tiễn. Bạn có thể phân loại các loại bằng cấp kinh doanh theo mức độ (ví dụ: đại học, sau đại học, nghiên cứu). Một số môn học sẽ nằm trong chương trình học của rất nhiều ngành kinh doanh như:
○ Kế toán Khoa học quản lý Khoa học máy tính;
○ Tài chính Xã hội học Khởi nghiệp;
○ Marketing Luật Ngôn ngữ hiện đại;
○ Quản trị nhân lưc Kỹ thuật định lượng (toán học);
○ Quản lý chiến lược Kinh tế
– Trong chương trình đại học chuyên ngành kinh doanh, sinh viên có thể tiếp thu được một nền tảng kiên thức đa dạng về kinh doanh, trước khi chọn lĩnh vực chuyên sâu để theo học. Từ cấp độ thạc sĩ trở lên, sinh viên có thể tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cụ thể mà mình muốn theo đuổi, có thể theo sở thích của mình. Trong khi đó, bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh và các chương trình Executive MBA lại nhắm vào các đối tượng có kinh nghiệm chuyên môn cao và đặc biệt là sự tập trung vào phát triển chuyên môn. Cho dù bạn học ở trình độ nào trong ngành kinh doanh, cho dù bạn chọn lĩnh vực chuyên môn nào để theo đuổi, tất cả các chương trình học của chuyên ngành kinh doanh đều nhấn manh vào ứng dụng lí thuyết thực tiễn, thông qua nghiên cứu, kĩ năng giải quyết vấn đề, dự án, làm việc nhóm, thực tập, đề án.

 Cơ hội nghề nghiệp cho ngành kinh doanh
– Nhiều trường Đại học và khoa kinh doanh đã tận dụng sự song hành giữa thách thức về mặt lý thuyết và tính tập trung thực tiễn để thu hút các sinh viên thực sự khao khát khám phá chuyên ngành học mang tính cạnh tranh nhưng hợp tác cao này. Tuy nhiên, câu trả lời cho câu hỏi “ Tại sao lại học kinh doanh” sẽ được giải đáp tốt nhất nếu như được đặt trong khung tham chiếu với các cơ hội về nghề nghiệp.
Cử nhân chuyên ngành kinh doanh có khả năng làm việc trong vô số các lĩnh vực khác nhau, mà không nhất thiết liên quan đến kinh doanh. Cơ hội công việc cho cử nhân chuyên ngành kinh doanh ngày càng nhiều, bao gồm nhiều vị trí trong các ngành kế toán tài chính. Các lĩnh vực đang cần nhiều lao động kinh doanh như marketing và quảng cáo, sale, nhân sự và tư vấn doanh nghiệp. Sự đa dạng và sự phong phú về công việc với một tấm bằng kinh doanh nền tảng hấp dẫn đối với nhiều sinh viên.
– Nếu như bạn chưa có định hướng phát triển sự nghiệp của mình sau khi tốt nghiệp, bạn có thể xem xét tham gia vào một trong các chương trình đào tạo sau đại học mà nhiều tập đoàn quốc tế đang thực hiện. Các chương trình này cho phép sinh viên thực tập trong các mảng khác nhau của lĩnh vực kinh doanh ở nhiểu nơi trước khi theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp cuối cùng.
– Với tấm bằng kinh doanh bạn cũng có thể để ứng tuyển vào các vị trí trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức khởi nghiệp mới, tổ chức từ thiên, tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ. Nếu bạn có ý tưởng khả thi, kiến thức về khởi nghiệp bạn có thể xem xét tự điều hành công ty của riêng mình.
– Tùy thuộc vào sở thích cũng như chuyên môn, bạn có thể xem xét những công việc sau:
○ Tư vấn quản lý Giảng dạy/ đào tạo Marketing
○ Thương mại Kế toán giám định Khảo sát thị trường
○ Quảng cáo Bán lẻ Phòng nhân sự
○ Ngân hàng đầu tư Quản lý bán lẻ Phòng quan hệ cộng đồng
○ Quản lý ngân hàng Nhân viên kinh doanh Quản lý phân phối và vận tải
○ Bảo lãnh phát hành bảo hiểm Sản phẩm tiêu dùng

 Kinh doanh và mức lương mong muốn
– Như đã đề cập ở trên, tiềm năng về thu nhập chính là tâm điểm thu hút và thúc đẩy các sinh viên ngành kinh doanh, bạn không nên mong đợi một mức lương quá cao ngay sau khi ra trường, những kỹ năng và kiến thức về kinh doanh sẽ tạo điều kiện để bạn thăng tiến trong công việc, dễ dàng leo lên vị trí quản lý với một mức lương cao hơn.
– Thông điệp cho bạn là: tấm bằng cử nhân kinh doanh không tự nó tạo ra được nguồn thu nhập cao – mặc dù việc tốt nghiệp từ một trường kinh doanh danh tiếng với một điểm cao sẽ dễ dàng mở ra những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn với mức lương hấp dẫn. Bạn cần tự chứng minh bản thân, sẵn sàng làm việc chăm chỉ, đối mặt với cạnh tranh, nếu như muốn đạt được mục tiêu trong sự nghiệp với múc lương mong muốn.
– Trong báo cáo của cao đẳng PaySay 2013-2014, mức lương khởi điểm trung bình cho cử nhân kinh doanh là $43,500 cho đến $71,000. Con số này đương nhiên là tùy thuộc vào chuyên môn, các cử nhân kinh doanh quốc tế thường có mức lương khởi điểm là $43,800 đến $83,700, với ngành tài chính: $49,200 – $87,100, kế toán: $45,300 – $74,900, nhân lực: $38,000-$63,900 đô, quản lý tổ chức:$41,900-$60,300 đô, quản lý marketing: $42,100-$80,200.
– Với trình độ thạc sĩ, mức lương này còn cao hơn nhiều. theo như báo cáo xu hướng lương và công việc TopMBA.com mới nhất, mức lương cho thạc sĩ lên đến $109,200 ở Mỹ và Canada. ở các nước Châu Âu thì thấp hơn một chút, trong khi ở ÚC, cũng khoảng $117,800.

