Bài tập thanh lý tài sản cố định

Thông báo thanh lý tài sản

 Mẫu thông báo bán thanh lý tài sản

Bài tập thanh lý tài sản cố định

Nếu bạn chưa tự nghĩ ra được một tài sản cố định nào hãy xem ngay các Ví dụ bài tập về tài sản cố định doanh nghiệp + Lời giải dưới đây của chúng tôi cam kết bạn sẽ mê ngay mà thôi.
Bài 6 Tình hình tăng giảm tài sản cố định trong tháng 3/20ỈX tại doanh nghiệp T như sau:
1. DN mua một TSCĐ, phải trả cho người bán 44.000.000đ, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt là 440.000đ, trong đó đã có thuế GTGT 10%. DN dùng tiền gửi ngân hàng đê thanh toán cho người bán.
2. Nhập khẩu một TSCĐ dùng vào bộ phận QLDN, giá mua 20.000USD, thuế nhập khẩu 3%, thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã dùng TGNH thanh toán toàn bộ tiền mua TSCĐ và các khoản thuế, tỷ giá giao dịch thực tế khi nhập khẩu là 20.110VNĐ/USD, tỷ giá xuất ngoại tệ 20.000 VND/USD. Chi phí trước khi sử dụng trả bằng tiền mặt l.lOO.OOOđ, trong đó đã có thuế GTGT 10%.
3. DN thanh lý TSCĐ đang dùng ở bộ phận quản lý phân xưởng, nguyên giá là 42.400.OOOđ đã hao mòn 41.300.000đ, chi phí tháo dỡ, bốc vác trả bằng tiền mặt 200.000đ. DN thu hồi một số phụ tùng nhập kho trị giá 700.000đ.
4. Doanh nghiệp bán một tài sản cố định dùng sản xuất sản phẩm nguyên giá 56.000.000đ đã hao mòn 45.100.000d, theo giá thoả thuận là 11.550.000đ, thuế GTGT thuế suất 5%, người mua đã trả bằng tiền mặt. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 660.000đ, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%.
5. DN dùng quỹ đầu tư phát triển mua một TSCĐ vô hình dùng sản xuất sản phẩm giá 54.000.000đ, trả bằng tiền mặt.
6. DN nhận của một doanh nghiệp khác một TSCĐ góp liên doanh theo Hội đồng liên doanh định giá là 36.000.000đ.
7. Mua một TSCĐ mới bằng quỹ đầu tư phát triển, giá chưa thuế 150.000.000d, thuế suất GTGT 5%, chưa trả tiền người bán, đã bàn giao đưa vào sử dụng. Chi phí lắp đặt 2.000.000đ đã thanh toán bằng tiền mặt.
8. DN chuyển một TSCĐ đang sử dụng để sản xuất sản phẩm đi liên doanh với một doanh nghiệp khác, nguyên giá là 42.000.000đ đã trích khấu hao 2.200.000đ. TSCĐ được hội đồng liên doanh đánh giá là 39.500.000đ.
9. Được cấp một thiết bị, số liệu trên sổ sách đơn vị cấp: Nguyên giá thiết bị: 100.000.000d, đã khấu hao 45.000.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Bài 7 Tại một doanh nghiệp, có tài liệu liên quan đến tài sản cố định như sau: (Đvt: đồng):
1. Mua một thiết bị dùng hoạt động nghiên cứu và phát triến công nghệ của doanh nghiệp có giá mua là 500 triệu, VAT 10%. Chi phí lắp đặt chạy thử là 20 triệu, VAT 10%. Tất cả chưa thanh toán. Tài sản này có thời gian sử dụng dự kiến là 10 năm.
2. Thanh lý một TSCĐ được đầu tư bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Tài sản này có nguyên giá là 400 triệu, đã hao mòn 80%. Chi phí thanh lý tài sản được trả bằng tiền mặt là 2 triệu, VAT 10%. Thu nhập từ việc thanh lý TSCĐ là 100 triệu, VAT 10%, thu bằng chuyển khoản.
3. Mua một TSCĐ có giá 770 triệu, trong đó đã bao gồm VAT 10%, phục vụ cho công tác phát triển công nghệ của doanh nghiệp chưa trả tiền. Chi phí vận chuyển, hoa hồng môi giới trả bằng tạm ứng là 10 triệu đồng. Tài sản này có tỷ lệ khấu hao là 24%/năm.
