Bàn Về Các Quyền Của Doanh Nghiệp

 I. Các quyền của công ty cổ phần

 – Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm biểu quyết của công ty cổ phần tham khảo: https://dvdn247.net/mot-vai-quy-dinh-ve-bieu-quyet-cong-ty/

 – Quyền phủ quyết công ty cổ phần: Theo quy định với 51% là tỷ lệ tối thiểu để họp đại hội đồng cổ đông và 36% là tỷ lệ để phủ quyết một trong các vấn đề chính của công ty

 – Quyền kiểm soát trong công ty cổ phần: tham khảo https://danluat.thuvienphapluat.vn/quyen-kiem-soat-cong-ty-46381.aspx

 – Quyền phát hành chứng khoán của công ty cổ phần:

 Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm:

 a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

 b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán;

 c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

 2. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm:

 a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

 b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm;

 c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua;

 d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.

 Theo Điều 14 muốn được phát hành chứng khoán phải có Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng; (thông qua thủ tục đăng kí chào bán cổ phiếu và trái phiếu)

 Thông tư 73 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số điều về niêm yết chứng khoán tại Nghị định số 58/2012/NĐ – CP ngày 20/7/2012 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chứng khoán và luật sửa đổi bổ sung của luật chứng khoán, đã hướng dẫn về điều kiện niêm yết của công ty cổ phần hình thành sau hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp; trình tự thủ tục đăng kí niêm yết tại sàn giao dịch của công ty cổ phần hình thành sau hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp… Tuy nhiên vấn đề niêm yết của nhiều loại công ty cổ phần được hình thành không phải do sáp nhập và hợp nhất như công ty nhà nuớc cổ phần hóa lại không được qui định. Hơn nữa sự khác nhau giữa chứng khoán niêm yết và chưa niêm yết vẫn chưa được qui định rõ ràng, tách bạch.

 Đối với các chứng khoán chưa niêm yết thì giao dịch theo thoả thuận, tuân thủ quy định của Bộ Luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp, còn đối với chứng khoán niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán thì khi chuyển nhượng người sở hữu phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định theo quy định của Luật Chứng khoán: về phương thức giao dịch chứng khoán, ví dụ phải thông qua trung gian trên Thị trường chứng khoán (hiện ở Việt Nam là các công ty chứng khoán).

 – Thẩm quyền ký văn bản của công ty cổ phần

 Để tìm hiều về thẩm quyền ký kết hợp đồng, đầu tiên phải nắm rõ năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân:

 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.

 Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

 Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập nhân danh pháp nhân.

 Do đó người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể thay thế cho pháp nhân giao kết hợp đồng hoặc người không phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân nhưng được ủy quyền vẫn có thể thay cho pháp nhân ký kết hợp đồng.

 – Thẩm quyền bán tài sản của công ty cổ phần. Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

 h) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng và giao dịch quy định, tại điểm d khoản 2 Điều 135, khoản 1 và khoản 3 Điều 162 của Luật này;

 – Quyền và nhiệm vụ của tổng giám đốc công ty cổ phần

 a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

 b) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

 c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

 d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;

 đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

 e) Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

 g) Tuyển dụng lao động;

 h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

 i) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.

 II. Công ty có quyền giữ lương nhân viên không

 Nếu không có lí do bất khả kháng, đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn thì người sử dụng lao động không được chậm trả, giữ lương của người lao động.

 Công ty chậm trả lương cho người lao động còn có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP).

 III. Quyền kiểm soát của công ty mẹ

 a) Quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con được xác định khi công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (công ty mẹ có thể sở hữu trực tiếp công ty con, hoặc sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty con khác).

 a1) Xác định quyền kiểm soát trực tiếp của công ty mẹ đối với công ty con khi công ty mẹ đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con và công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con đầu tư trực tiếp.