 Kỹ năng chuyển giao từ ngành kinh doanh
– Trong khi học chuyên ngành kinh doaanh, bạn có thể mở rộng được kiến thức cũng như là các kỹ năng khác trong các lĩnh vực khác như: quan hệ khách hàng, tài chính, quản lý, chiến lược, chính sách kinh doanh, truyền thông, IT. Bạn cũng có thể học hỏi được rất nhiều các kĩ năng chuyển giao giá trị, có thể ứng dụng sau này nếu như bạn quyết định đi theo một ngã rẽ nghề nghiệp hoàn toàn mới như:
○ Hiểu về cách vận hành một tổ chức
○ Kỹ năng giao tiếp
○ Tư duy phân tích, phê bình
○ Kỹ năng xử lý vấn đề
○ Ra quyết định
○ Tư duy logic
○ Kỹ năng thuyết trình, viết báo cáo
○ Công nghệ số, kỹ năng diễn giải số liệu tài chính
○ Tạo động lực, quản lý thời gian hiệu quả
○ Quản lý nguồn lực, dự án
○ Nắm bắt được biến động kinh tế, những thay đổi ảnh hưởng đến doanh nghiệp

 Học cách làm giàu từ kinh doanh

 Bài học kinh doanh cần biết trước tuổi 40

 Bài học số 1

 Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận. Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án. Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái. Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau.

 Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong… bao lâu!

 Bài học số 2

 Một cô gái bán hoa nếu qua đêm với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu qua đêm với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu qua đêm với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng.

 Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!

 Bài học số 3

 Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.

 Kết luận: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.

 Kỹ năng trong công việc

 Bài học số 4

 Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?”

 Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”

 Kết luận: Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.

 Bài học số 5

 Một con chim nhỏ bay về phương Nam tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị lanh cứng và rơi xuống một cánh đồng lớn. Trong lúc nó nằm đấy, một con bò đi qua ỉa vào người nó. Con chim nằm giữa đống phân bò nhận ra rằng nó đang ấm dần. Đống phân đã ủ ấm cho nó. Nó nằm đấy thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. Một con mèo đi ngang, nghe tiếng chim hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh, con mèo phát hiện ra con chim nằm trong đống phân, nó liền kéo con chim ra ăn thịt.

 Bài học xương máu:

 1. không phải ai “đi nặng” vào người mình cũng là kẻ thù của mình

 2. không phải thằng nào kéo mình ra khỏi đống phân cũng là bạn mình

 Bài học số 6

 Một tu-sĩ nam ngỏ ý mời tu-sĩ nữ đi chung xe. Người nữ chui vào xe, ngồi bắt chéo chân để lộ 1 bên bắp chân. Người nam suýt nữa thì gây tai nạn. Sau khi điều chỉnh lại tay lái, người nam thò tay mò mẫm lên đùi người nữ. Nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam liền bỏ tay ra. Nhưng sau khi vào số, nam lại tiếp tục sờ soạng chân nữ. Một lần nữa nữ kêu: “Xin ngài, hãy nhớ điều răn 129″. Nam thẹn quá: “xin lỗi nữ, tôi trần tục quá”. Tới nơi, nữ thở dài và bỏ đi.

 Vừa tới nhà tu, nam vội chạy vào thư viện tra cứu ngay cái điều răn 129 ấy, thấy đề: “Hãy tiến lên, tìm kiếm, xa hơn nữa, con sẽ tìm thấy hào quang.”

 Bài học xương máu: Nếu anh không nắm rõ thông tin trong công việc của mình anh sẽ bỏ lỡ 1 cơ hội lớn.

 Những lưu ý trong việc kinh doanh

 Bài học số 7

 Ông chồng đi tắm sau khi vợ vừa mới tắm xong, đúng lúc chuông cửa reo. Vợ vội quấn khăn tắm vào và chạy xuống mở cửa. Cửa mở thì ra là ông hàng xóm Bob. Chị vợ chưa kịp nói gì thì Bob bảo: tôi sẽ cho chị 800 đô nếu chị buông cái khăn tắm kia ra. Suy nghĩ 1 chút rồi chị vợ buông khăn tắm, đứng trần truồng trước mặt Bob. Sau vài giây ngắm nghía, Bob đưa 800 đô cho chị vợ rồi đi. Chị vợ quấn lại khăn tắm vào người rồi đi lên nhà.

 – Vào đến phòng tắm, chồng hỏi: Ai đấy em?