4. Thanh lý một TSCĐ phục vụ công tác nghiên cứu công nghệ mới của doanh nghiệp có nguyên giá là 800 triệu, đã sử dụng được 6 năm. Chi phí thanh lý tài sản được trả bằng tiền mặt là 5 triệu, VAT 10%. Thu nhập thu được từ việc thanh lý TSCĐ là 200 triệu, VAT 10%, thu bằng chuyển khoản. Tài sản này trước đây được đầu tư bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ, thời gian sử dụng ước tính khi mua là 8 năm.
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản TSCĐ
2. Ghi vào sổ cái tài sản cố định
Bài 8 Tình hình tăng tài sản co định trong tháng Ba tại doanh nghiệp T&T như sau:
1. Doanh nghiệp mua sắm mới một TSCĐ, giá mua chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn là 38.000.000đ, thuế GTGT thuế suất 10% đã được DN trả bằng TGNH. Chi phí lắp đặt và chạy thử đã trả bằng tiền mặt là 880.000đ, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%. Tài sản này được đầu tư từ nguồn vốn đầu tư XDCB.
2. Doanh nghiệp mua lại một TSCĐ, giá mua chưa có thuế GTGT là 70.000.000đ, thuế suất GTGT 10%, chưa thanh toán. Chi phí vận chuyến chi bằng tiền mặt là l.lOO.OOOđ, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%.
3. Nhà nước cấp cho doanh nghiệp một TSCĐ có giá trị ghi trên sổ của đon vị cấp nguyên giá là 90.000.000đ, đã hao mòn 10.000.000d. Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt là 1.760.000đ, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%.
4. Nhận vốn góp liên doanh của đơn vị khác bằng một TSCĐHH, hội đồng liên doanh định giá là 35.000.000đ.
5. Công tác xây dựng cơ bản bàn giao một TSCĐ có giá trị quyết toán là 100.000.000d. Chi phí trước khi sử dụng trả bằng tiền mặt l.OOO.OOOđ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên và xác định nguyên giá của TSCĐ ở mỗi nghiệp vụ.
BÀI GIẢI BÀI 8:
Định khoán (Đvt: đồng)
1/
Nợ TK 211 38.000.000
Nợ TK 133 3.800.000
Có TK 112 41.800.000
Nợ TK 211 800.000
Nợ TK 133 80.000
Có TK 111 880.000
Nợ TK 441 38.800.000
Có TK 411 38.800.000
Nguyên giá: 38.800.000
2/
Nợ TK 211 70.000.000
Nợ TK 133 3.500.000
Có TK 331 73.500.000
Nợ TK 211 1.000.000
Nợ TK 133 100.000
Có TK 111 1.100.000
Nguyên giá: 71.000.000
3/
Nợ TK 211 80.000.000
Có TK 411 80.000.000
Nợ TK 211 1.600.000
Nợ TK 133 160.000
Có TK 111 1.760.000
Nguyên giá: 81.600.000
4/
Nợ TK 211 35.000.000
Có TK 411 35.OOO.OOO
Nguyên giá: 35.000.000
5/
Nợ TK 211 100.000.000
Có TK 2412 100.000.000
NợTK 211 1.000.000
Có TK 111 1.000.000
Nguyên giá: 101.000.000
Bài 9 Một doanh nghiệp tháng 4/20lx có tình hình tài sản cố định như sau:
Tổng số khấu hao trung bình đầu tháng là 9.700.000đ, trong đó:
• Phân xưởng sx 9.300.000đ.
• Quản lý doanh nghiệp 400.000đ.
Tình hình tăng giảm tài sản cố định trong tháng:
1. Ngày 5 DN được cấp một TCSĐ nguyên giá 34.000.000đ dùng để sản xuất sản phẩm, thời gian sử dụng 3 năm.
2. Ngày 7 DN dùng vốn đầu tư xây dựng cơ bản mua một TSCĐ, phải trả cho người bán giá thanh toán 49.500.000đ, thuế suất GTGT 10%. Chi phí vận chuyển bốc vác, lắp đặt, chạy thử trả bằng tiền mặt là l.lOO.OOOđ, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%. DN dùng tiên gửi ngân hàng đê thanh toán cho người bán. TSCĐ này sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, thời gian sử dụng 4 năm.
