Các loại quan hệ pháp luật

 Quan hệ pháp luật là gì

 Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên chủ thể tham gia mang  những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định và được nhà nước bảo đảm thực hiện.

 Ví dụ về quan hệ pháp luật

 Quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động là một quan hệ pháp luật.

 Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

 Theo quy định của bộ luật dân sự 2015 thì chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.

 Các loại quan hệ pháp luật

 Việc phân loại quan hệ pháp luật dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Tương ứng với mỗi tiêu chí có những quan hệ pháp luật nhất định.

 +   Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh có quan hệ pháp luật được chia theo các nghành luật, đó là quan hệ pháp luật hình sự; quan hệ pháp luật dân sự; quan hệ pháp luật hành chính; quan hệ pháp luật lao động…

 +   Căn cứ vào tính xác định của thành phần chủ thể: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật tương đối (các bên chủ thể tham gia quan hệ đều được xác định) và quan hệ pháp luật tuyệt đối (chỉ xác định bên chủ thể mang quyền, còn bên chủ thể mang nghĩa vụ là bất cứ chủ thể nào).

 Căn cứ vào tính chất của nghĩa vụ: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật chủ động (nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng hành động tích cực, hợp pháp) và quan hệ pháp luật thụ động (nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng việc kiềm chế không thực hiện một số việc làm nhất định).

 Căn cứ vào cách thức tác động đến chủ thể tham gia: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật điều chỉnh (hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh) và quan hệ pháp luật bảo vệ (hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật bảo vệ).

 Mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế

 Pháp luật và kinh tế là quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Trong mối quan hệ này, pháp luật có tính độc lập tương đối.

 Một mặt pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với kinh tế.

 Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế thể hiện ở chỗ:

  • Cơ cấu nền kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định thành phần cơ cấu các ngành luật
  • Tính chất nội dung của các quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết định tính chất, nội dung của quan hệ pháp luật, phương pháp điều chỉnh của pháp luật
  • Chế độ kinh tế, thành phần kinh tế tác động quyết định tới sự hình thành, tồn tại các cơ quan, tổ chức và thể chế pháp lý, phương thức hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật và thủ tục pháp lý.

 Mặt khác pháp luật cũng có sự tác động trở lại đối với sự phát triển của kinh tế.

  • Khi nào pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế thì pháp luật có nội dung tiến bộ và có tác động tích cực.
  • Ngược lại khi pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị đã lỗi thời, muốn dung pháp luật để duy trì các quan hệ kinh tế đã lạc hậu không còn phù hợp nữa thì pháp luật mang nội dung lạc hậu và có tác dụng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của kinh tế xã hội.

 Để khắc phục nhược điểm đó, các nhà nước tư sản đã nhiều lần phải điều chỉnh, phải thay đổi đường lối để đảm bảo cho pháp luật có thể thích ứng được với tình hình.

 Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phản ánh đúng đắn trình độ phát triển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cho nên pháp luật xã hội chủ nghĩa có nội dung tiến bộ và giữ vai trò tích cực trong việc tác động tới quá trình phát triển kinh tế xã hội.

 Pháp luật còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế tại một đất nước

 Ví dụ:

 Thời xã hội phong kiến, kinh tế theo hình thức sản xuất phong kiến hình thành nên Nhà nước phong kiến và pháp luật thời phong kiến. Sau đó, nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa phát triển hình thành nên quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, để đáp ứng nhu cầu đó, Nhà nước tư bản chủ nghĩa với những quy định, khuôn khổ khác, tiến bộ hơn hình thành và thay thế cho Nhà nước phong kiến. Đó là minh chứng cho việc kinh tế tác động đến pháp luật

 Ngược lại, trong thời đại hiện nay, việc pháp luật tác động đến kinh tế có thể dễ dàng nhận thấy. Trong lĩnh vực Bất động sản, với chính sách phát triển kính tế tại các đảo hướng tới trở thành đặc khu kinh tế, đơn cử như Phú Quốc. Với định hướng trở thành đặc khu kinh tế giúp Phú Quốc thu hút nguồn đầu tư khủng, giá nhà đất tăng vọt. Từ đây có thể thấy, pháp luật có tác động vô cùng lớn đến sự phát triển của kinh tế.

 Trong thời đại tư bản chủ nghĩa, Nhà nước tư bản ban hành các chính sách mở rộng giao thương buôn bán giúp hoạt động kinh tế, thương mại phát triển mạnh mẽ. Ngược lại, một số nước phong kiến có chính sách đóng cửa, tự cung tự cấp khiến cho hoạt động kinh tế ít phát triển.

 Mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước

 Pháp luật và nhà nước là hai thành tố của thượng tầng chính trị-pháp lý, luôn có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời. … Với ý nghĩa đó nhà nước không thể tồn tại và phát huy quyền lực nếu thiếu pháp luật; ngược lại pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước

  

  

  

 tag: cụ khái niệm khách đức tranh chấp xhcn việt nam hôn tụng so sánh tôn giáo năng bài tập xét kỉ lấy mọi hay sai gdcd 12 đai 1 nhóm kiện chấm dứt giống vi tiểu luận cần đầy đủ sau: 18 tuổi lên bàn ước câu hỏi biệt