Các giáo phận công giáo việt nam

 Công giáo là gì

Công giáo là một thuật ngữ rộng được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Kitô giáo, xuất phát từ chữ Hy Lạp καθολικός (katholikos) có nghĩa “chung” hay “phổ quát”. Như vậy thuật ngữ Công giáo hay Đại công trong tiếng Việt được dùng để dịch chữ καθολικός, catholicus hoặc catholique, với ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ quát, đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Công giáo được dùng với một số nghĩa như sau:
Do ảnh hưởng lịch sử và hiện tại của Giáo hội Công giáo Rôma, “Công giáo” thường được dùng để chỉ hệ thống niềm tin tôn giáo của giáo hội.
Sau cuộc Đại Ly giáo năm 1054, Đông phương dần thường được gọi là Chính thống giáo trong khi Tây phương gắn với tên gọi Công giáo.
Thuật ngữ này cũng được dùng để đề cập đến các giáo hội Công giáo về bản chất qua việc họ tuyên bố giữ niềm tin Công giáo và có tính tông truyền như Giáo hội Chính thống giáo Đông phương, Giáo hội chính thức của Anh hay các Giáo hội Công giáo Cổ và một số giáo hội khác.
Được dùng để phân biệt giáo hội Kitô giáo tiên khởi (Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền) với các nhóm lạc giáo.

