Các Quy Định Về Vốn Pháp Định

 1. Vốn pháp định của công ty là gì

 Theo luật doanh nghiệp 2005 “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp” tới luật doanh nghiệp 2014 thì khái niệm vốn pháp định không còn được cụ thể trong luật. Tuy nhiên có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu theo yêu cầu của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện và hình thức kinh doanh mang rủi ro cao. Hiện nay vốn pháp định thường được yêu cầu trong các văn bản luật chuyên ngành với từng ngành nghề cụ thể

 2. Các mức vốn pháp định của từng ngành nghề

 STT

 Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

 Mức vốn tối thiểu

 Căn cứ pháp lý

1
Kinh doanh bất động sản 20 tỷ đồng Nghị định 76/2015/NĐ-CP
2
Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 5 tỷ đồng Nghị định 126/2007/NĐ-CP
3
Cho thuê lại lao động 2 tỷ đồng Nghị định 55/2013/NĐ-CP
4
Kinh doanh dịch vụ kiểm toán 6 tỷ đồng Nghị định 84/2016/NĐ-CP
5
Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán 25 tỷ đồng Khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2016/NĐ-CP, điểm a khoản 1 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP
6
Sản xuất phim 200 triệu đồng Nghị định 142/2018/NĐ-CP
7
Bán lẻ theo phương thức đa cấp 10 tỷ đồng Nghị định 40/2018/NĐ-CP
8
Kinh doanh vận tải đa phương thức 80.000 SDR (đơn vị tính toán do Quỹ tiền tệ quốc tế quy định) Nghị định 144/2018/NĐ-CP
9
Cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng 30 tỷ đồng Nghị định 57/2016/NĐ-CP
10
Dịch vụ đòi nợ 2 tỷ đồng Nghị định 104/2007/NĐ-CP
11
Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ 5 tỷ đồng Nghị định 69/2016/NĐ-CP
12
Kinh doanh hoạt động mua bán nợ 100 tỷ đồng
13
Ngân hàng thương mại 3.000 tỷ đồng Nghị định 10/2011/NĐ-CP
Ngân hàng liên danh
Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng đầu tư
Ngân hàng hợp tác
14
Ngân hàng phát triển 5.000 tỷ đồng
Ngân hàng chính sách
15
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương 3.000 tỷ đồng
16
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 0,1 tỷ đồng
17
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 15 triệu USD
18
Công ty tài chính 500 tỷ đồng
19
Công ty cho thuê tài chính 150 tỷ đồng
20
Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe 600 tỷ đồng Điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
21
Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí 800 tỷ đồng Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
22
Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí 1.000 tỷ đồng Điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
23
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe 300 tỷ đồng/ 200 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
24
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh 350 tỷ đồng/ 250 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP
25
Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh

 400 tỷ đồng/ 300 tỷ đồng đối với chi nhánh nước ngoài

 Điểm c Khoản 1, Điểm c Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

 
Vốn pháp định của công ty xây dựng, xuất nhập khẩu, truyền thông là bao nhiêu

 Các nghành nghề trong lĩnh vực xây dựng không thuộc nhóm các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định nên khi thành lập công ty xây dựng không cần chứng minh vốn và cũng không có ràng buộc về số vốn đăng ký. Vì vậy khi thành lập công ty xây dựng bạn không cần phải chứng minh vốn điều lệ.

 Tag: tnhh viên quản trách nhiệm hữu hạn kế