Bài tập tình huống lý luận nhà nước và pháp luật

 1.Chủ thể gián tiếp trong các quan hệ pháp luật là chủ thể chưa (không) có năng lực hành vi?

 Trả lời:

 Điều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật:

 – Có năng lực pháp luật là khả năng mà 1 chủ thể được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong một quan hệ pháp luật nhất định

 – Có năng lực hành vi là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

 Việc đáp ứng đủ 2 điều kiện trên thì có thể tham gia trực tiếp vào các quan hệ pháp luật trực tiếp.

 Đối với người chưa có năng lực hoặc không có năng lực hành vi mà chỉ có năng lực pháp luật. Trong trường hợp này, mọi hoạt động đều thông qua người đại diện. ( Chủ thể gián tiếp)

 Ngoài ra, pháp luật con ghi nhận trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đối với những chủ thể này chỉ được tham gia trực tiếp một số quan hệ phápluật ( Chủ thể trực tiếp) và một số quan hệ còn lại phải thông qua người đại diện.( Chủ thể gián tiếp)

 Tuy nhiên, xét dưới góc độ logic đối với câu nhân định này: A bao hàm B và A là B là đúng về mặt logic.

 Vậy nhận định trên đúng.

 2. Sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử là tất yếu khách quan?

 Trả lời:Sự thay thế các kiểu Nhà nước là tất yếu khách quan

 Đúng vì là Nhà nước là một trong những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, nó bị quy định bởi một yếu tố mang kiến trúc cơ sở hạ tầng là hình thái kinh tế xã hội, sự thay thế của hình thái kinh tế xã hội hay phương thức sản xuất diễn ra một cách khách quan tất yếu cho nên sự thay thế của Nhà nước cũng mang tính tất yếu cho nên sự thay thế các kiểu Nhà nước cũng mang tính tất yếu khách quan.

 3.Hình thức chính thể Cộng hòa đại nghị giống với hình thức chính thể của nhà nước xã hội chủ nghĩa?

 Trả lời: Về cơ bản, Cộng hòa đại nghị và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa có những đặc điểm giống nhau.

 Tuy nhiên, ở Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” Tính chất kiềm soát quyền lực là một trong những điểm khác biệt so với Cộng hòa đại nghị. Ngoài ra, trong thiết chế của Cộng hòa XHCN gồm: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và sự tham gia kiểm soát của các chức Chính trị- xã hội. Vậy không thể kết luận Cộng hòa đại nghị là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa.

 4.Đặc trưng cơ bản của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là có Đảng Cộng sản lãnh đạo?

 Trả lời:

 Đảng lãnh đạo là một trong những đặc trưng cơ bản của Bộ máy Nhà nước CHXHCN. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Nhà nước, pháp luật là bộ máy và phương tiện chuyển tải đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống. Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân, và Đảng tiếp tục lãnh đạo xây dựng Nhà nước, lãnh đạo hoạt động của Nhà nước nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội là lẽ đương nhiên. Ngoài ra Bộ máy Nhà nước CHXHCN còn có những đặc trưng khác.

 5. Mọi quan hệ xã hội đều là quan hệ pháp luật

 Trả lời: Sai

 Quan hệ xã hội= Quan hệ pháp luật + Quan hệ khác. Quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật khi có văn bản điều chỉnh.

 Một quan hệ xã hội mà chưa có hoặc không có quy phạm pháp luật điều chỉnh thì vẫn là quan hệ xã hội.

 Ngoài ra, để giúp bạn phân biệt rõ hơn về quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật mình xin đưa những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 quan hệ:

 Giống:
Quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội đều thể hiện các mối quan hệ.
Khác:
– Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.
– Quan hệ xã hội là quan hệ giữa các cá nhân, giữa cá nhân với các tổ chức xã hội, giữa các cá nhân với các cơ quan đoàn thể.

 – Mối quan hệ của quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội hoàn toàn khác nhau.
– Quan hệ Xã hội là mối quan hệ mang tính nhân văn, mối quan hệ xã hội không bị ràng buộc bởi không gian, thời gian và vị trí địa lý. Trong mối quan hệ xã hội có mối quan hệ pháp luật

 Vậy Câu nhận định trên là sai.

 6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật?

 Trả lời: Đúng

 Hành vi trái pháp luật là hành vi thực hiện trái với quy định của pháp luật.

 Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật và có lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

 Các bộ phận cấu thành vi phạm pháp luật:

 Măt chủ quan: được hiểu là những yếu tố bên trong của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ: Lỗi

 Mặt khác quan: Hành vi trai pháp luật, hậu quả, quan hệ nhân quan quả, địa điểm, thời gian, phương tiện,…

 Chủ thể vi phạm pháp luật phải có năng lực hành vi

 Khách thể: Quan hệ xã hội bị xâm hại.

  => không phải hành vi trái pháp luật nào cũng là vi phạm pháp luật cả.

 Tuy nhiên, Một hành vi được coi vi phạm pháp luật thì trước hết nó phải trái pháp luật

 Vậy nhận định là đúng

 7. Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế là hình thức chính thể mà toàn bộ quyền lực nhà nước đều tập trung vào tay một người đứng đầu là nhà vua hoặc nữ hoàng?

 Trả lời:Đúng

 Quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ tuyệt đối,

 Là một thể chế hình thức chính quyền mà trong đó người đứng đầu nhà nước là nhà vua hoặc nữ hoàng.

 Theo đó, mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội gần như tuyệt đối tập trung trong tay nhà vua hay nữ hoàng lãnh đạo, được kế thừa theo nguyên tắc cha truyền con nối. Chế độ quân chủ tuyệt đối thường dùng hình thức phong kiến (hình thức phân phong đất đai) để truyền nối và chiếm hữu đất đai.

 Là chính thể mà quân chủ nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại trong chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế thường có mặt tại các quốc gia chủ nô và các quốc gia phong kiến. Chế độ này thịnh hành ở các nước châu Âu thế kỷ 17 và 18.

 8. Căn cứ để làm phát sinh quan hệ pháp luật là quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý?

 Sai

 Căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ là pháp luật là sự kiện pháp lý.

 Sự kiện pháp lí: là những tình huống, hiện tượng, quá trình xảy ra trong đời sống có liên quan tới sự xuất hiện thay đổi và chấm dứt các quan hệ pháp luật.

 Điều kiện để trở thành một sự kiện pháp lý:

 + Chúng đã được quy định rõ ràng trong phần giả định của các quy phạm pháp luật và làm cho các quy tắc về hành vi trong phần quy định của các quy phạm pháp luật có hiệu lực.
+ Căn cứ vào những quy định của quy phạm pháp luật, những sự kiện này sẽ làm nảy sinh những hậu quả pháp lí nhất định.
Một quy phạm pháp luật chưa đủ làm căn cứ pháp lý phát sinh quan hệ pháp luật.

  

  

  

 Tag: bài danh mục án toán 200 giải 10 chương giá