Bộ Luật Hình Sự Không Số

 Dvdn247 luôn cố gắng cập nhất nội dung bộ văn bản pháp luật mới nhất, những sửa đổi và mục lục. Quý độc giả có thể copy văn bản luật về file word thay vì download và tải về

  

QUỐC HỘI
Số: Không số
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 1985

  

  

  

  

 BỘLUẬT HÌNH SỰ

 CỦANƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

  

 Lờinói đầu

 Hiến phápnước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, thể chế hoá đường lối, chínhsách của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới của cách mạng, đã quy định”Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chếxã hội chủ nghĩa”.

 Trong hệthống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật hình sự có vịtrí rất quan trọng. Nó là một công cụ sắc bén của Nhà nước chuyên chính vô sảnđể bảo vệ những thành quả của cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệan ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợppháp của công dân, đấu tranh chống và phòng ngừa mọi hành vi phạm tội, góp phầnhoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảovệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 Bộ luậthình sự này kế thừa và phát triển Luật hình sự của Nhà nước ta từ Cách mạngtháng Tám đến nay, tổng kết những kinh nghiệm đấu tranh chống và phòng ngừa tộiphạm ở nước ta trong mấy chục năm qua và có dự kiến tình hình diễn biễn của tộiphạm trong thời gian tới.

 Bộ luậthình sự thấu suốt quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta dogiai cấp công nhân lãnh đạo, thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiếnquyết đấu tranh chống tội phạm; thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta làxử phạt người phạm tội không chỉ nhằm trừng trị mà còn giáo dục, cải tạo họ trởthành người có ích cho xã hội; thể hiện tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa vàlòng tin vào khả năng cải tạo con người dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.

 Thi hànhnghiêm chỉnh Bộ luật hình sự là nhiệm vụ chung của tất cả các cơ quan Nhà nước,các tổ chức xã hội và của toàn thể nhân dân.

 PHẦNCHUNG

 CHƯƠNGI

 ĐIỀUKHOẢN CƠ BẢN

 Điều 1. Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự.

 Bộ luật hìnhsự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ tập thể xã hội chủnghĩa của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệcác quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hộichủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuântheo pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

 Để thực hiệnnhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội.

 Điều 2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự.

 Chỉ ngườinào phạm một tội đã được Luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hìnhsự.

 Hình phạtphải do Toà án quyết định.

 Điều 3. Nguyên tắc xử lý.

 1- Mọi hànhvi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theođúng pháp luật.

 2- Nghiêmtrị kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, kẻ ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, táiphạm, kẻ biến chất, sa đoạ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, kẻ phạmtội có tổ chức, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú,thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tựnguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại đã gây ra.

 3- Đối vớingười lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng và đã hối cải thì có thể áp dụng hìnhphạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặcgia đình giám sát, giáo dục.

 4- Đối vớingười phạt tù thì buộc họ phải chấp nhận hình phạt trong trại giam, phải laođộng, cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội. Nếu họ có nhiều tiến bộthì xét để giảm việc chấp hành hình phạt.

 5- Đối vớingười đã chấp hành xong hình phạt thì tạo điều kiện cho họ làm ăn, sinh sống lươngthiện; khi họ có đủ điều kiện do luật định thì xoá án.

 Điều 4. Trách nhiệm đấu tranh chống và phòng ngừa tộiphạm.

 1- Các cơquan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tư pháp và Thanh tra có trách nhiệm thi hànhđầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quankhác của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân đấu tranh chống và phòng ngừatội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội.

 2- Các cơquan Nhà nước và các tổ chức xã hội có nhiệm vụ giáo dục những người thuộcquyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác cách mạng, ý thức bảo vệ và tuân theopháp luật, tôn trọng các quy tắc cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biệnpháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chứcmình.

 3- Mọi côngdân có nghĩa vụ tích cực đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

 CHƯƠNGII

 PHẠMVI ÁP DỤNG CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

 Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hànhvi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 1- Bộ luậthình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 2- Đối vớingười nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namthuộc đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễntrừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các hiệp định quốc tế mà nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hay công nhận hoặc theo tục lệ quốc tế,thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoạigiao.

 Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hànhvi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 1- Công dânViệt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cóthể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này.

 Quy định nàycũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam.

 2- Người nướcngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thểbị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam trong những trườnghợp được quy định trong các hiệp định quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam đã ký kết hay công nhận.

 Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian.

 1- Điều luậtáp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khihành vi ấy được thực hiện.