 Các giáo phận công giáo việt nam

Giáo hội Công giáo tại Việt Nam hiện tại được tổ chức theo không gian địa giới gồm có 3 giáo tỉnh là Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Mỗi giáo tỉnh nêu trên lại được chia thành các giáo phận cùng một tổng giáo phận. Hiện nay, Việt Nam có tất cả 27 giáo phận, gồm 3 tổng giáo phận (là các giáo phận có vai trò quan trọng trong lịch sử) và 24 giáo phận còn lại. Đứng đầu mỗi tổng giáo phận là một Tổng giám mục (có thể mang thêm tước Hồng y), đứng đầu mỗi giáo phận là một Giám mục. Những địa phận tông tòa được thành lập sớm nhất ở Việt Nam vào năm 1659. Hiện nay, tên của các giáo phận ở Việt Nam được đặt theo địa danh có tòa giám mục và nhà thờ chính tòa.
Lịch sử
Giai đoạn sơ khởi
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục đề cập đến sự truyền bá đạo Công giáo vào Đại Việt năm 1533. Tiếp theo đó là những nỗ lực của một số cá nhân và nhóm truyền giáo khác. Các cộng đoàn tín hữu lâu bền hơn được thành lập từ khi các tu sĩ Dòng Tên tới truyền giáo tại Đàng Trong năm 1615 và tại Đàng Ngoài năm 1627. Vào ngày 9 tháng 9 năm 1659, Giáo hoàng Alexanđê VII ra sắc chỉ Super Cathedram[1] thiết lập hai Hạt Đại diện Tông tòa đầu tiên của Việt Nam. Giáo hoàng bổ nhiệm hai Giám mục: François Pallu hiệu tòa Heliopolis in Augustamnica và Pierre Lambert de la Motte hiệu tòa Berytus làm Giám mục tiên khởi cho hai Hạt Đại diện Tông tòa (cũng gọi là Địa phận hoặc Giáo phận Tông tòa) này với địa giới như sau:
Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Ngoài: bao gồm Đàng Ngoài, Lào, cùng với 5 tỉnh Nam Trung Quốc Vân Nam, Quý Châu, Hồ Quảng (Hồ Nam và Hồ Bắc ngày nay), Tứ Xuyên và Quảng Tây, trao cho Giám mục Pallu.
Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Trong: bao gồm Đàng Trong, cùng với các tỉnh Đông Nam Trung Quốc Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Giang Tây và đảo Hải Nam, trao cho Giám mục Lambert.
Ngoài ra, sắc chỉ cũng thiết lập Hạt Đại diện Tông tòa Nam Kinh còn gồm cả Bắc Kinh, Sơn Tây, Sơn Đông, Triều Tiên và Tartaria nhưng chưa chỉ định giám mục.
Trong năm 1668, tại Ayutthaya (kinh đô cũ của Thái Lan), Giám mục Lambert de la Motte truyền chức linh mục cho các thầy giảng Giuse Trang và Luca Bền thuộc Đàng Trong, cùng với Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ thuộc Đàng Ngoài. Đây là 4 vị linh mục tiên khởi của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Năm 1669, Giám mục Lambert de la Motte truyền chức thêm 7 linh mục Việt Nam nữa. Năm 1670, ông chuẩn y thành lập Dòng Mến Thánh Giá cho các nữ tu Việt Nam.
Năm 1678, Giám mục Pallu từ Thái Lan về Roma, đề nghị tấn phong Giám mục cho 6 linh mục trong số các linh mục tiên khởi. Tuy nhiên đề nghị này đã bị Tòa Thánh bác bỏ.
Năm 1679, Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Ngoài tách rời thành hai địa phận mới, lấy sông Hồng làm ranh giới (cụ thể là trục sông Lô–sông Hồng–sông Đào–sông Đáy). Hai địa phận Đàng Ngoài mới, gồm 2 Giám mục, 7 linh mục thừa sai người Pháp, 3 linh mục Dòng Đa Minh Tây Ban Nha, một số linh mục Dòng Tên và Dòng Âu Tinh, 11 linh mục người Việt và hơn 200.000 tín hữu, là:
Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Ngoài: từ tả ngạn sông Hồng đến vùng ven biển, trao cho Giám mục François Deydier Phan.
Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Ngoài: từ hữu ngạn sông Hồng đến biên giới Ai Lao, đặt dưới sự cai quản của Giám mục Jacques de Bourges Gia.
Năm 1693, Giám mục Deydier qua đời, Giám mục Bourges kiêm nhiệm Địa phận Đông Đàng Ngoài. Vì thiếu hụt thừa sai nên Địa phận Đông được bổ sung các nhà truyền giáo Dòng Đa Minh, Phan Sinh và Âu Tinh. Năm 1696, Giám mục Raimondo Lezzoli Cao được Tòa Thánh bổ nhiệm cai quản Địa phận Đông. Năm 1756, việc truyền giáo tại Đông Đàng Ngoài chính thức được giao cho Tỉnh Rất Thánh Mân Côi của Dòng Đa Minh, trụ sở tại Manila, Philippines.
Năm 1844, Giáo hoàng Grêgôriô XVI chia Hạt Đại diện Tông tòa Đàng Trong thành hai địa phận mới:
Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong (từ Nam Quảng Bình đến Bình Thuận), do Giám mục Etienne-Théodore Cuénot Thể cai quản.
Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Trong (Nam Kỳ lục tỉnh và Cao Miên), trao cho Giám mục Dominique Lefèbvre Ngãi cai quản.
Năm 1846, Hạt Đại diện Tông tòa Nam Đàng Ngoài – bao gồm Nghệ An, Hà Tĩnh và Bắc Quảng Bình tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Ngoài – được thành lập, do Giám mục Jean-Denis Gauthier Hậu coi sóc.
Năm 1848, Hạt Đại diện Tông tòa Trung Đàng Ngoài được thành lập, gồm phần lớn tỉnh Nam Định và Hưng Yên, tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Ngoài, giao cho Giám mục D. Martin Gia cai quản.
Năm 1850, Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Trong được tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong, bao gồm Nam Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, do Giám mục Pellerin Phan cai quản. Cũng trong năm này, một địa phận mới được tách ra từ Tây Đàng Trong là Hạt Đại diện Tông tòa Cao Miên, Giám mục Jean-Claude Miche Mịch được chỉ định làm Đại diện Tông tòa.
Hậu kỳ cận đại
Năm 1868, hai tỉnh Hà Tiên và Châu Đốc của Nam Kỳ lục tỉnh được sáp nhập vào Hạt Đại diện Tông tòa Cao Miên.
Năm 1883, Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Ngoài được thành lập, tách rời từ Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng ngoài, và bao gồm các tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn và Cao Bằng, trao cho Giám mục Colomer Lễ coi sóc.
Năm 1895, Hạt Đại diện Tông tòa Thượng Đàng Ngoài (Đoài), gồm các tỉnh Sơn Tây, Yên Bái, Hòa Bình và Lai Châu, được thành lập và được trao cho Giám mục Paul Marie Raymond Lộc.
Năm 1901, Hạt Đại diện Tông tòa Duyên hải Đàng Ngoài (Thanh) được thành lập gồm hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa, cùng với tỉnh Hủa Phăn của Lào (có tỉnh lỵ là Sầm Nưa), tách rời từ Hạt Đại diện Tông tòa Tây Đàng Ngoài và đặt dưới sự cai quản của Giám mục Alexandre Marcou Thành. Năm 1905, tỉnh Bình Thuận được chuyển đổi từ Hạt Đại diện Tông tòa Đông Đàng Trong sang Tây Đàng Trong.
Năm 1913, Hạt Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn và Cao Bằng được thành lập, tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Đàng Ngoài, và được ủy thác cho các thừa sai Dòng Đa Minh Lyon đảm trách.