 – Vợ: ông Bob hàng xóm.

 – Chồng: Tốt. thế hắn có nói gì đến số tiền 800 đô hắn nợ anh không?

 Bài học xương máu: Nếu anh trao đổi thông tin tín dụng với cổ đông của mình kịp thời thì anh đã có thể ngăn được sự “phơi bày”.

 Bài học số 8

 Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa.

 Kết luận: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.

 Bài học số 9

 Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!

 Kết luận: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!

 Bài học số 10

 Hai con bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở to ra. Bồ câu trống ngẩn tò te.

 Bài học rút ra: “thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn.

 Bài học cuộc sống

 Bài học số 11

 Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Đức vua băng hà.

 Bài học rút ra: trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.

 Bài học số 12

 Quạ thấy chó ngậm khúc xương quá ngon, bèn đánh liều lao xuống mổ vào đầu chó. Bị bất ngờ, chó bỏ chạy để lại khúc xương. Quạ ngoạm lấy khúc xương nhưng nặng quá không tha nổi. Chó, sau khi hoàn hồn, thấy kẻ tấn công chỉ là con quạ nên quay lại táp một cú, quạ chết tươi.

 Bài học rút ra: đừng chiếm thị trường nếu bạn biết là không giữ được nó.

 Bài học số 13

 Ba con thú dữ là sói, gấu và cáo thay nhau ức hiếp đàn dê. Dê đầu đàn bèn nói với cả bầy: “Ta nên mời một trong ba gã sói, gấu hay cáo làm thủ lĩnh của chúng ta”. Cả đàn dê bất bình, nhưng ba “hung thần” nghe tin này rất mừng. Thế là chúng quay sang tranh giành nhau quyền lãnh đạo, cuối cùng cáo dùng bẫy hại chết được sói và gấu. Nhưng rồi một mình nó không còn ức hiếp đàn dê được nữa.

 Bài học rút ra: hãy thận trọng khi nghe tin bạn sắp được làm sếp!

 Bài học số 14

 Một nhân viên bán hàng, một thư ký hành chính và một sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau, họ bắt được một cây đèn cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “Ta cho các con mỗi đứa một điều ước”. Tôi trước! Tôi trước! – Cô thư ký hành chính nhanh nhảu nói: Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời. Vút. Cô thư ký biến mất. Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: Tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm. Vút. Anh nhân viên bán hàng biến mất. Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: tôi muốn hai đứa ấy có mặt ở văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa.

 Bài học xương máu: luôn luôn để sếp phát biểu trước.

 Bài học số 15

 Một con đại bàng đang đậu trên cây nghỉ ngơi, chẳng làm gì cả. Con thỏ nhìn thấy thế hỏi: Tôi có thể ngồi không và chẳng làm gì như anh được không? Đại bàng trả lời: Được chứ, sao không. Thế là con thỏ ngồi xuống gốc cây nghỉ ngơi. Bỗng dưng một con cáo xuất hiện, vồ lấy con thỏ mà ăn thịt.

 Bài học xương máu: để được ngồi không mà chẳng cần làm gì, anh phải ngồi ở vị trí rất cao.

 Bài học số 16

 Một con gà tây trò chuyện với một con bò:

 “Giá mà tôi có thể bay lên ngọn cây kia thì thích quá, nhưng tôi không đủ sức”, gà tây thở dài.

 “Được rồi, tại sao bạn không nếm tý phân của tôi nhỉ? Nó có nhiều chất bổ lắm đấy”, bò trả lời. Gà tây mổ ăn phân bò và nó thấy quả là nó đã đủ sức bay lên cái cành thấp nhất. Ngày hôm sau, ăn thêm phân bò, nó bay lên được cành thứ hai. Cuối cùng, sau đêm thứ tư, gà tây khoái chí lên tới được ngọn cây. Nó lập tức bị một nông dân phát hiện, anh này bắn nó rơi xuống đất.

 Bài học xương máu: sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không thể giữ bạn ở đó mãi.

 Bài học kinh doanh của người nhật

 1. Tôn trọng chính thẻ card kinh doanh của mình

 Một cuộc gặp gỡ, người Nhật bao giờ cũng bắt đầu bằng việc trao đổi card kinh doanh với kiểu cách trịnh trọng cao. Lễ nghi được gọi là “meishi kokan”. Khi nhận card, người kinh doanh nhận bằng hai tay rồi đọc nó rất cẩn thận, đọc lại những thông tin được in trên card rất to, và sau đó đặt nó vào trong chiếc hộp chuyên để card hoặc đặt nó trên bàn ngay trước mặt của anh ta, sử dụng nó trong cuộc chuyện trò khi cần. Người kinh doanh không bao giờ cất luôn card vào túi. Đó được coi như một điều không tôn trọng người khác.

 Bạn học được gì? Việc trao đổi card là một cách chúng ra biểu lộ sự quan trọng trong việc làm ăn kinh doanh. Nó cho chúng ta thấy được giá trị của cuộc gặp, và bạn cũng sẽ nhận được giá trị của nó trong tương lai.