 2- Điều luậtquy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối vớihành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành, trừ trườnghợp luật quy định khác.

 3- Điều luậtxoá bỏ một tội phạm hoặc quy định một hình phạt nhẹ hơn được áp dụng đối vớihành vi phạm tội đã được thực hiện trước khi điều luật đó được ban hành.

 CHƯƠNGIII

 TỘIPHẠM

 Điều 8. Khái niệm tội phạm.

 1- Tội phạmlà hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do ngườicó năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độclập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ Nhànước xã hội chủ nghĩa, chế độ kinh tế và sở hữu xã hội chủ nghĩa, xâm phạm tínhmạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợppháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xãhội chủ nghĩa.

 2- Tội phạmnghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khunghình phạt đối với tội ấy là trên năm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

 Những tộiphạm khác là tội phạm ít nghiêm trọng.

 3- Nhữnghành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội khôngđáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

 Điều 9. Cố ý phạm tội.

 Cố ý phạmtội là phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất gâynguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hoặc có ýthức để mặc cho hậu quả xảy ra.

 Điều 10. Vô ý phạm tội.

 Vô ý phạmtội là phạm tôi trong những trường hợp sau đây:

 a) Ngườiphạm tôi do cẩu thả mà không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xãhội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước.

 b) Ngườiphạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội,nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

 Điều 11. Sự kiện bất ngờ.

 Người thựchiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trườnghợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó,thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

 Điều 12. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hìnhsự.

 1- Ngườithực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thầnhoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vicủa mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với người này sẽ áp dụngbiện pháp bắt buộc chữa bệnh.

 2- Ngườiphạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạngnói ở khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắtbuộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh người đó có thể phải chịu trách nhiệm hìnhsự.

 3- Ngườiphạm tội do say rượu hoặc do dùng chất kích thích mạnh khác thì không được miễntrách nhiệm hình sự.

 Điều 13. Phòng vệ chính đáng.

 1- Phòng vệchính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể,bảo vệ lợi ích chính đáng của chính mình hoặc của người khác, mà chống trả lạimột cách tương xứng người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòngvệ chính đáng không phải là tội phạm.

 2- Nếu hànhvi chống trả rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng,thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

 Điều 14. Tình thế cấp thiết.

 1- Tình thếcấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạlợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của mình hoặc của ngườikhác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơnthiệt hại cần ngăn ngừa. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải làphạm tội.

 2- Nếu gâythiệt hại rõ ràng là quá đáng, tức là vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết,thì người có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

 Điều 15. Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.

 1- Chuẩn bịphạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiệncần thiết khác để thực hiện tội phạm.

 Người chuẩnbị phạm một tội nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự.

 2- Phạm tộichưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì nhữngnguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

 3- Đối vớinhững hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt đượcquyết định theo các Điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng, tuỳ theotính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý địnhphạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đếncùng.

 Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

 Tự ý nửachứng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuykhông có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễntrách nhiệm hình sự về tội định phạm. Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủyếu tố của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

 Điều 17. Đồng phạm.

 1- Hai hoặcnhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm.

 2- Ngườithực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức đều là những ngườiđồng phạm.

 Người thựchành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

 Người tổchức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

 Người xúigiục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

 Người giúpsức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tộiphạm.

 3- Phạm tộicó tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùngthực hiện tội phạm.

 4- Khi quyếtđịnh hình phạt, phải xét đến tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham giaphạm tội của từng người đồng phạm.

 Những tìnhtiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự riêng cho người đồngphạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó.

 Điều 18. Che giấu tội phạm.

 Người nàotuy không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấungười phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trởviệc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hìnhsự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

 Điều 19. Không tố giác tội phạm.

 Người nàobiết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiệnmà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tộiphạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

 CHƯƠNGIV

 HÌNHPHẠT

 Điều 20. Mục đích của hình phạt.

 Hình phạtkhông chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm cải tạo trở thành người cóích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xãhội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục ngườikhác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.

 Điều 21. Các hình phạt.

 1- Đối vớingười phạm tội, chỉ áp dụng một trong các hình phạt chính sau đây:

 Cảnh cáo;

 Phạt tiền;

 Cải tạokhông giam giữ; cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân

 đội;

 Tù có thờihạn;

 Tù chungthân;

 Tử hình;

 2- Kèm theohình phạt chính, có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung sau đây:

 Cấm đảmnhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định;

 Cấm cư trú;

 Quản chế;

 Tước một sốquyền công đân;

 Tước danhhiệu quân nhân;

 Tịch thu tàisản;

 Phạt tiềnkhi không áp dụng là hình phạt chính;

 Điều 22. Cảnh cáo.