Ngày 3 tháng 12 năm 1924, Giáo hoàng Piô XI đã cho đổi tên một loạt các Hạt Đại diện Tông tòa tại Việt Nam theo địa danh nơi đặt tông tòa giám mục, bấy giờ gồm 10 Hạt Đại diện Tông tòa gồm Hưng Hóa (trước là Thượng Đàng Ngoài), Bắc Ninh (trước là Bắc Đàng Ngoài), Hải Phòng (trước là Đông Đàng Ngoài), Hà Nội (trước là Tây Đàng Ngoài), Bùi Chu (trước là Trung Đàng Ngoài), Phát Diệm (trước là Duyên hải Đàng Ngoài), Vinh (trước là Nam Đàng Ngoài), Huế (trước là Bắc Đàng Trong), Qui Nhơn (trước là Đông Đàng Trong), Sài Gòn (trước là Tây Đàng Trong). Hạt Đại diện Tông tòa Cao Miên được đổi tên thành Nam Vang.
Năm 1932, Hạt Đại diện Tông tòa Thanh Hóa, gồm các tỉnh Thanh Hóa và Hủa Phăn, tách ra từ Hạt Đại diện Tông tòa Phát Diệm, được thiết lập và đặt dưới sự hướng dẫn của Giám mục Louis de Cooman Hành.
Năm 1932, Hạt Đại diện Tông tòa Kon Tum được thành lập, bao gồm 3 tỉnh Kontum, Darlac và Pleiku, tách ra từ Địa phận Qui Nhơn và đặt dưới sự hướng dẫn của Giám mục Jannin Phước.
Các Giám mục người Việt tiên khởi
Ngày 11 tháng 6 năm 1933, tại Đền Thánh Phêrô (Roma), Giáo hoàng Piô XI đã bổ nhiệm vị Giám mục tiên khởi cho Giáo hội Công giáo Việt Nam là Giám mục Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng. Ông là Giám mục phó với quyền kế vị Hạt Đại diện Tông tòa Phát Diệm. Năm 1935, Giám mục Marcou Thành từ chức, trao quyền Giám mục Địa phận Phát Diệm cho Giám mục Nguyễn Bá Tòng. Đây là địa phận đầu tiên được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam.
Cũng năm 1935, Giám mục Đa Minh Hồ Ngọc Cẩn được tấn phong tại nhà thờ Phủ Cam (Huế), trở thành vị Giám mục thứ hai của Việt Nam. Ông là Giám mục phó với quyền kế vị Hạt Đại diện Tông tòa Bùi Chu. Ngày 17 tháng 6 năm 1936, Giám mục Hồ Ngọc Cẩn trở thành Giám mục Việt Nam tiên khởi của Địa phận Bùi Chu, khi kế vị Giám mục chính Pedro Muzagorri Trung vừa qua đời. Đây là địa phận thứ hai được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam.
Cũng trong năm 1936, Hạt Đại diện Tông tòa Thái Bình được thiết lập, tách rời từ Hạt Đại diện Tông tòa Bùi Chu, bao gồm hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên. Tân địa phận đặt dưới sự cai quản của Giám mục Cassado Thuận.
Năm 1938, Hạt Đại diện Tông tòa Vĩnh Long được thành lập, gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, và Vĩnh Long, trong đó có một phần tỉnh Đồng Tháp ngày nay, tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Sài Gòn, và được trao cho Giám mục tân cử Phêrô Martino Ngô Đình Thục cai quản. Đây là địa phận thứ ba được ủy thác cho hàng giáo sĩ Việt Nam.
Năm 1939, Hạt Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn và Cao Bằng được Tòa Thánh nâng lên hàng Hạt Đại diện Tông tòa, do Giám mục Felix (Minh) quản nhiệm.
Năm 1940, thêm một vị Giám mục nữa được tấn phong là Giám mục Gioan Maria Phan Ðình Phùng. Ông là Giám mục phó với quyền kế vị Hạt Đại diện Tông tòa Phát Diệm.
Năm 1945, linh mục Anselmô Tađêô Lê Hữu Từ, khi đó đang là Bề trên Đan viện Xitô Châu Sơn (Nho Quan), được bổ nhiệm và trở thành vị Giám mục người Việt thứ năm.
Trong năm 1950, 3 Giám mục mới được bổ nhiệm là:
Đa Minh Hoàng Văn Đoàn được tấn phong Giám mục tại Roma ngày 3 tháng 9 năm 1950, làm Giám mục Hạt Đại diện Tông tòa Bắc Ninh.
Giuse Maria Trịnh Như Khuê được tấn phong Giám mục và đảm nhận Hạt Đại diện Tông tòa Hà Nội.
Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi được tấn phong Giám mục và đảm nhận Hạt Đại diện Tông tòa Bùi Chu.
Năm 1951, Hạt Đại diện Tông tòa Vinh trao cho tân Giám mục Gioan Baotixita Trần Hữu Ðức.
Năm 1955, Hạt Đại diện Tông tòa Cần Thơ được thành lập, tách từ Hạt Đại diện Tông tòa Nam Vang và được giao cho tân Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình.
Năm 1955, Linh mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền được tấn phong Giám mục và đảm nhận Hạt Đại diện Tông tòa Sài Gòn, thay thế Giám mục Jean Cassaigne Sanh từ chức để đi làm tuyên úy Trại cùi Di Linh.
Năm 1957, Tòa Thánh cắt hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận (thuộc địa phận Qui Nhơn) và hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy (thuộc địa phận Sài Gòn) để thiết lập Hạt Đại diện Tông tòa Nha Trang và trao cho Giám mục Piquet Lợi coi sóc.
Hàng Giáo phẩm Việt Nam
Năm 1960, với Tông hiến Venerabilium Nostrorum (“Chư huynh đáng kính”),[2] Giáo hoàng Gioan XXIII thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam, tất cả các Hạt Đại diện Tông tòa (còn gọi là Giáo phận Tông tòa) được nâng lên thành các Giáo phận (Chính tòa) và Tổng giáo phận, đồng thời nhóm vào ba Giáo tỉnh Hà Nội, Giáo tỉnh Huế và Giáo tỉnh Sài Gòn. Ba giáo phận mới là Đà Lạt, Mỹ Tho, và Long Xuyên cũng được thành lập.
Năm 1963, Giáo phận Đà Nẵng được thành lập, địa giới gồm có thị xã Đà Nẵng và hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín. Năm 1965, Tổng giáo phận Sài Gòn được chia tách để thành lập hai giáo phận mới là Phú Cường và Xuân Lộc. Năm 1967, Giáo phận Ban Mê Thuột được thành lập. Năm 1975, Giáo phận Phan Thiết được thành lập với địa giới là hai tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy, tách ra từ Giáo phận Nha Trang.
Ngày 5 tháng 12 năm 2005, Giáo phận Bà Rịa được tách ra từ giáo phận Xuân Lộc với Tự sắc Ad Aptius Consulendum do Giáo hoàng Biển Đức XVI ban hành ngày 22 tháng 11 cùng năm. Vào tháng 5 năm 2006, Tổng giáo phận Huế chính thức chuyển giao khu vực Nam Quảng Bình (phía Nam sông Gianh – sông Son) cho Giáo phận Vinh.
Trong cuộc họp thường niên lần I năm 2013 của Hội đồng Giám mục Việt Nam, các Giám mục đã thảo luận về việc chia tách và thành lập một số giáo phận mới trong tương lai, đó là Hà Tuyên (tương ứng hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, tách từ 3 giáo phận Bắc Ninh, Hưng Hóa và Lạng Sơn),[3] Hà Tĩnh (tương ứng hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, tách từ giáo phận Vinh) và Pleiku (tương ứng tỉnh Gia Lai, tách từ giáo phận Kontum).[4] Tháng 9 năm 2015, cuộc họp Hội đồng Giám mục thường niên lần II đã đồng ý dự án thành lập Giáo phận Lào Cai, tách từ Giáo phận Hưng Hóa.[5]
Năm 2018, Tân Giáo phận Hà Tĩnh được thiết lập trên cơ sở tách từ Giáo phận Vinh, Giám mục tiên khởi là Phaolô Nguyễn Thái Hợp.