 Bạn nên thích nghi thế nào? Nếu ở Bắc Mỹ, trông bạn sẽ thật ngốc nghếch, thậm chí là sẽ bị chế nhạo nếu như bạn thực hiện đầy đủ nghi thức như vậy. Tuy nhiên, khi bạn nhận được card, tức là bạn sẽ nhận được nhiều thông tin quan trọng từ nó. Bạn sẽ không cảm thấy đó là một điều không cần thiết nếu như bạn nhớ được rằng, tên người cần liên lạc thật giá trị. Bạn sẽ bị coi là thật thô lỗ, thiếu tôn trọng người khác nếu “quẳng” ngay chiếc card của họ vào chiếc túi rối đóng “xoẹt” lại.

 2. Học tập từ những người đi trước

 Trong những cuộc gặp gỡ của người Nhật, họ luôn trực tiếp đưa ý kiến của mình tới người có cấp bậc cao nhất để giải trình dự định chứ không phải vì mục đích tăng sự chú ý của xếp với anh ta. Khi cúi chào, theo lễ phép chào hỏi của người Nhật, càng với người lớn tuổi, thâm niên lâu năm hơn, bạn càng phải cúi chào thấp hơn.

 Bạn học được gì? Văn hóa kinh doanh của người Nhật luôn coi trọng giá trị của những người đi trước vì sự hiểu biết, từng trải và cả những kinh nghiệm đáng quí mà họ cung cấp cho công ty. Dù bạn có ở thang bậc nghề nghiệp cùng nhau, nhưng những người tuổi lớn hơn bạn vẫn luôn quan trọng hơn bạn.

 Bạn nên thích nghi thế nào? Học tập từ những người đi trước, hay những người trên bạn trong cùng một tập thể, môi trường làm việc. Nếu như bạn không bằng lòng với người quản lý, hãy thẳng thắn góp ý với riêng cá nhân đó, và không bao giờ đòi hỏi quyền thế của ông ấy trước đám đông. Hiểu biết sẽ giúp con người tiến bộ lên những bậc cao hơn bởi những kỹ năng và kinh nghiệm mà chúng ta tích lũy được.

 3. Nâng cao tinh thần bằng những khẩu hiệu

 Rất nhiều doanh nghiệp của Nhật bắt đầu ngày làm việc của họ với một buổi sáng tập hợp tăng cao tinh thần hăng hái làm việc, nơi những công nhân thường xếp hàng và đồng hô khẩu hiệu của công ty. Đó là một cách gây cảm hứng hăng hái, tạo động lực và tạo lòng trung thành trong công việc. Và điều này cũng giúp cho mục tiêu của công ty luôn được giữ vững trong tâm trí của mỗi người.

 Bạn học được gì? Bề ngoài của lễ nghi này xem ra có vẻ giống một sự truyền bá tôn giáo, nhưng đó lại chính là những lời cổ vũ tinh thần trong công việc đối với người Nhật. Một cuộc tập hợp vào buổi sáng hàng ngày sẽ thay cho lời nhắc nhở một chiến lược, mục tiêu lâu dài của công ty, những lời có thể gây ra sự mơ hồ nếu cứ nhắc nhở từng cá nhân như một nghiệm vụ bắt buộc hàng ngày.

 Bạn nên thích nghi thế nào? Hãy nhắc nhở bản thân mỗi khi bạn đặt mình ngồi xuống ghế rằng mục tiêu công việc của bạn là gì. Hãy định lại trong đầu một mục tiêu lâu dài cho chính bạn, hãy nhận thức sự cần thiết sẽ đạt được của một tập nhóm cùng làm việc. Hãy liệt kê những khẩu hiệu bằng tay do chính bạn làm ra và sử dụng chúng khi bạn cảm thấy nản chí hay thiếu tự tin.

 phong-cach-nguoi-nhat

 4. Khuôn mặt nghiêm khắc

 Ngoại trừ những dịp làm cho người người Nhật thả sức cười, những nhân viên Nhật thường không diễn tả cảm xúc vui đùa trên khuôn mặt thay vào đó là một khuôn mặt khiêm khắc. Đặc biệt trong các cuộc họp, họ nói nhỏ, giọng nói rất thận trọng, và thường nhắm mắt khi chú ý gần tới người nói. Thói quen này với người nước ngoài thể hiện dấu hiệu của sự khó chịu.

 Bạn học được gì? Người Nhật hầu hết đều có những sự kính trọng trong tín ngưỡng ngay cả ở những nơi làm việc. Sự hài hước hiếm khi được vận dụng, ngoại trừ những câu nói đùa trong những giờ nghỉ. Rất khó có khó những sự động chạm cơ thể giữa những đồng nghiệp.

 Bạn nên thích nghi thế nào? Với chúng ta, dường như những nơi làm việc quá nghi thức như vậy dường như thật khó chịu và quá ngột ngạt. Bạn không muốn biến nơi làm việc thành những mảnh đất thiêng liêng, nhưng không có lý do nào để biến nó thành những nơi giống như nhà dành cho những người bạn. Vẻ chuyên nghiệp và tư cách cá nhân sẽ làm tăng sự kính trọng công việc, và vì thế cũng sẽ tăng sức sản xuất trong doanh nghiệp.

