Các Quy Định Về Công Ty Hợp Danh

 1. Công ty hợp danh là gì, công ty hợp danh là như thế nào, có đặc điểm gì

 Theo Điều 172 Luật Doanh nghiệp 68/2014, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

 – Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

 – Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ của mình về các nghĩa vụ của công ty.

 – Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

 2. Công ty hợp danh nộp thuế gì

 Hiện nay, pháp luật nước ta quy định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có nghĩa là công ty hợp danh được cấp mã số thuế và phải nộp thuế. Mặt khác, tại điều 3 Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 quy định thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:

 Tiền lãi cho vay;

 Lợi tức cổ phần;

 Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng chế; trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ.

 Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn: Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức: Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty hợp danh.

 Do đó các thành viên công ty hợp danh phải nộp thuế 2 lần với khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư để kinh doanh vào công ty hợp danh.

 3. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?

 Mỗi tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

 – Được thành lập theo quy định;

 – Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

 – Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

 – Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

 Có thể thấy, công ty hợp danh đáp ứng được 3 trong 4 điều kiện nêu trên. Trong công ty hợp danh ngoài các thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn. Tài sản của công ty hợp danh gồm tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty.

 Thêm vào đó, các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trên phần vốn mình đã góp vào công ty, chỉ thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của mình.

 Do đó, xét về mặt tổng thể, công ty hợp danh vẫn có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

 Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (khoản 2 Điều 172 Luật Doanh nghiệp 2014).

 4. Công ty hợp danh không có quyền nghĩa vụ nào dưới đây

 Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

 1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

 2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

 3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại

 5. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh

 1. Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:

 a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;

 b) Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;

 c) Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;

 d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó;

 đ) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty khi xét thấy cần thiết;

 e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;

 g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

 h) Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

 i) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

 2. Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau đây:

 a) Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;
b) Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

 c) Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

 d) Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;

 đ) Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;

 e) Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;

 g) Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;

 h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

 6. Công ty hợp danh có được phát hành chứng khoán không

 Có thể hiểu công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, ngoài ra còn có thể có thành viên góp vốn.

 Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh.

 Vậy vì sao công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán, điều này có thể được giải thích dựa trên các căn cứ sau đây:

 – Thứ nhất, cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 172 Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

 – Thứ hai, cơ sở lý luận: công ty hợp danh với đặc điểm về chủ thể tham gia góp vốn là những người có sự quen biết, tin tưởng nhau cùng nhau kinh doanh. Tuy nhiên đặc điểm của chứng khoán lại mang tính phổ thông, một khi công ty phát hành chứng khoán thì sẽ hướng tới mục đích thu hút sự góp vốn rộng rãi mà không quan tâm đến yếu tố nhân thân của người góp vốn. Do đó, phát hành chứng khoán không phù hợp với mục đích của các chủ thể góp vốn trong công ty hợp danh.

 7. Công ty hợp danh có thể sáp nhập với công ty hợp danh khác

 Tại Khoản 1 Điều Điều 195 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định: Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

 => Như vậy, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không thể hợp nhất hoặc sát nhập được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có thể hợp nhất hoặc sát nhập được thông qua bước trung gian, trừ công ty hợp danh vì loại hình công ty này không chuyển đổi được.

 8. Công ty hợp danh có được giảm vốn điều lệ

 Theo quy định pháp luật doanh nghiệp hiện nay, công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ bằng cách chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Hoặc trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty làm ăn thua lỗ.

 Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

 Tự nguyện rút vốn khỏi công ty.

 Đã chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

 Bị khai trừ khỏi công ty.

 Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

 Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty. Nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn. Chậm nhất 6 tháng trước ngày rút vốn. Và chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.

 Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp sau đây:

 Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;

 Vi phạm quy định tại Điều 175 của Luật này;

 Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác

 Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh.

 9. Công ty hợp danh có thể thuê giám đốc không

 Theo quy định về luật dành cho công ty hợp danh thì bắt buộc giám đốc, tổng giám đốc phải là thành viên hợp danh. Bởi vì toàn bộ trách nhiệm và tài sản của công ty các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn với toàn bộ tài sản của mình. Nói cách khác quyền lợi và nghĩa vụ của công ty gắn chặt với từng cá nhân cho nên không được phép thuê giám đốc để điều hành công ty hợp danh.