 Từ điển công giáo

 https://tudienconggiao.net/

 Bài giảng công giáo

 conggiao24h.net

 Lịch công giáo

 conggiao24h.net

 gplongxuyen.org

 tonggiaophanhanoi.org

  

  

  

  

 tag: báo 2019 phim 2020 baáo bàn lý thiệp cưới sách phụng vụ ca nhạc hình lượng chúa 2017 tranh đẹp tuyển chọn cửa tượng gỗ lời cảm tạ tang info tức mẫu nhac nghe hôm composite giáng thư lành học phục biểu cắm hoa mã hát hoạt tập buồn đám trọn bộ pdf thắc mắc logo bán nhẫn mộ đá kết điều kiện vector hiếu lich du hương 2016 nền nghi vòng đeo tay táng hẹn hò mặt dây chuyền viếng sức xăm đọc hỏi thưa wedding trẻ khen viên sổ fatima lưu xá tphcm mp3 căn cầu hồn trắc nghiệm tủ luật dục con cái vietcatholic ăn chay liịch vatican mất ngăn hôn tràng cờ nghi đính hôn tượng chương tải nhạc ca hoạt trẻ dung thiệp cưới phục tranh thêu áo sách pdf hỏi thưa lý cờ tang đẹp website báo tức xem phim chúa nhau giữa lành bàn 2017 mua mấy mầu online câu đối học hình truyện hát cắm hoa phụng vụ 2020 dài vẽ biện thi nêm thuyết đám vợ phối