 5. Làm hết mình, chơi hết mình

 Sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt nhoài, những nhà kinh doanh của Nhật đều sẵn sàng “xả hơi” cho mình tới các quán bar sau những giờ làm việc. Nếu nơi bạn làm việc quá cứng nhắc hoặc lễ nghi, thì những người kinh doanh Nhật sẽ ghé tới để giải thoát tinh cách hà khắc mang từ công ty về. Một sở thích được ưa chuộng là tới các quán bar karaoke, nơi mọi người có thể thả sức hát tới tận nửa đêm thậm trí tới lúc giọng không còn để mà hát. Bên cạnh các địa điểm vui chơi giải trí để cân bằng với công việc, các câu lạc bộ khiêu vũ, hộp đêm còn là nơi những người cộng sự,đồng nghiệp chia sẻ thông tin, kí kết giao kèo để tăng cường mối quan hệ gắn bó lẫn nhau.

 Bạn học được gì? Một điều quan trọng là không để công việc chi phối quá nhiều cuộc sống của bạn. Thời gian rỗi là một phần quan trọng trong ngày của bạn. Nó giúp bạn giải tỏa đi sự căng thẳng và là thời gian yên tĩnh để bạn xua đi những lo âu.

 Bạn thích nghi thế nào? Hãy quên đi công việc trong một khoảng thời gian nhỏ dù chỉ là một lúc, thậm chí khi bạn đang ở cùng đồng nghiệp. Tận hưởng những giờ phút hạnh phút và tham dự những buổi tiệc tùng của công ty. Giao lưu cùng cả bạn bè bên ngoài công ty, cùng các hoạt động xã hội sẽ giúp bạn trở nên tự nhiên, giảm tính cứng nhắc.

 6. Mối quan hệ được đặt lên hàng đầu

 Giao thiệp rất quan trọng với người Nhật, nó thường được đề cập đến đầu tiên với mỗi mối quan hệ mới. Đặc điểm chung của những nhà kinh doanh Nhật là khả năng thích ứng cao trong các cuộc đàm phán. Và đặc biệt khả năng diễn thuyết của họ rất tốt nên dễ chiến thiện cảm của đối tác, thành công dành được hợp đồng cũng chiếm tỷ lệ cao. Làm quen, giao tiếp với những người có thanh thế, địa vị là khía cạnh mà người Nhật rất quan tâm để có thêm nhiều cơ hội làm ăn mới.

 Bạn học được gì? Hoàn thành bài phát biểu đầy trọng lượng sẽ mang lại cho bạn sự tin cậy và khả năng thành công lớn. Người Nhật cảm thấy nghĩa vụ của họ là phải trung thành với những hợp đồng đã ký, ngay cả sau khi ký kết, họ vẫn tôn trọng đối tác của mình.

 Bạn thích nghi thế nào? Chúng ta thường gọi đó là sự phô trương thanh thế bằng cách tự nhận là quen biết những nhân vật nổi danh, nhưng đây lại không được xem như là một thói quen đáng trọng. Bạn không muốn bị gọi là người khoác lác, nhưng thực tế đó lại là một điều quan trọng khi chúng ta ở trong một tổ chức. Xây dựng cầu nối mọi nơi, bạn sẽ nâng giá trị của mình lên. Một ngày bạn chỉ nhắc tới những thành công và bạn sẽ nhanh chóng đạt được giấc mơ trong sự nghiệp.

 Mỗi nền văn hóa khác nhau lại hé mở cho chúng ta những điều, những bí quyết thành công riêng sẵn có trong mảnh đất tự nhiên của họ. Cũng giống như vị của loại thức ăn lạ sẽ mang lại cảm giác thích thú, thêm nữa, những yếu tố của trong cuộc sống công việc của người nước ngoài mà bạn gom nhặt được khiến tầm nhìn của bạn thêm mở rộng và phong phú. Áp dụng những bí quyết của người Nhật sẽ khiến bạn nổi bật tại nơi mà bạn làm việc đấy.

 Bài học kinh doanh từ những ông trùm mafia

 Lãnh án nặng dù đã được FBI đề nghị hợp tác để giảm án, Louis Ferrante – một thành viên mafia cộm cán – đã dành tám năm rưỡi trong tù để… đọc sách

 Sau đó ra tù, tù tì ra ba cuốn sách như cách để hỗ trợ các tù nhân hoàn lương, hòa nhập với xã hội.

 Luật bố già là một trong ba cuốn đó, kể lại những câu chuyện trong thế giới ngầm, được đúc rút lại thành các bài học kinh doanh, ngắn gọn và gai góc: Chỉ trông cậy bản thân, Luyện trí nhớ, Tự tạo vận may cho mình, Đừng làm bẽ mặt ai trước đám đông….

 Tác phẩm đã được dịch sang 17 thứ tiếng và lọt vào danh sách những quyển sách kinh doanh hay nhất của Forbes.

 Bạn hãy đọc sách Luật bố già đề rút ra bài học kinh doanh từ những ông trùm mafia.

 Bài học kinh doanh của người ăn mày trên phố

 “Ăn mày cũng cần phải có phương pháp khoa học”, “tri thức quyết định tất cả” là lý do tại sao người ăn mày trong câu chuyện dưới đây có được mức thu nhập hơn hẳn những người làm công ăn lương khác.

 Tôi xách túi đồ Levi’s vừa mới mua ra khỏi khu trung tâm thương mại, sau đó đứng ở cửa đợi một người bạn. Một tay ăn mày nhìn thấy tôi liền xán lại gần và đứng trước mặt tôi, tiếp theo là một câu chuyện khiến tôi vô cùng thấm thía, nó giống như một bài học sinh động về nghiên cứu thị trường vậy.