 Quyền kiểm soát của công ty mẹ được xác định tương ứng với quyền biểu quyết của công ty mẹ ở công ty con

 Ví dụ: Công ty A đầu tư vốn vào Công ty cổ phần B 2600 cổ phiếu/ 5000 cổ phiếu đã phát hành của Công ty B với mệnh giá của cổ phiếu là 100 000 đồng/1 cổ phiếu. Như vậy Công ty A nắm giữ quyền biểu quyết tại Công ty con B là: 2600 Cổ phiếu/5000 cổ phiếu = 52% (hoặc 2600 CP x 100 000 đồng/5000 CP x 100 000 đồng = 52%).

 Quyền kiểm soát của Công ty A đối với Công ty B là 52% (> 50%), nên Công ty B là Công ty con của Công ty A.

 a2) Xác định quyền kiểm soát gián tiếp của công ty mẹ thông qua quyền sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty con khác.

 Công ty mẹ sở hữu gián tiếp công ty con khi công ty mẹ đầu tư vốn gián tiếp (kể cả trực tiếp) vào công ty con qua một công ty con khác và công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con đầu tư gián tiếp.

 Quyền kiểm soát của công ty mẹ được xác định bằng tổng cộng quyền biểu quyết của công ty mẹ ở công ty con đầu tư trực tiếp và ở công ty con đầu tư gián tiếp qua công ty con khác

 Ví dụ: Công ty cổ phần X đầu tư vào Công ty cổ phần Y 6 000 cổ phiếu/ 10 000 cổ phiếu phát hành của Công ty Y với giá trị của cổ phiếu là 100 000 đồng/1 cổ phiếu. Như vậy Công ty cổ phần X nắm giữ quyền biểu quyết tại Công ty cổ phần Y là:

 6 000 Cổ phiếu/10 000 cổ phiếu = 60% (hoặc 6 000 CP x 100 000 đồng/10 000 CP x 100 000 đồng = 60%).

 Công ty cổ phần Y đầu tư vào Công ty TNHH Z tổng số vốn là 400.000.000 đồng/1 000 000 000 đồng (tổng vốn điều lệ). Công ty cổ phần X đầu tư tiếp vào Công ty TNHH Z 200 000 đồng/1 000 000 000 đồng (tổng vốn điều lệ)

 Như vậy, xác định quyền kiểm soát của Công ty cổ phần X với Công ty TNHH Z như sau:

 – Quyền kiểm soát trực tiếp của Công ty cổ phần X đối với Công ty TNHH Z là: 200 000 000 đồng/ 1000 000 000 đồng = 20%.

 – Quyền kiểm soát trực tiếp của Công ty cổ phần Y đối với Công ty TNHH Z là: 400 000 000 đồng/ 1000 000 000 đồng = 40%.

 – Quyền kiểm soát gián tiếp của Công ty cổ phần X đối với Công ty TNHH Z là: 20% + 40% = 60%.

 Quyền kiểm soát của Công ty X đối với Công ty Z là: 60% (> 50%), Công ty Z là Công ty con của Công ty X.

 Như vậy, vốn đầu tư của Công ty cổ phần X tại Công ty cổ phần Y là 60%(>50%) và tại Công ty TNHH Z là 60% (>50%), nên hai công ty này đều là công ty con chịu sự kiểm soát của Công ty cổ phần X.

 b) Trường hợp đặc biệt quyền kiểm soát còn được thực hiện ngay cả khi công ty mẹ nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết tại công ty con trong các trường hợp sau đây:

 – Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết;

 – Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận;

 b1) Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương;

 b2) Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương.

 Ví dụ, Công ty TNHH một thành viên Lắp máy VINACO góp vốn vào Công ty cổ phần Xây dựng SAVI chiếm 40% vốn điều lệ còn 2 thành viên khác một thành viên chiếm 55%, một thành viên chiếm 5% vốn điều lệ. Nhưng do Công ty TNHH VINACO có thế mạnh về khách hàng, về quản lý điều hành công ty nên cổ đông khác trong Công ty cổ phần SAVI thỏa thuận giao quyền kiểm soát cho Công ty TNHH VINACO theo nghị quyết của Hội đồng quản trị. Do đó mặc dù Công ty TNHH VINACO nắm giữ 40% vốn điều lệ ít hơn 50% quyền biểu quyết tại Công ty cổ phần SAVI nhưng Công ty TNHH một thành viên VINACO vẫn là công ty mẹ của Công ty SAVI.

