Các hình thức kỷ luật đảng viên

Chi tiết các hình thức kỷ luật Đảng viên mới nhất

 Bên cạnh việc khen thưởng Đảng viên có thành tích, Điều lệ Đảng cũng quy định rõ nếu Đảng viên vi phạm kỷ luật thì sẽ bị xử lý công minh, chính xác, kịp thời.

 Theo đó, khoản 2 Điều 35 Điều lệ Đảng quy định các hình thức kỷ luật gồm:

 – Với tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;

 – Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

 – Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

 Đặc biệt, Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm thì vẫn bị xem xét, kết luận. Nếu vi phạm ở mức phải thi hành kỷ luật thì phải kỷ luật.

 Đồng thời, Quy định 102 năm 2017 khẳng định:

 – Đảng viên vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không xử lý nội bộ;

 – Đảng viên bị Tòa án tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị phạt bằng hình thức thấp hơn như phạt cải tạo không giam giữ hoặc được miễn trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, tính chất, tác hại… mà xem xét, thi hành kỷ luật Đảng thích hợp;

 – Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, đoàn thể hoặc các hình thức xử lý khác của pháp luật…

 Như vậy, tùy vào từng đối tượng, mức độ, hành vi, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng… Đảng viên sẽ bị kỷ luật theo từng hình thức khác nhau.

Quyết định kỷ luật Đảng có hiệu lực ngay sau khi công bố

 Đây là nội dung được nêu tại khoản 6 Điều 39 Điều lệ Đảng. Cụ thể:

 Kỷ luật Đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định

 Mặc dù vậy, nếu Đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng 01 tháng, kể từ ngày nhận được kết luận có quyền khiếu nại với cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên.

 Khi nhận được khiếu nại, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra phải xem xét, giải quyết, trả lời cho Đảng viên biết.

 Đáng lưu ý: Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, Đảng viên bị kỷ luật vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật.

 Sau một năm kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ hình thức khai trừ), nếu Đảng viên không khiếu nại, tái phạm hoặc vi phạm mới đến mức phải kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên hết hiệu lực (theo khoản 10 Điều 2 Quy định 102).

 Như vậy, có thể thấy, quyết định kỷ luật Đảng viên có hiệu lực ngay sau khi được công bố. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại thì Đảng viên vẫn phải chấp hành đúng quyết định kỷ luật đã được nhận.

 Mặc dù Đảng viên vi phạm sẽ bị kỷ luật tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ nêu tại bài vết dưới đây:

Quy định 102 về xử lý kỷ luật đảng viên

 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may-hanh-chinh/Quy-dinh-102-QD-TW-2017-xu-ly-ky-luat-dang-vien-vi-pham-368751.aspx

Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên mới nhất

 + Bước 1: Đảng viên tự kiểm điểm là nhận hình thức kỷ luật sau khi phát hiện và xác định hành vi vi phạm kỷ luật.

 Cấp Ủy sẽ hướng dẫn Đảng viên tự kiểm điểm; Hội nghị chi bộ sẽ thảo luận, xem xét, góp ý, ra kết luận về tính chất, mức độ hành vi vi phạm của Đảng viên này, từ đó biểu quyết kỷ luật.

 Trường hợp đảng viên từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam thì tổ chức Đảng quản lý người này vẫn thực hiện việc xem xét kỷ luật Đảng với người này.

 Trường hợp tổ chức Đảng vi phạm thì người đứng đầu tổ chức sẽ chuẩn bị nội dung kiểm điểm, báo cáo trước hội nghị, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo lên tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.

 + Bước 2:  Đại diện tổ chức Đảng có thẩm quyền lắng nghe ý kiến của đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trước khi tiến hành họp để xem xét, quyết định kỷ luật;

 + Bước 3: Báo cáo lên cấp ủy, Ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp về Quyết định của cơ quan Đảng cấp dưới về việc kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm.

 + Bước 4: Thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức Đảng và Đảng viên vi phạm về Quyết định của cấp trên về việc kỷ luật về Đảng đối với tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm. Trao Quyết định kỷ luật, Quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật về Đảng cho tổ chức đảng hoặc Đảng viên vi phạm để chấp hành.

 Quyết định kỷ luật có hiệu lực sau khi được công bố, nếu không đồng ý với quyết định kỷ luật thì chủ thể bị kỷ luật có có quyền khiếu nại lên cấp Ủy hoặc Ủy ban kiểm tra cấp trên hoặc Ban chấp hành Trung ương trong thời gian 01 tháng kể từ ngày nhận quyết định.

Mẫu quyết định kỷ luật đảng viên cấp chi bộ

ĐẢNG UỶ ……….. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
———-
Số: ………… – QĐ/……… ………….., ngày….tháng….năm….

QUYẾT ĐỊNH
Thi hành kỷ luật đối với đồng chí………………………….

 (chức vụ đảng, nơi công tác của đảng viên bị kỷ luật)
—-

 – Căn cứ Điều lệ Đảng;

 – Căn cứ các quy định và hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng;

 – Xét tự kiểm điểm của đồng chí …………………….. (họ và tên của đảng viên); báo cáo số …………. ngày ………. của ……… (tên tổ chức đảng báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật) và kết quả kiểm tra xem xét, đề nghị của Đoàn kiểm tra;

 Đảng ủy …………………………………. nhận thấy: (tóm tắt nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân vi phạm của đảng viên; ghi rõ đã vi phạm quy định nào theo nội dung kết luận của Ủy ban kiểm tra Đảng ủy ……………………………………. )

 ĐẢNG ỦY ……………….
QUYẾT ĐỊNH

 1. Thi hành kỷ luật đồng chí ……………………….. (họ tên, chức vụ, nơi công tác của đảng viên) bằng hình thức …….

 2. (Tên các cấp ủy, tổ chức đảng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyết định) và đồng chí ………………….. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

  • UBKT (cấp trên)…;
  • Ban TVĐU (cấp trên)……;
  • Ban Tổ chức Đảng uỷ (cấp trên)
  • Như Điều 2;
  • Lưu HSĐU.
T/M ĐẢNG UỶ
……………………….(Ký tên đóng dấu)

  

  

  

 Tag: hạn khiển gì qđ 181 bản 47 sinh con thứ ba 3