BỘ LUẬT HÌNH SỰ 15/1999/QH10

 Chương XXIII

 CÁC TỘI XÂM PHẠM NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA QUÂN NHÂN

 Điều 315. Những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, tráchnhiệm của quân nhân 

 Quân  nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm do mình thực hiện được quy định tại Chương này.

 Điều 316. Tội chống mệnh lệnh 

 1. Người nào chống mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm quyền, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp  sau đây, thì bị phạt tù từ  năm năm đến mười năm:

 a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

 b) Lôi kéo người khác phạm tội;

 c) Dùng vũ lực;

 d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

 3. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự, trong trường hợp đặc biệt khác hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

 4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

 Điều 317. Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh 

 1. Người nào chấp hành mệnh lệnh một cách lơ là, chậm trễ, tuỳ tiện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

 2. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự, trong trường hợp đặc biệt khác hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến  mười năm.

 Điều 318. Tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm 

 1. Người nào cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt  tù từ ba tháng đến ba năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm:

 a) Lôi kéo người khác phạm tội;

 b) Dùng vũ lực;

 c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

 3. Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

 Điều 319. Tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên 

 1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung người chỉ huy hay cấp trên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến  ba năm.

 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến  bảy năm.

 Điều 320. Tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới 

 1. Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba  năm.

 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ  hai năm đến  bảy năm.

 Điều 321. Tội làm nhục, hành hung đồng đội

 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung đồng đội, nếu giữa họ không có quan hệ công tác thuộc trường hợp quy định tại Điều 319 và Điều 320 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ  đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

 2. Phạm tội gây hậu quả nghiệm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

 Điều 322. Tội đầu hàng địch 

 1. Người nào trong chiến đấu mà đầu hàng địch, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

 a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

 b) Giao nộp cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;

 c) Lôi kéo người khác phạm tội;

 d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

 Điều 323. Tội khai báo hoặc tự nguyện làm vịêc cho địch khi bị bắt làm tù binh 

 1. Người nào khi bị địch bắt làm tù binh mà khai báo bí mật quân sự hoặc tự nguyện làm việc cho địch, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

 a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

 b) Đối xử tàn ác với tù binh khác;

 c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

 Điều 324. Tội bỏ vị trí chiến đấu 

 1. Người nào bỏ vị trí chiến đấu hoặc không làm nhiệm vụ trong chiến đấu, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm:

 a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

 b) Bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;

 c) Lôi kéo người khác phạm tội;

 d) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân.

 Điều 325. Tội đào ngũ 

 1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:

 a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

 b) Lôi kéo người khác phạm tội;

 c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;

 d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

 Điều 326. Tội trốn tránh nhiệm vụ 

 1. Người nào tự gây thương tích, gây tổn  hại cho sức khoẻ của mình hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác để trốn tránh nhiệm vụ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy  năm:

 a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

 b) Lôi kéo người khác phạm tội;

 c) Phạm tội trong thời chiến;

 d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

 3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

 Điều 327. Tội cố ý làm lộ bí mật  công tác quân sự; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tàiliệu bí mật công tác quân sự

 1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác quân sự hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định ở  Điều 80 và Điều 263 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

 Điều 328. Tội vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự; tội làm mất tài liệu bí mật công tác quânsự

 1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác quân sự hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 264 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

 Điều 329. Tội báo cáo sai  

 1. Người nào cố ý báo cáo sai gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến  ba năm.

 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ  hai năm đến bảy năm.

 Điều 330. Tội vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban 

 1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh chế độ trực chiến, trực chỉ huy, trực ban gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ  đến ba  năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội trong chiến đấu hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

 Điều 331. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ 

 1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định về tuần tra, canh gác, áp tải, hộ tống gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội trong chiến đấu hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

 Điều 332. Tội vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấnluyện 

 1. Người nào không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  một năm đến năm năm.

 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ  ba năm đến  mười  năm.

 Điều 333. Tội vi phạm các quy định về  sử dụng vũ khí quân dụng 

 1. Người nào vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí quân dụng gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ  đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội trong khu vực có chiến sự  hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

 Điều 334. Tội huỷ hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự 

 1. Người nào hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 và Điều 231 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

 2.  Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười  hai năm.

 3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.

 4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

 Điều 335. Tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quânsự  

 1. Người nào được giao quản lý, được trang bị vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ 3thuật quân sự mà làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

 Điều 336. Tội vi phạm chính sách đối với thương binh, tử sĩ trong chiến đấu 

 1. Người nào có trách nhiệm mà cố ý bỏ thương binh, tử sĩ tại trận địa hoặc không chăm sóc, cứu chữa thương binh gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt  tù từ ba tháng đến ba năm.

 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

 4. Người nào chiếm đoạt di vật của tử sĩ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

 Điều 337. Tội chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm 

 1. Người nào trong chiến đấu hoặc khi thu dọn chiến trường mà chiếm đoạt hoặc huỷ hoại chiến lợi phẩm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt  tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:

 a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

 b) Chiến lợi phẩm có giá trị lớn hoặc rất lớn;

 c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.

 3. Phạm tội trong trường hợp chiến lợi phẩm có giá trị đặc biệt lớn hoặc  gây hậu quả  đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

 Điều 338. Tội quấy nhiễu nhân dân 

 1. Người nào có hành vi quấy nhiễu nhân dân đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp  sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

 a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

 b) Lôi kéo người khác phạm tội;

 c) Phạm tội trong khu vực có chiến sự hoặc trong khu vực đã có lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp;

 d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

 Điều  339. Tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm  vụ 

 1. Người nào trong khi thực hiện nhiệm vụ mà vượt quá phạm vi cần thiết của nhu cầu quân sự gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước, của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

 2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

 Điều 340. Tội ngược đãi tù binh, hàng binh  

 Người nào ngược đãi tù binh, hàng binh, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

 Chương XXIV

 CÁC TỘI PHÁ HOẠI HÒA BÌNH, CHỐNG LOÀI NGƯỜI VÀ TỘI PHẠM CHIẾN TRANH

 Điều 341. Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược 

 Người nào tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ một nước khác, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

 Điều 342. Tội chống loài người 

 Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà có hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó, cũng như có những hành vi diệt chủng khác hoặc những hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

 Điều 343. Tội phạm chiến tranh 

 Người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm, cũng như có những hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ưước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

 Điều 344. Tội tuyển mộ lính đánh thuê; tội làm lính đánh thuê 

 1. Người nào tuyển mộ, huấn luyện  hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một nước bạn của Việt Nam hoặc một phong trào giải phóng dân tộc, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

 2. Người nào làm lính đánh thuê, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

 Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(Đã ký)
Nông Đức Mạnh