 Câu hỏi về công ty hợp danh thường gặp

 Hỏi 1: Công ty hợp danh có mấy loại thành viên

 Trả lời 1: 2 loại thành viên bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn

 Hỏi 2: Điều kiện để trở thành giám đốc, tổng giám đốc công ty hợp danh?

 Trả lời 2: Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

 Hỏi 3: Người đại diện của công ty hợp danh có thể là ai?

 Trả lời 3: Tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện cho công ty hợp danh để tham gia vào các hoạt động của công ty và các giao dịch làm ăn mà toàn bộ công ty đều phải chịu trách nhiệm đối với những giao dịch này.

 Hỏi 4: Ai là người được phép để làm giám đốc và tổng giám đốc của công ty hợp danh?

 Trả lời 4: Người được hội đồng thành viên bầu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời có thể kiêm chức vụ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Và phải là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn mới được phép làm người quản lý của công ty hợp danh.

 Hỏi 5: Thành viên hợp danh của công ty là ai và trách nhiệm của họ như thế nào với công ty.

 Trả lời 5: Thành viên hợp danh là những người cùng tham gia thành lập công ty tiến hành điều hành các hoạt động của công ty. Thành viên hợp danh phải chịu toàn bộ trách nhiệm với tất cả tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau trong việc điều hành quản lý công ty.

 Hỏi 6: Thành viên góp vốn là ai và họ có quyền lợi gì với công ty?

 Trả lời 6: Thành viên góp vốn là những người tham gia đóng góp vốn vào hoạt động của công ty. Thành viên góp vốn được hưởng lợi nhuận và phải chịu trách nhiệm tương đương với số vốn đã góp vào công ty.

 Hỏi 7: Tại sao công ty hợp danh không được chia tách

 Quy định chia doanh nghiệp:

 Theo quy định tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong một trong các trường hợp sau đây:

 – Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;

 – Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;

 – Kết hợp cả hai trường hợp trên.

 Quy định tách doanh nghiệp:

 Theo quy định tại Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

 Tách công ty có thể thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:

 – Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;

 – Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới;

 – Kết hợp cả hai trường hợp trên.

 Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì việc tổ chức lại doanh nghiệp thông qua các hình thức chia doanh nghiệp, tách doanh nghiệp được áp dụng thực hiện đối với doanh nghiệp thuộc các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

 Đồng nghĩa, các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thì không được thực hiện tổ chức lại thông qua các hình thức chia doanh nghiệp, chia doanh nghiệp.

 Tag: đấu dương group thái hải kiên giang phòng hậu hưng thịnh hà nam ninh hcm việt hùng phong hoàng hóa tây nguyên kon tum linh lam sơn mẫu mũi đức nghệ tĩnh đạt pgl vạn thiên phước đô thủ vn vamaco tín ưu nhược bình quảng trắc nghiệm hay huống ví dụ ở cụ sách tăng thay đổi dự khái niệm mô giới vương phú thọ giữa tnhh nổi địa đoàn sư phố nội huế lừa đảo chi nhánh hồ chí sơ đồ slide thuyết bài giảng trạng độ bì bước lịch tục lượng so sánh bảng ykvn (ykvn) tuấn tập tác lương d&c thibidi huy bày cty á thương mại a&q hiếu xây dựng xuất tam (cpa vietnam) cpa tế kiểu khải lạc bạch mp miền dũng mỹ tho mai niềm & sh nn tuyển tphcm phúc đặng nguyễn sen sài gòn quốc quang rồng slideshare thật sông sóc trăng consult vip khánh vinh vinalaw website xuân xã vĩnh yên anh an tú lan chất cương nhật cường châu cp tiểu vincom trần hồng mạnh lê vận tải hỗn tung shing ân điển powerpoint quý lộc kentech thư chuỗi bắc bé cà mau quân vũ em alpha asia avalue the light ban soát nhiêu bross cộng partners bến biên hòa dược phẩm thủy dc duy dntn in english fdvn fansipan lai goldsun bách học nông lĩnh hlc incip invenco ita v i p jdc la gi