 Cảnh cáo đượcáp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ,nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

 Điều 23. Phạt tiền.

 Phạt tiền đượcáp dụng đối với người phạm các tội có tính chất vụ lợi, các tội có dùng tiềnlàm phương tiện hoạt động trong những trường hợp khác do luật này quy định.

 Chỉ trong trườnghợp có Điều luật quy định thì phạt tiền mới được áp dụng là hình phạt chính.

 Mức phạttiền được quyết định theo mức độ nghiêm trọng của tội đã phạm, đồng thời có xétđến tình hình tài sản của người phạm tội.

 Điều 24. Cải tạo không giam giữ.

 1- Cải tạokhông giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến hai năm đối với người phạm tội ítnghiêm trọng.

 Nếu người bịkết án đã bị tạm giam thì thời gian tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hànhhình phạt cải tạo không giam giữ, cứ mọt ngày tạm giam bằng ba ngày cải tạokhông giam giữ.

 2- Toà ángiao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xãhội nơi người đó làm việc hoặc thường trú để giám sát, giáo dục.

 3- Người bịkết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giamgiữ và có thể bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để xung quỹ Nhà nước.

 4- Đối vớingười phạm tội là quân nhân tại ngũ, trong trường hợp Điều luật quy định hìnhphạt cải tạo không giam giữ thì áp dụng hình phạt cải tạo ở đơn vị kỷ luật củaquân đội quy định ở Điều 70.

 Điều 25. Tù có thời hạn.

 Tù có thờihạn là hình phạt buộc người bị kết án phải bị giam trong thời gian từ ba thángđến hai mươi năm.

 Thời giantạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

 Điều 26. Hình phạt chung thân.

 Tù chungthân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội trongtrường hợp đặc biệt nghiêm trọng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.

 Không ápdụng tù chung thân đối với người chưa thành niên phạm tội.

 Điều 27. Tử hình.

 Tử hình làhình phạt đặc biệt được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặcbiệt nghiêm trọng.

 Không ápdụng tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai khiphạm tội hoặc khi bị xét xử. Tử hình được hoãn thi hành đối với phụ nữ có thai,phụ nữ đang nuôi con dưới mười hai tháng.

 Trong trườnghợp người bị kết án tử hình được ân giảm thì tử hình chuyển thành tù chungthân.

 Chỉ trong trườnghợp đặc biệt có luật quy định riêng thì tử hình mới được thi hành ngay sau khixét xử.

 Điều 28. Cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghềhoặc công việc nhất định.

 Cấm đảmnhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định được áp dụng khixét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặccông việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

 Thời hạn cấmlà từ hai năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu là hình phạt chính khác.

 Điều 29. Cấm cư trú.

 Cấm cư trúlà buộc người bị kết án không được tạm trú và thường trú ở một số địa phươngnhất định.

 Thời hạn cấmcư trú là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

 Điều 30. Quản chế.

 Quản chế làbuộc người bị kết án phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phươngnhất định, dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú,bị tước một số quyền công dân theo Điều 31 và bị cấm một số nghề hoặc công việcnhất định.

 Quản chế đượcáp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểmhoặc trong những trường hợp khác do luật quy định.

 Thời hạnquản chế là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

 Điều 31. Tước một số quyền công dân

 Công dânViệt Nam phạm các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạmcác tội khác trong những trường hợp Bộ luật này quy định, thì bị tước hoặc cóthể bị tước một số quyền công dân dưới đây:

 Quyền bầu cửđại biểu các cơ quan quyền lực nhà nước;

 Quyền làmviệc trong các cơ quan Nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhândân;

 Quyền đảmnhiệm cương vị phụ trách trong các tổ chức xã hội.

 Thời hạn tướcmột số quyền công dân là từ một năm đến năm năm kể từ ngày chấp hành xong hìnhphạt tù.

 Điều 32. Tịch thu tài sản.

 Tịch thu tàisản là tước tài sản của người bị kết án sung quy Nhà nước. Tịch thu tài sản chỉáp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng trong những trường hợp Bộluật này quy định.

 Có thể tịchthu toàn bộ hoặc một phần tài sản. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho ngườibị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

 CHƯƠNGV

 CÁCBIỆN PHÁP TƯ PHÁP

 Điều 33. Tịch thu vật và tiền bạc trực tiếp liên quanđến tội phạm.