 “Xin anh… cho tôi ít tiền đi”. Trong lúc chả có việc gì, tôi lấy một đồng xu trong túi vứt cho ông ta, đồng thời bắt chuyện.

 Không ngờ tay ăn mày này khá hoạt ngôn, ông ta kể: “… Anh biết không, tôi chỉ ăn xin quanh khu Bắc Hoa Cường này thôi? Tôi chỉ liếc mắt một cái là thấy anh, vào đây mua đồ Levi’s thì chắc hẳn là người chịu chi…”

 “Ồ? Ông có vẻ hiểu đời phết nhỉ?” Tôi ngạc nhiên nói.

 “Thì ăn mày cũng cần phải có phương pháp khoa học chứ”. Ông ta nói.

 Tôi càng ngạc nhiên hơn nữa, vô cùng thú vị bèn hỏi: “Thế ăn mày cũng cần phương pháp khoa học như thế nào?”

 Phân tích SWOT bản thân để cải thiện sự nghiệp
Phân tích SWOT bản thân để cải thiện sự nghiệp
“Đầu tiên, anh thử nhìn tôi xem có khác gì so với những tay ăn mày khác?”. Tôi liền nhìn kỹ ông ta, đầu bù tóc rối, quần áo rách nát, tay gầy trơ xương nhưng lại rất sạch sẽ.

 “Mọi người thường rất phản cảm với ăn mày nhưng tôi tin chắc rằng anh không hề phản cảm đối với tôi, điều này tôi tự cảm thấy được, và đó cũng là điểm mà tôi khác những tay ăn mày khác”. Ông ta nói.

 Tôi gật đầu đồng ý, quả thực là không phản cảm tý nào, thế nên tôi mới chủ động bắt chuyện với ông ta chứ.

 “Tôi biết phân tích SWOT, ưu thế, bất lợi, cơ hôi và nguy cơ. Đối với những đối thủ cạnh tranh, ưu thế của tôi chính là khiến mọi người cảm thấy không hề phản cảm. Cơ hội và nguy cơ đều là những yếu tố bên ngoài, tùy thuộc vào mật độ dân số và khu vực trọng yếu của Thâm Quyến…”

 “Tôi đã tính toán rất cụ thể rằng, hàng ngày người qua lại ở khu vực này lên đến hàng vạn người, người nghèo cũng lắm mà người giàu còn đông hơn. Như vậy, nếu như mỗi ngày tôi xin của mỗi người 1 đồng, thì mỗi tháng tôi sẽ kiếm được 30 vạn. Thế nhưng, không phải ai cũng sẽ cho tôi tiền, hơn nữa một ngày tôi làm sao xin được nhiều người như thế, cho nên tôi cần phải phân tích, đâu là khách hàng mục tiêu và đâu là khách hàng tiềm năng của tôi”.

 bài học kinh doanh từ người ăn mày doanhnhansaigon
Ông ta lấy giọng nói tiếp: “Ở khu vực này, khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% tổng số lượng người qua lại, tỉ lệ xin thành công chiếm khoảng 70%; khách hàng tiềm năng thì chiếm khoảng 20%, tỉ lệ xin thành công chiếm khoảng 50%; còn lại 50% số người, tôi chọn cách bỏ qua, bởi vì tôi không có đủ thời gian để thử vận may với họ”.

 “Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của mình”. Tôi vội hỏi.

 “Trước tiên, khách hàng mục tiêu là những thanh niên như anh đây, có thu nhập và chịu chi. Ngoài ra, các đôi tình nhân cũng nằm trong danh sách khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước người bạn khác giới của mình nên sẽ rất hào phóng.

 Tiếp nữa tôi chọn các cô gái xinh đẹp nhưng đi một mình làm khách hàng tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo sau nên đa số sẽ cho tiền cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều trong tầm tuổi từ 20 – 30. Còn những người ít tuổi hơn thường kinh tế eo hẹp, hay những người nhiều tuổi hơn thì thường đã có gia đình rồi, tài chính sẽ do vợ nắm giữ, những đối tượng như vậy thì chả mong đợi được gì, họ thậm chí còn muốn xin ngược lại tôi ý chứ”.

 “Thế mỗi ngày ông xin được khoảng bao nhiêu tiền?”. Tôi tiếp tục hỏi nhằm tìm ra được bài học kinh doanh từ người ăn mày này.

 “Từ thứ hai đến thứ sáu, kiếm được ít hơn, chỉ khoảng trên dưới 200 đồng, còn cuối tuần có lúc lên tới 400-500 đồng”.

 “Nhiều vậy sao?”

 Thấy tôi tỏ vẻ nghi ngờ, ông ta làm phép tính cho tôi xem: “Cũng giống như mọi người, tôi ngày làm việc 8 tiếng, từ 11 giờ sáng tới 7 giờ tối, và cuối tuần tôi vẫn đi làm bình thường. Mỗi lần xin tiền tôi mất khoảng 5 giây, thêm thời gian di chuyển và tìm kiếm mục tiêu thì khoảng 1 phút tôi xin 1 lần và được 1 đồng, như vậy 8 tiếng là 480 đồng, nhân với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì một ngày tôi kiếm được gần 300 đồng”.

