Các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu

 Phương thức thanh toán là gì

 Phương thức thanh toán là Cách thức, phương pháp thực hiện nghĩa vụ về tài sản. Phương thức thanh toán có thể thực hiện bằng hình thức trả bằng tiền mặt, séc, thanh toán qua ngân hàng, thư tín dụng, thanh toán bằng vật hay có sự thỏa thuận của các bên.

 Phương thức thanh toán tiếng anh là gì

 Payment methods

 Phương thức thanh toán nhờ thu

 Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người nhập khẩu thì lập chỉ thị nhờ thu, nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở nhà nhập khẩu trên cơ sở chứng từ (chứng từ tài chính hoặc chứng từ thương mại) do nhà xuất khẩu ký phát.

 Các phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu

 Thanh toán quốc tế là công việc rất quan trọng mà mọi nhà quản trị xuất nhập khẩu trên thế giới đều hết sức quan tâm. Có thể nói: cách giải quyết vấn đề thanh toán là đại bộ phận của công việc buôn bán. Chất lượng của công tác này sẽ có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

 Muốn quản trị xuất nhập khẩu, quản trị toàn bộ quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu một cách hiệu quả, bạn cần phải hiểu thấu đáo về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đặc biệt là các phương thức thanh toán quốc tế.

 Trong thanh toán quốc tế có nhiều phương thức như:

  • Trả tiền mặt
  • Ghi sổ.
  • Mua bán đối lưu (đổi hàng)
  • Nhờ thu.
  • Chuyển tiền
  • Đổi chứng từ lấy tiền
  • Tín dụng chứng từ…

 Sắp tới đây cùng với sự bùng nổ của Internet, của nền kinh tế tri thức sẽ có những phương thức thanh toán mới ra đời – thanh toán qua mạng. tạo cuộc cách mạng trong thanh toán quốc tế. Hiện ở Vĩệt Nam một số công ty khi giao dịch với đối tác từ các nước phát triển đã sử dụng phương thức thanh toán bằng Tradecard.

 Mỗi phương thức đều có những ưu nhược điểm riêng, trong từng trường hợp cụ thể sẽ có những phương thức thích hợp, để chọn được phương thức thanh toán phù hợp và hiệu quả, trước hết cẩn hiểu bản chất của chúng.

Trả tiền mặt (In cash)

 Người mua thanh toán bằng tiền mặt cho người bán khi ngựời bán giao hàng hoặc chấp nhận đơn đặt hàng của người mua.

 Phương thức này tuy đơn giản, nhưng hiện nay ít được áp dụng trong thanh toán quốc tế vì rủi ro cao và hiệu quả thấp.

Phương thức ghi sổ (Open Account)

 Là phương thức thanh toán, trong đó người bán mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ người mua, sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ, theo đó đến thời hạn qui định (tháng, quý, năm…) người mua sẽ trà tiền cho người bán.

 Qui trình nghiệp vụ

 Sơ đồ 3.1

 

  1. Người bán giao hàng và gửi chứng từ cho người mua.
  2. Người bán báo nợ trực tiếp cho người mua.
  3. Đến kỳ hạn người mua chuyến tiền thanh toán cho người bán.

 Đánh giá

 Phương thức thanh toán đơn giản, chỉ có hai bên: người bán và người mua tham gia thanh toán, ngân hàng không tham gia với chức năng mở tài khoản để thực thi thanh toán, chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người mua mở tài khoản để ghi thì tài khoản ấy chỉ là khoản theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên.

 Phương thức ghi sổ này chỉ có lợi cho người mua.

 Điều kiện áp dụng

 Áp dụng trong các trường hợp:

  • Thanh toán trong mua bán nội địa.
  • Thanh toán tiền gửi bán hàng ở nước ngoài.
  • Thanh toán khi đôi bên Mua – Bán rất tin cậy nhau.
  • Thanh toán tiền phí dịch vụ.

 Thanh toán trong buôn bán đối lưu (Counter Trade)

 Buôn bán đối lưu là các hoạt động trao đổi hàng hóa trong thương mại quốc tế, trong đó hai (nhiều) bên tiến hành trao đổi hàng hóa nọ lấy hàng hóa kia.

 Hiện có các hình thức buôn bán đối lưu sau:

  • Nghiệp vụ Barter (nghiệp vụ đổi hàng thuần túy).
  • Nghiệp vụ song phương xuất nhập.
  • Nghiệp vụ Buy – Back

 Nghiệp vụ Barter

 Là nghiệp vụ hàng đổi hàng, không sử dụng tiền trong thanh toán.

 Nghiệp vụ song phương xuất nhập

 Đây cũng là hoạt động mua bán đối lưu, nhưng có thể sử dụng tiền (hoặc một phần tiền) để thanh toán. Để phòng ngừa rủi ro thường sử dụng thư tín dụng đổi khai (Reciprocal L/C).

 Nghiệp vụ Buy – Back

 Là nghiệp vụ mua bán đối lưu trong lĩnh vực đầu tư trung và dài hạn. Trong đó một bên cung cấp máy móc trang thiết bị và sẽ nhận lại sản phẩm do bên kia sử dụng máỵ móc đó làm ra.

 Phương thức nhờ thu (Collection)

 Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiến ghi trên tờ hối phiếu đó.

 Phương thức chuyển tiền (Remittance)

 Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, cung cấp dịch vụ) ở một địa điểm nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở bên nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.

 Phương thức giao chứng từ trả tiền (Cash against documents – cad)

 Trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, trước kia chủ yếu chỉ sử dụng 3 phương thức: documentary credits, collection và Remittance, từ năm 1990 trở lại đây ở một số ngân hàng tại nước ta bắt đầu áp dụng phương thức CAD. Phương thức này rất có lợi cho nhà xuất khẩu (nếu am hiểu và vận dụng đúng), vì CAD đảm bảo cho họ có thể thanh toán được nhanh và chắc chắn.

 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits)

 Một trong những phương thức thanh toán quốc tế hiện nay được sử dụng rất phố biến là phương thức tín dụng chứng từ. Nội dung phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform customs and practice for documentary credits) do Phòng Thương mại quốc tế tại Paris (ICC) ban hành, bản sửa đổi mới nhất vào năm 2007, mang số hiệu ấn phẩm ICC 600. Trong phương thức tín dụng chứng từ, Ngân hàng không chi là người trung gian thu hộ, chi hộ mà còn là người đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu. Bảo đảm cho tổ chức xuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hóa mà họ đã cung ứng, đồng thời bảọ đảm cho tổ chức nhập khẩu nhận được hàng hóa có số lượng, chất lượng tương ứng với số tiền mà họ đã thanh toán.

 Với những ưu điếm đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu nhất cho cả bên xuất khẩu và nhập khẩu.

  

  

  

 tag: chối appstore khả shopee điện tử thêm ch play kc sạn online tờ kèm 39 dap dp grab exw ddp voucher mô tả ngắn gọn bày ví dụ phổ masteri an phú iphone hausneo xảy lỗi tải vui lòng thử oa treo hải da cfr apple stripe woocommerce