 1- Toà án cóthể quyết định tịch thu, sung quỹ Nhà nước:

 a) Nhữngvật, tiền bạc của người phạm tội đã được dùng vào việc thực hiện tội phạm;

 b) Nhữngvật, tiền bạc thuộc tài sản của người khác nếu người này có lỗi để cho ngườiphạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm;

 c) Nhữngvật, tiền bạc mà người phạm tội do thực hiện tội phạm hoặc do mua bán, đổi chácnhững thứ ấy mà có;

 d) Nhữngvật, tiền bạc thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, sử dụng, lưu hành.

 2- Đối vớinhững vật, tiền bạc, thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa hoặc thuộc tài sản của ngườikhác bị người phạm tội chiếm hoặc sử dụng trái phép thì không tịch thu mà trảlại cho người sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

 Điều 34. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thườngthiệt hại; buộc công khai xin lỗi.

 1- Ngườiphạm tội phải trả lại những vật, tiền bạc đã chiếm đoạt cho người sở hữu hoặcngười quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường các thiệt hại vật chất đãđược xác định do hành vi phạm tội gây ra.

 2- Trong trườnghợp phạm tội ít nghiêm trọng, gây thiệt hại về tinh thần, Toà án có thể buộc ngườiphạm tội công khai xin lỗi người bị hại.

 Điều 35. Bắt buộc chữa bệnh.

 1- Đối vớingười thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh như đã quy địnhở khoản 1 Điều 12, thì tuỳ theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Toà áncăn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, có thể quyết định đưa họ vàomột cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

 Nếu thấykhông cần thiết phải đưa vào một cơ sở điều trị chuyên khoa thì có thể giao chogia đình hoặc người bảo lĩnh trông nom dưới sự giám sát của cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền.

 2- Đối vớingười phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhứng trước khi bị kếtán đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vicủa mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Toà án có thểquyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Saukhi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

 3- Đối vớingười đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặckhả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giámđịnh pháp y, Toà án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoađể bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hìnhphạt, nếu không có những lý do khác để được miễn chấp hành hình phạt.

 Điều 36. Thời gian bắt buộc chữa bệnh.

 Căn cứ vàokết luận của cơ quan điều trị, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh nói ở điều 35 đãkhỏi hoặc bệnh trạng đã giảm, thì Viện kiểm sát hoặc Toà án xét và quyết địnhđình chỉ việc thi hành biện pháp này.

 Thời gianbắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

 CHƯƠNGVI

 VIỆCQUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT, MIỄN VÀ GIẢM HÌNH PHẠT

 Điều 37. Nguyên tắc quyết định hình phạt.

 Khi quyếtđịnh hình phạt, Toà án căn cứ vào các quy định của Bộ luật này, cân nhắc tínhchất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và cáctình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự.

 Điều 38. Những tình tiết giảm nhẹ.

 1- Nhữngtình tiết sau đây được coi là tình tiết giảm nhẹ:

 a) Ngườiphạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm hoặc tự nguyện sửachữa, bồi thường thiệt hại;

 b) Phạm tộitrong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu củatình thế cần thiết hoặc bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật củangười khác gây ra;

 c) Phạm tộivì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình tự gây ra;

 d) Phạm tộimà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; phạm tội lần đầu và thuộctrường hợp ít nghiêm trọng;

 đ) Phạm tộivì bị người khác đe doạ, cưỡng bức hoặc chi phối về mặt vật chất, công tác haycác mặt khác;

 e) Ngườiphạm tội là phụ nữ có thai, là người già hoặc là người có bệnh bị hạn chế khảnăng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

 g) Phạm tộido trình độ lạc hậu hoặc do trình độ nghiệp vụ non kém;

 h) Ngườiphạm tội tự thú, thật thà khai báo, ăn năn hối cải hoặc tích cực giúp đỡ các cơquan có trách nhiệm phát hiện và điều tra tội phạm.

 2- Khi quyếtđịnh hình phạt, Toà án có thể coi những tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ,nhưng phải ghi trong bản án.

 3- Khi cónhiều tình tiết giảm nhẹ, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấpnhất mà Điều luật đã quy định hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loạinhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ này phải được ghi trong bản án.

 Điều 39. Những tình tiết tăng nặng.