3. Ngày 11 DN thanh lý TSCĐ đang dùng ở bộ phận quản lý phân xưởng, nguyên giá là 110.400.000đ đã hao mòn 110.340.000đ, chi phí tháo dỡ vận chuyển bằng tiền mặt lOO.OOOđ. DN thu hồi một số phụ tùng nhập kho trị giá 500.000đ. Thời gian sử dụng 2 năm.
4. Ngày 15 doanh nghiệp bán một tài sản cố định cũ dùng sản xuất sản phẩm nguyên giá 75.000.000đ đã hao mòn 60.000.000d, theo giá thoả thuận là 15.750.000đ, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 5%, người mua đã trả bằng tiền mặt. Chi phí tháo dỡ bốc vác trả bằng tiền mặt 200.000đ. Thời gian sử dụng 3 năm.
5. Ngày 20 DN dùng quỹ đầu tư phát triển mua một TSCĐ vô hình dùng sản xuất sản phẩm giá 44.000.000đ, trả bằng tiền mặt. Thời gian sử dụng 3 năm.
Yêu cầu:
(1) Định khoản tình hình tăng giảm TSCĐ của DN trong kỳ.
(2) Tính số khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng và ghi vào tài khoản liên quan.
Bài 10 Trích tài liệu kế toán tháng 4/20ỈX của doanh nghiệp T như sau:
1. Mua một TSCĐ mới, giá mua chưa thuế 150.000.000d, thuế suầt GTGT 10%, chưa trả tiền người bán, đã bàn giao đưa vào sử dụng. Chi phí lắp đặt 2.000.000đ đã thanh toán bằng tiền mặt.
2. Thanh lý một máy cũ nguyên giá 60.000.000d, đã-khấu hao 58.000.000đ. Thu 800.000đ tiền mặt do bán phế liệu từ tài sản cố định đó. Chi phí thanh lý trả bằng tiền mặt 200.000đ.
3. Thuê ngoài sửa chữa nhỏ một máy của phân xưởng sản xuất, phải trả 660.000đ cho đơn vị sửa chữa, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%.
4. Thuê ngoài sửa chữa nhỏ nhà văn phòng của bộ phận quản lý doanh nghiệp, trả cho đơn vị sửa chữa bằng tiền mặt l.lOO.OOOđ, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%.
5. Trích trước chi phí sửa chữa ở cửa hàng 20.000.000đ. Thực tế phát sinh: thuê ngoài sửa chữa, phải trả 13.650.000đ, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 10%.
6. Xuất kho phụ tùng cho bộ phận sửa chữa dùng vào việc sửa chữa máy móc bị hư ở phân xưởng 4.500.000đ, phân bổ vào chi phí trong 5 tháng, bắt đầu từ tháng này.
7. Bộ phận sửa chữa máy móc sửa một TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp. Chi phí gồm:
– Lương phải trả công nhân sửa chữa 1 .OOO.OOOđ;
– Trích các khoản theo lương theo quy định;
– Phụ tùng xuất kho 5.000.000đ.
Công trình sửa chữa hoàn thành, giá trị công trình sửa chữa được phân bổ vào chi phí trong 5 tháng, bắt đầu từ tháng này.
8. Trích khấu hao TSCĐ tháng 7 ở các bộ phận như sau:
– TSCĐ của phân xưởng sản xuất 18.000.000đ.
– TSCĐ của bộ phận bán hàng 2.500.000đ.
– TSCĐ của bộ phận QLDN 3.500.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Bài 11 Trong tháng 10/20ÍX tại Công Ty A có tình hình sửa chữa lớn TSCĐ của phân xưởng sản xuất chính do công nhân sản xuất của công ty thực hiện với tài liệu như sau:
1. Chi phí sửa chữa phát sinh bao gồm:
– Vật liệu phụ: 3.000.000
– Phụ tùng thay thế: 40.000.000
– Tiền lương: 5.000.000
– Điện mua của công ty điện lực: 1.000.000, VAT 10%
– Tiền mặt: 2.000.000, VAT 10%.