 “Tôi đặc biệt là không có đeo bám khách chạy dọc con phố, nếu như xin họ mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám riết lấy họ, bởi nếu như họ muốn cho thì họ đã cho rồi, nên dù có bám dai cỡ nào thì tỉ lệ thành công cũng rất là thấp. Vì thế, thay vì lãng phí thời gian có hạn của mình trên những đối tượng khách hàng như này, tôi thà tìm kiếm một mục tiêu khác “.

 Lợi hại! Tay ăn mày này đúng là không thể trông mặt mà bắt hình dong, ông ta giống như một vị giám đốc Marketing dày dặn kinh nghiệm vậy.

 “Ông nói tiếp đi”. Tôi hào hứng nói, xem ra hôm nay tôi học được một bài học hay đây.

 “Có người nói, ăn mày là dựa vào vận may để kiếm cơm, tôi thì không cho là như vậy. Tôi lấy ví dụ, đứng trước cửa hàng chuyên bán đồ nữ là một anh chàng đẹp trai và một cô nàng xinh gái, anh sẽ chọn ai để xin?”

 Tôi ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo tôi không biết.

 “Anh nên đến xin tiền anh chàng đẹp trai kia vì đứng bên cạnh anh ta là một cô gái xinh đẹp, lẽ nào anh ta lại không cho anh tiền? Còn nếu anh đến xin cô gái xinh đẹp kia thì có khả năng cô ta sẽ giả vờ sợ sệt anh rồi tránh đi chỗ khác”.

 “Lại lấy cho anh một ví dụ nữa, đứng ở trước cổng Cocopark có một cô gái trẻ tay xách một túi đồ vừa mua ở siêu thị, có một cặp tình nhân đang đứng ở đó ăn kem, và cũng có một anh thanh niên đóng bộ suit chỉnh tề, tay cầm túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ cần nhìn mỗi người 3 giây và không ngần ngại bước đến xin tiền cô gái trẻ.

 Cô gái đó cho hẳn tôi 2 đồng và ngạc nhiên vì sao tôi chỉ xin tiền mỗi cô ta. Tôi trả lời cô ta rằng, đôi tình nhân kia đang ăn kem nên không tiện rút tiền; còn anh đóng bộ chỉnh tề kia chưa chắc có tiền lẻ, còn cô vừa mua đồ trong siêu thị đi ra thì chắc chắn trên người sẽ có tiền lẻ”.

 Cũng có lý, tôi càng nghe càng thấy thú vị.

 “Thế nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả”. Tôi từng được nghe mấy chục vị CEO phát biểu câu này, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được nghe nó từ một tay ăn mày.

 “Ăn mày cũng phải có chiến lược, chứ nếu ngày ngày chỉ biết ngồi trên cầu đi bộ thì làm sao mà xin được tiền? Người đi qua cầu đi bộ ai cũng vội vội vàng vàng chứ có ai ra đấy chơi bao giờ, leo lên leo xuống chỉ tổ mệt người. Cần trang bị tri thức cho bản thân, học tập có thể khiến người ta trở nên thông minh hơn, và người thông minh sẽ không ngừng học hỏi kiến thức mới để trở thành nhân tài. Thế kỷ 21 này người ta cần nhất là gì? Đó chính là nhân tài.”

 “Có lần, một người cho tôi 50 đồng chỉ để tôi giúp anh ta đứng dưới lầu gào 100 lần câu: “An Hồng, anh nhớ em”. Tôi tự tính nhẩm, gào một câu mất 5 giây, tương đương với thời gian tôi một lần đi ăn xin nhưng thù lao lại được có 0,5 đồng nên tôi đã từ chối anh ta.”

 “Ở Thâm Quyến này, mỗi tháng một người ăn mày thông thường có thể kiếm được từ 800 đến 1000 đồng, ai may mắn hơn thì sẽ kiếm được khoảng hơn 2000 đồng. Cả thành phố này có khoảng 100.000 tay ăn mày nhưng chỉ có khoảng 10 tay ăn mày mỗi tháng kiếm được trên 10.000 đồng, và tôi là một trong số những tay ăn mày đó, hơn nữa lại khá ổn định, hầu như không có biến động nhiều.”

 Quá giỏi, tôi càng nghe càng cảm thấy bái phục tay ăn mày này.

 “Người ta thường nói tôi là một tên ăn mày vui vẻ. Các tên ăn mày khác nói tôi vui vẻ là vì tôi có nhiều tiền, nhưng tôi trả lời họ rằng, họ sai rồi, tôi vui vẻ là vì tôi có tâm trạng tích cực nên tôi kiếm được nhiều tiền.”

 Nói hay lắm!

 “Ăn mày là nghề của tôi, nên cần phải hiểu được niềm vui do công việc của mình đem lại. Những lúc trời mưa vắng người qua lại, những tay ăn mày khác đều kêu ca phàn nàn hoặc ngủ, tôi cho rằng đừng nên như thế, những lúc như vậy hãy tranh thủ cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về dẫn vợ con đi dạo ngắm trời đêm, cả gia đình vui vẻ hạnh phúc, đi đường đôi lúc gặp đồng nghiệp, tôi cũng vứt cho họ một đồng rồi nhìn họ vui vẻ cảm ơn rồi rời đi, phảng phất như nhìn thấy mình trong đó.”