 1- Nhữngtình tiết sau đây mới được coi là tình tiết tăng nặng:

 a) Phạm tộicó tổ chức; xúi giục người chưa thành niên phạm tội;

 b) Lợi dụng hoàncảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xãhội để phạm tội;

 c) Phạm tộitrong thời gian đang chấp hành hình phạt;

 d) Dùng thủđoạn xảo quyệt, tàn ác trong khi phạm tội hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguyhại cho nhiều người;

 đ) Phạm tộiđối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thểtự vệ được hoặc đối với người lệ thuộc mình về vật chất, công tác hay các mặtkhác;

 e) Phạm tộivì động cơ đê hèn; cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

 g) Phạm tộigây hậu quả nghiêm trọng;

 h) Phạm tộinhiều lần; tái phạm; tái phạm nguy hiểm;

 i) Sau khiphạm tội, đã có những hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấutội phạm.

 2- Nhữngtình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi làtình tiết tăng nặng.

 Điều 40. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

 1. Những trườnghợp sau đây thì coi là tái phạm:

 a) Đã bịphạt tù vì tội do cố ý, chưa được xoá án mà lại phạm tội nghiêm trọng do vô ýhoặc tội ít nghiêm trọng do cố ý;

 b) Đã bịphạt tù về tội nghiêm trọng do vô ý, chưa được xoá án mà lại phạm tội nghiêmtrọng do vô ý hoặc tội do cố ý.

 2- Những trườnghợp sau đây thì coi là tái phạm nguy hiểm:

 a) Đã bịphạt tù về tội nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án mà lại phạm tội nghiêmtrọng do cố ý;

 b) Đã táiphạm, chưa được xoá án mà lại phạm tội ít nghiêm trọng do cố ý hoặc tội nghiêmtrọng.

 Điều 41. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạmnhiều tội.

 Khi xét xửcùng một lần người phạm nhiều tội, Toà án quyết định hình phạt đối với từngtội, sau đó quyết định hình phạt chung cho các tội. Hình phạt chung không đượcvượt mức cao nhất của khung hình phạt mà luật quy định đối với tội nặng nhất đãphạm và trong phạm vi loại hình phạt đã tuyên.

 Điều 42. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.

 1- Trong trườnghợp một người đang chải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trướckhi có bản án này thì Toà án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử,sau đó quyết định hình phạt chung. Hình phạt chung không được vượt mức cao nhấtcủa khung hình phạt đã tuyên.

 Thời gianchấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạtchung.

 2- Khi xétxử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới. Toà án quyếtđịnh hình phạt đối với tội mới, sau đó cộng với phần hình phạt chưa chấp hànhcủa bản án trước rồi quyết định hình phạt chung. Hình phạt chung không được vượtmức cao nhất mà Luật quy định cho loại hình phạt đã tuyên.

 Điều 43. Tổng hợp hình phạt khác loại.

 Việc tổnghợp hình phạt nói ở Điều 41 và Điều 42 nếu là hình phạt khác loại thì theonhững quy định sau đây:

 1- Đối vớihình phạt chính, nếu hình phạt cao nhất đã tuyên là tử hình, tù chung thân hoặctù hai mươi năm thì lấy hình phạt đó làm hình phạt chung.

 Nếu các hìnhphạt đã tuyên gồm cải tạo không giam giữ hoặc cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quânđội và tù có thời hạn, thì chuyển hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc cải tạoở đơn vị kỷ luật của quân đội thành hình phạt tù để quyết định hình phạt chung.Cứ một ngày cải tạo không giam giữ hoặc cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân độithành một ngày tù.

 2- Đối vớihình phạt bổ sung, Toà án quyết định một hình phạt chung trong giới hạn luậtquy định về mỗi loại hình phạt ấy.

 3- Phạt tiềnkhông tổng hợp với các loại hình phạt khác. Các khoản phạt tiền được cộng lạithành hình phạt phải chấp hành.

 Điều 44. án treo.

 1- Khi xửphạt tù không quá năm năm, căn cứ vào thân nhân của người phạm tội và các tìnhtiết giảm nhẹ, nếu xét không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Toà áncho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

 2- Toà ángiao người bị án treo cho cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội nơi người đó làmviệc hoặc thường trú để theo dõi, giáo dục.

 3- Người bịán treo có thể phải chịu thêm một số hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảmnhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định quy định ở Điều 23và Điều 28.

 4- Nếu ngườibị án treo đã chấp hành được một nửa thời gian thử thách và có nhiều tiến bộthì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm theo dõi, giáo dục, Toà áncó thể rút ngắn thời gian thử thách.