2. Công việc sửa chữa lớn hoàn thành bàn giao, Ke toán trưởng quyết định phân bổ dần trong 6 tháng bắt đầu từ tháng này.
Yêu cầu:
Định khoản và phản ánh tình hình trên vào tài khoản sửa chữa lớn TSCĐ.
Bài giải Bài 11Định khoản: Đvt: Đồng 
1. Nợ TK 2413: 51.000.000
Nợ TK 133 300.000
Có TK 152VLP: 3.000.000
Có TK 152PT: 40.000.000
Có TK 334: 5.000.000
Có TK331: 1.100.000
Có TK 111: 2.200.000
2. Nợ TK 627: 42.500.000
Nợ TK 242: 8.500.000
Có TK 2413:
Phản ánh vào tài khoản sửa chữa lớn TSCĐ:
2413
(1) 51,000,000. 51,000,000 (2)
Bài 12 Trong tháng 10, phòng kế toán Công Ty M có tình hình về sửa chữa TSCĐ như sau:
– Số dư ngày 30/9 của tài khoản 352: 16.600.000 (trích trước CP sửa chữa lớn TSCĐ A dùng ở PXSX)
1. Ngày 5/10: căn cứ hợp đồng sửa chữa lớn TSCĐ B sổ 045/HĐ ngày 8/10, Công Ty M đã tiến hành chi tiền mặt ứng trước chi phí SCL là 4.000.000.
2. Ngày 10/10 nhận bàn giao công việc sửa chữa lớn B thuê ngoài (Hợp đồng số 045 ngày 8/10) theo giá trị hợp đồng chưa tính thuế là 12.000.000, thuế GTGT 10%. Đã chuyển TGNH thanh toán số còn lại cho đơn vị sửa chữa. Kế toán phân bổ chi phí sừa chữa trong 3 tháng (bắt đầu từ tháng này).
3. Cuối tháng tổng họp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ A thực tế phát sinh trong tháng gồm (Việc sửa chữa này đã có kế hoạch trích trước):
-Vật liệu phụ: 1.720.000
-Tiền mặt: 16.500.000
– Công cụ xuất dùng: 3.240.000
-Tiền lương: 3.000.000
– Trích KH TSCĐ dùng sửa chữa: 360.000
– Thanh toán bằng tiền tạm ứng: 1.400.000
– Tiền điện phải trả cho công việc sửa chữa: 1.100.000 (Trong đó VAT 10%)
Công việc sửa chữa lớn TSCĐ A đã hoàn thành bàn giao theo giá thanh toán. Ke toán trưởng quyết định phân bổ phần chênh lệch còn lại dần trong 20 tháng, kể từ tháng 10.
Yêu cầu:
Tính toán, lập định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài 13
Tại một doanh nghiệp có các tài liệu về sửa chữa TSCĐ trong tháng 10 năm X như sau:
1. Sửa chữa nhỏ một TSCĐ dùng cho công tác quản lý ở phần xưởng sản xuất. Chi phí sửa chữa bao gồm:
– Phụ tùng xuất dùng: 200.000đ
– Chi phí khác trả bằng tiền mặt: 120.000đ
2. Sửa chữa lớn một TSCĐ dùng ở phân xưởng sản xuất chính, chi phí sửa chữa bao gồm:
– Tiền lưomg phải thanh toán cho công nhân: 2.000.000đ
– Nhiên liệu xuất dùng: 800.000đ
– Phụ tùng xuất dùng: 200.000đ
Chi phí sửa chữa này được phân bổ trong thời gian 3 tháng.
3. Đầu năm trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp là 500.000đ mỗi tháng. Cuối tháng 10/X, TSCĐ này bị hỏng DN đã thuê ngoài sửa chữa với giá thanh toán là 4.400.000đ, thuế suất GTGT 10%, chưa trả tiền. Sau đó DN đã chuyển khoản để thanh toán đầy đủ cho người nhận thầu sửa chữa. Cuối năm X, DN tiến hành điều chỉnh số trích trước.
Tag: hết hạch thấp hơn bút thủ tục misa giấy đề nghị lỗ miễn mẫu chờ nhượng đấu những ai tờ 2018 acb sacombank biên 19 bidv maẫu excel xe ô tô vietcombank