 “Ông cũng có vợ con à?”. Tôi bất chợt thốt lên khiến người đi đường cũng ngoảnh đầu lại nhìn.

 “Vợ tôi ở nhà làm nội trợ, con tôi đang đi học tiểu học. Tôi mua trả góp một căn hộ ở khu Phúc Điền, thời hạn 10 năm, vẫn còn 6 năm nữa mới trả hết nợ. Vì thế, tôi phải nỗ lực kiếm tiền để con tôi lớn lên còn học đại học ngành Quản trị kinh doanh, sau đó nó còn kế nghiệp của tôi, và có khi nó còn có thể trở thành một tên ăn mày xuất sắc hơn cả bố nó nữa ý chứ.”

 “5 năm trước tôi làm hoạch định chiến lược thị trường cho một công ty phần cứng máy tính ở khu Trung Hoa, sau 2 năm tôi được thăng chức làm quản lý bán hàng, lương tháng 5000 đồng. Vào thời điểm đó, tôi mua thế chấp một chiếc máy tính IBM hơn 10.000 đồng, mỗi tháng phải trả 2000 đồng, cuộc sống dở sống dở chết. Sau đó, tôi nghĩ cứ thế này thì mãi mãi mình không khá lên được, nên tôi đã từ chức và đi ăn xin, và bây giờ tôi hài lòng khi trở thành một tên ăn mày “chất lượng cao”.”

 Nghe xong, tôi phấn khích hỏi: ” Ông ơi, ông có nhận tôi làm đệ tử không?”

 Đúng là nhân tài không nhất định phải ở chốn văn phòng. Nếu như bạn là nhân tài thì bất kể bạn ở trong hoàn cảnh nào, ở cương vị nào cũng đều có thể thông qua sự nỗ lực của bản thân mà trở thành chuyên gia. Bài học kinh doanh quý từ người ăn mày trên phố đến từ chính sự nỗ lực học hỏi, quan sát, lên chiến lược của ông. Vì thế, các bạn trẻ, đừng phàn nàn về môi trường làm việc không tốt, vị trí công việc không cao hay thu nhập quá thấp, mà hãy tìm phương pháp để thay đổi chúng.

 Sách học kinh doanh

 Học kinh doanh nên đọc sách gì

  • Đắc nhân tâm – Dale Carnegie.
  • 7 thói quen để thành đạt – Stephen R. …
  • Nghĩ giàu và làm giàu – Napoleon Hill.
  • Hoàn thành mọi việc không hề khó – David Allen.
  • Dạy con làm giàu – Robert T. …
  • Tuần làm việc 4 giờ – Timothy Ferriss.
  • Những đòn tâm lý trong thuyết phục – Robert B.

  

  

  

  

 Tag: bài học gì vì sao nên khóa ngắn 10 biết trước tuổi 40 người nhật trùm mafia ăn mày phố sách tiếng anh web web5ngay con gái quốc tế cách mại đại nghệ lớp ngành hà danh trúng tuyển bat dong san đồ dùng ebook quần áo trẻ em online edumall fpt gần game giáo tâm giới thiệu giết du lịch bổng trưởng hồ sơ nhập trang khoa răng hàm dược nghiệp liên logo mới vàng mã môn đắt lắm đâu điển ngôn ngữ phó phiếu xét đào tạo phim mềm bạ quà tặng cuộc sống ra review điện thoại ueh nào hướng dẫn tập uef uống văn video viện vặt website cd wiki xe bus đi qua y đa youtube hưng yên thích nấu sáng nhỏ chuẩn 2018 ôn châu liệu thi cao ô tô 16 12 15 xương máu 20 2016 30 vua thép bài học web mới điển bổng du ngành quốc tế nghệ hà túc thạc sĩ cách buôn bán giàu quần áo ứng dụng đại fpt gì giám đốc viên tốt đâu thi hỏi nghiệm trang nghiệp nào khoán kem ra lớp marketing mba môn nên nấu bún bò huế phở nghề chè xôi online đh ngoại ngắn cái chức tphcm trung trực tuyến tập viện ngân khoa solbridge woosong xây dựng xe đưa đón khách youtube hưng yên tâm toán đạo herbalife vàng xa kê duy vấn đề cương ôn tạo dữ liệu 12 10 chuẩn 2018 bất đông thích mại nghiên cứu bds cổ phiếu cà phê qua mạng người forex fb giày dép giỏi gạo homestay khoá sạn khối kỹ thuật xuất nhập lê dương lãnh lẻ mỹ phẩm miễn môi giới đất học mua bán mạng mất bao lâu đất thất nên đâu nào chọn thi khối online người mới quốc tế gì ra ngành đại rotterdam spa shop quần áo shopee sơn xuất khoá trà sữa mại điện tử giàu trực tuyến con 0 bài tam chí ớt gã ăn mày bố già cách bàn tay trắng vàng bạc nghệ hà vé bay ít văn phẩm nhỏ video wiki nhập xây dựng khóa khoa y đồ vặt nhật tốt mỹ nghề quê thống 2019 cafe thẩm vốn đọng   amazon   ebay   bât   nghê   neu   bại   facebook   harvard   pdf   jack   ma   airbnb   triết   thuê   làng   hoc   bai   cach   nhung   tren   hocj truyện ngụ