 5- Nếu trongthời gian thử thách, người bị án treo phạm tội mới và bị xử phạt tù thì Toà ánquyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hìnhphạt của bản án mới theo quy định ở khoản 2 Điều 42.

 Điều 45. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

 1- Khôngtruy cứu trách nhiệm hình sự, nếu tính từ ngày tội phạm được thực hiện đã quanhững thời hạn sau đây:

 a) Năm năm đốivới các tội phạm ít nghiêm trọng mà Bộ luật quy định hình phạt từ hai năm tùtrở xuống hoặc hình phạt khác nhẹ hơn;

 b) Mười nămtù đối với các loại tội pham ít nghiêm trọng mà Bộ luật quy định hình phạt tùtrên hai năm;

 c) Mười lămnăm đối với các loại tội phạm nghiêm trọng.

 Nếu trongthời hạn nói trên, người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định thì hìnhphạt từ một năm tù trở lên thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệuđối với tội cũ tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

 Nếu trongthời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thìthời gian trốn tránh không được tính; thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ratự thú hoặc bị bắt giữ.

 2- Đối vớinhững trường hợp nói ở điểm c khoản 1 Điều này nếu có lý do đặc biệt thì Việnkiểm sát nhân dân tối cao vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự và Toà ánnhân dân tối cao có thể quyết định không áp dụng thời hiệu.

 Điều 46. Thời hiệu thi hành bản án.

 1- Khôngbuộc người bị kết án phải chấp hành bản án, nếu tính từ ngày bản án có hiệu lựcpháp luật đã qua những thời hạn sau đây:

 a) Năm nămđối với các trường hợp xử phạt từ năm năm tù trở xuống;

 b) Mười nămđối với các trường hợp xử phạt tù từ trên năm năm đến mười lăm năm;

 c) Mười lămnăm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên mười lăm năm đến hai mươi năm.

 Nếu trong trườnghợp nói trên người bị kết án lại phạm tội mới và bị xử phạt tù thì thời gian đãqua không được tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

 Nếu trongthời hạn nói trên người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thìthời gian trốn tránh không được tính; thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ratrình diện hoặc bị bắt giữ.

 2- Đối vớinhững trường hợp nói ở các điểm a và b khoản 1 Điều này, nếu bị kết án về tộiđặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia và đối với những trường hợp nói ởđiểm c khoản 1 Điều này không kể về tội gì, nếu có lý do đặc biệt, thì Toà ánnhân dân tối cao, theo kết luận của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, có thểquyết định không áp dụng thời hiệu.

 3- Việc ápdụng thời hiệu đối với các trường xử phạt tù trung thân hoặc tử hình, sau khiqua thời hạn mười lăm năm, sẽ do Toà nhân dân tối cao quyết định theo kết luậncủa Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp không cho áp dụng thờihiệu thì tử hình sẽ đổi thành tù chung thân, tù chung thân sẽ đổi thành tù haimươi năm.

 Điều 47. Không áp dụng thời hiệu.

 Không ápdụng thời hiệu quy định ở Điều 45 và Điều 46 đối với các tội phạm quy định ở ChươngXII Phần các tội phạm Bộ luật này.

 Điều 48. Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

 1- Ngườiphạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra hoặcxét xử, do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tộikhông còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

 Nếu trướckhi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việcgóp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chếđến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệmhình sự.

 2- Ngườiphạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tìnhtiết giảm nhẹ nói ở Điều 38, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mứcđược miễn trách nhiệm hình sự.

 Điều 49. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt chính.

 1- Người bịkết án cải tạo không giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội hoặc tùnếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và đã chứng tỏ quyếttâm cải tạo, thì theo đề nghị của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có tráchnhiêm trực tiếp giám sát việc chấp hành hình phạt, Toà án có thể quyết địnhgiảm bớt thời hạn chấp hành hình phạt.

 Thời gian đãchấp hành hình phạt để được xét giảm lần đấu là một phần ba thời hạn đối vớicác hình phạt từ hai mươi năm tù trở xuống, mười năm đối với tù chung thân.

 2- Một ngườicó thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm thời hạn thực sự chấp hành hìnhphạt là một nửa thời hạn hình phạt đã tuyên. Người bị xử phạt chung thân, lầnđầu được giảm xuống hai mươi năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảmthời gian thực sự chấp hành hình phạt là mười lăm năm.

 Điều 50. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung.

 Người bị kếtán cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một nửa thời hạn hình phạtvà có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của chính quyền địa phương, Toà án có thểquyết định miễn việc chấp hành phần hình phạt còn lại.