 IV. Công ty có quyền giảm lương nhân viên không

 Quy tắc quan trọng nhất trong việc giảm lương: Người lao động phải được trả thù lao theo thoả thuận tương xứng với công việc đã hoàn thành. Công ty hoàn toàn có thể hạ mức lương giống như họ có thể tăng lương cho bạn. Nhưng điều họ không được làm là giảm mức lương của bạn mà không thông báo và bạn phải đồng ý điều đó trước khi chính thức áp dụng.

 Điều này có nghĩa là khi sếp nói: “Công ty rất tiếc phải cắt giảm lương của bạn từ tháng này”, và bạn đáp: “Không, xin cám ơn, tôi sẽ tiếp tục làm việc mới mức lương cao như cũ”. Hoàn toàn không phải vậy, nó có nghĩa nếu bạn không đồng ý thì bạn có thể khiếu nại hoặc ra đi. Sếp không thể yêu cầu bạn làm việc với mức lương bạn không đồng thuận, nhưng bạn cũng không thể buộc họ phải chi cho bạn mức lương mà họ không sẵn sàng. Một khi công việc đã hoàn thành, công ty phải trả cho bạn mức thù lao đúng theo thoả thuận lần cuối cùng.

 – Tình huống giảm lương trái luật

 Các tình huống sau đây sẽ cấu thành quyết định cắt giảm lương bất hợp pháp:

 + Cắt giảm lương không thông báo trước, đây không thể là một quyết định hồi tố gây bất ngờ.

 + Hạ lương để phản ứng lại (trừng phạt, dằn mặt, đe doạ…) các hoạt động tự bảo vệ. Chẳng hạn như bạn phàn nàn rằng mình bị đối xử bất công hoặc tố cáo sếp quấy rối nhân viên và sau đó bạn bị giảm lương thì điều này được xem là hành động trả thù, và hoàn toàn bất hợp pháp.

 + Hạ lương vì phân biệt đối xử. Ví dụ: Nếu tất cả nhân viên nữ bị giảm lương nhưng nam thì không, đây là phân biệt giới tính; nếu tất cả những người trên 45 tuổi bị giảm lương nhưng trẻ hơn thì không, đây là phân biệt tuổi tác…

 + Hạ mức thu nhập của bạn xuống thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà luật quy định. Nếu công ty giảm lương của bạn thấp hơn mức quy định tối thiểu, ngay cả khi bạn đồng ý đó vẫn là quyết định bất hợp pháp.

 + Công ty áp dụng việc cắt giảm lương tạm thời theo nhu cầu điều chuyển công việc, nhưng sau đó quá thời hạn tối đa luật định vẫn tiếp tục giảm lương nhân viên hoặc không có các động thái thương lượng phù hợp.

 V. Quyền và nghĩa vụ của giám đốc công ty

 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

 a) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;

 b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty;

 c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

 d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;

 đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

 e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;

 g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

 h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên;

 i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

 k) Tuyển dụng lao động;

 l) Các quyền và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

 Tag: quỹ giải trí auto anh đất bình linh gốc tên du lịch mai may dược duy ngô hà hàn quốc đòi thuê in phong kim kiên giang dấu lê lâm tế vân đồn minh phúc phú tân quý quân hoá quế thảo quyên riêng sa thải sơn nghệ sĩ sin sinh uỷ cá visa nhật giấy mẫu uy đức vũng tàu xuân dntn phó nhánh mtv sứ quán gia triển mộc thất mại boxing saigon giành thủy sx tm nhựa hoa phép oanh xuất vina quảng vinh trinh thiên thép & vi 5 tâm điện 39a nomura fotranco hải phòng phẩm châu cosmos prudential hoàng cường ssi 1c quận tây bắc gì nào trang vận tải quang mỏ lào cai dv thiết ấn triết biến xk khẩu