Bài tập tình huống môn luật sở hữu trí tuệ

 Luật sở hữu trí tuệ là gì

 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, được Quốc hội Việt Nam khóa XI trong kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2006, là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.

 

 Quyền sở hữu trí tuệ: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng

 Quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu

 Quyền liên quan đến quyền tác giả: quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa

 Quyền sở hữu công nghiệp: quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

 Quyền đối với giống cây trồng: quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu

 Tên thương mại: tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực

 Bài tập tình huống môn luật sở hữu trí tuệ

 Tình huống 1: Bài tập môn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo hộ quyền tác giả

 A là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm X không may bị tai nạn qua đời, vì tác phẩm được rất nhiều độc giả yêu thích nên B đã viết tiếp theo cốt truyện của anh A. Những người thừa kế quyền tác giả của anh A không đồng ý vì cho rằng như thế là vi phạm quyền tác giả. Còn B cho rằng mình có quyền tác giả đối với phần viết mới này, phần này độc lập với phần của anh A và được độc giả cũng rất yêu thích. Tranh chấp xảy ra.

 Theo anh (chị) anh B có vi phạm quyền tác giả của anh Anh A không. Tranh chấp này được giải quyết thế nào, vì sao?

 Bài làm

 Về luật điều chỉnh

 Anh B là cá nhân VN, đáp ứng các điều kiện về năng lực theo LDS. anh A cũng là cá nhân VN, là tác giả tác phẩm X và cũng thỏa dk về năng lực. Đối tượng tranh chấp là quyền tác giả đối với tác phẩm X. Do đó tranh chấp này thuộc điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ (Đ1, Đ2).

 Về đồng tác giả

 Điều kiện để là đồng tác giả khi cả 2 cùng sáng tạo ra tác phẩm, đã cùng bỏ tác giả, tài chính, CSVC KT để tạo ra tác phẩm.

 Trong TH này, có thể thấy không hề co sự cùng hợp tác giữa A và B, cẩ 2 đã không cùng trong 1 khoảng tác giả để tạo ra tác phẩm, giữa 2 bên cũng không hề có sự tương hỗ tài chính hoặc cơ sở vật chất tại cùng 1 khoảng tác giả để tạo ra tác phẩm.

 Do đó có thể thấy rằng A và B không là đồng tác giả (Điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ)

 Về tính độc lập của tác phẩm

 Tác phẩm của A và B, có thể có sự liên quan về nội dung; nhưng bản chat, đây là vẫn là 2 tác phẩm hoàn toàn riêng biệt, nếu bỏ đi phần này thì phần kia vẫn có giá trị nghệ thuật và giữ được bản chất sử dụng của nó, giữa hai phần này không hề có sự phụ thuộc về nội dung và giá trị sử dụng. Ngoài ra, tác phẩm của B không phải là tác phẩm dịch hay phóng tác, cải biên… từ tác phẩm của A nên cũng không phải là tác phẩm phải sinh. B là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm một cách độc lập và là tác giả của tác phẩm phần sau.

 Do đó có thể nói rằng đây là 2 tác phẩm độc lập và B có quyền tác giả đối với tấc phẩm của minh .

 Đề thi luật sở hữu trí tuệ

 câu hỏi:

 I – Lý thuyết

 

 1 – Anh chị hãy trả lời đúng hoặc sai và giải thích ngắn gọn các nhận định sau: (4đ)

 

 A – Khi một tác phẩm được tạo ra dưới một hình thức nhất định thì đương nhiên được bảo hộ.

 

 B – Mọi dấu hiệu có thể nhận biết được bằng thị giác đều có thể được bảo hộ là nhãn hiệu.

 

 C – Một giải pháp kỹ thuật có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng vào sản xuất công nghiệp thì được bảo hộ là sáng chế.

 

 D – Chủ sở hữu sáng chế có quyền ngăn cản bất kỳ người nào sử dụng sáng chế của mình.

 

 2 – Anh chị hãy trình bày những ưu điểm và những hạn chế trong việc bảo hộ một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sáng chế hoặc bí mật kinh doanh (3đ).

 

 II – Bài tập: (3đ)

 

 Cty X đã sáng chế ra “quạt máy hơi nước”. Ngày 01/02/2015 Cty có tham gia báo cáo tại hội thảo khoa học do bộ Y chủ trì tại Thành phố H. Ngày 1/7/2015 anh A nộp đơn lên Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký bảo hộ “quạt máy hơi nước” cơ bản giống sáng chế của Cty X và yêu cầu đăng thông cáo ngay sau khi đơn được chấp nhận. Ngày 1/10/2015 Cty X nộp đơn phản đối anh A vì cho rằng mình mới là người sáng tạo ra độc lập và mình nộp đơn trước nên được bảo hộ.

 

 Giả sử là người có thẩm quyền của Cục SHTT anh (chị) sẽ giải quyết như thế nào?.

 Bạn có thể tham khảo giáo trình trường đại học luật để giải quyết tình huống

  

  

  

  

 Tag: hỏi