Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

 Khái niệm kết quả kinh doanh là gì

 Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán trong một kỳ kế toán cụ thể. Các chỉ tiêu được phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là những chỉ tiêu dưới dạng thước đo giá trị, không được đo lường bằng các thước đo khác. Dưới đây Nguyên lý kế toán sẽ chia sẻ cho các bạn những tác dụng và hạn chế báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

 Công thức xác định kết quả kinh doanh

 Kết chuyển nhằm mục đích đẩy các TK đầu 5 ,6, 7, 8, 9 không còn số dư đúng như nguyên tắc của kế toán

a) Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu (vì để làm giảm doanh thu đi)

 Vì khi phát sinh các khoản CKTM, HBBTL, GGHB kế toán đã ghi Nợ TK  5211, 5212, 5213 để ghi giảm doanh thu, cuối kỳ để kết chuyển cho tài khoản đầu 5 không còn số dư cuối kỳ kế toán cần định khoản

 Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

 Có TK 5211, 5212, 5213:   Các khoản giảm trừ doanh thu

b) Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

 Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

 Có TK 911: Xác định kq kinh doanh

c) Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính.

 Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

 Có TK 911:  Xác định kq kinh doanh

d) Kết chuyển thu nhập khác

 Nợ TK 711 : Thu nhập khác

 Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

e) Kết chuyển giá vốn hàng bán

 Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

 Có TK 632:  Giá vốn hàng bán

f) Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

 Nợ TK 911 :  Xác định kết quả kinh doanh

 Có TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp (theo QĐ 48)

 Có TK 642 (6421, 6422,…): Chi phí quản lý doanh nghiệp (theo TT 200)

g) Kết chuyển chi phí tài chính

 Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

 Có TK 635 : Chi phí tài chính

h) Kết chuyển chi phí khác

 Nợ TK 911 : Xác định kết quả kinh doanh

 Có TK 811: Chi phí khác

i) Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

 Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

 Có TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

k1) Nếu lỗ kế toán định khoản

 Nợ TK 421:  Lợi nhuận chưa phân phối

 Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

k2) Nếu lãi kế toán định khoản.

 Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

 Có TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối

 Các dạng bài tập xác định kết quả kinh doanh

2.1. Câu hỏi

 Tháng 06/2015  tại Công ty Tân Long  hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu như sau. Biết rằng doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

 1. Bán 1 lô hàng A trị giá 100.000.000đ, thuế suất thuế GTGT bán ra là 10% cho Công ty Hoàng Anh, chưa thu được tiền của khách hàng. Giá vốn bán hàng  là: 80.000.000đ

 2. Bán 1 lô hàng B có trị giá bán là 18.000.000đ, thuế GTGT bán ra là 10%, Chưa thu được tiền của khách hàng. Giá vốn là 15.000.000đ.

 3. Công ty Hoàng Anh phát hiện 1/2 số hàng trên  bị lỗi nên đã trả lại 1/2 giá trị lô hàng đã mua ở nghiệp vụ 1(Biết rằng khi mua là một mặt hàng có cùng giá trị).

 4. Chi phí tiền lương phải trả cho cán bộ nhân viên tháng 01/2013 là: 20.000.000đ.

 5. Chi phí tiếp khách phát sinh theo hóa đơn số 0000245. Có số tiền không bao gồm thuế 1.500.000đ. thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.

 6. Thanh lý ô tô có nguyên giá là 1.2 tỷ. Thời gian khấu hao là 6 năm. Đã sử dụng được 3 năm. Giá thanh lý chưa VAT là 500 triệu. ( thuế GTGT 10%). Khách hàng chưa thanh toán. Chi phí thanh lý 5.000.000 đ đã thanh toán bằng tiền mặt

 7. Chi phí lãi vay trong tháng 6/2015 là 55.000 đ

 8. Lãi tiền gửi ngân hàng 6/2015 : 38.000 đ

 Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, kết chuyển và tính lãi lỗ.

2.2. Trả lời

Bước 1: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ

 Nghiệp vụ 1:

 Phản ánh doanh thu bán hàng

 Nợ TK 131: 110.000.000

 Có TK 5111: 100.000.000

 Có TK 3331: 10.000.000

 Phản ánh giá vốn bán hàng

 Nợ TK 632: 80.000.000

 Có TK 1561: 80.000.000

 Nghiệp vụ 2:

 a. Phản ánh doanh thu bán hàng

 Nợ TK 131: 19.800.000

 Có TK 5111: 18.000.000

 Có TK 3331: 1.800.000

 b. Phản ánh giá vốn bán hàng

 Nợ TK 632: 15.000.000

 Có TK 1561: 15.000.000

 Nghiệp vụ 3:

 Phản ánh bút toán hàng  bán bị trả lại

 Phản ánh doanh thu hàng  bán bị trả lại

 Nợ TK 5212: 50.000.000

 Nợ TK 3331: 5.000.000

 Có TK 131: 55.000.000

 Phản ánh giá vốn giảm 1/2

 Nợ TK 1561: 40.000.000

 Có TK 632: 40.000.000

 Nghiệp vụ 4:

 Tiền lương phải trả cho cán bộ nhân viên

 Nợ TK 6421: 20.000.000

 Có TK 334:  20.000.000

 Nghiệp vụ 5:

 Chi phí tiếp khách tính vào chi phí hợp lý

 Nợ TK 6427: 1.500.000

 Nợ TK 1331: 150.000

 Có TK 111: 1.650.000

 Nghiệp vụ 6:

 Ghi giảm TSCĐ:

 Nợ TK 214 : 600.000.000

 Nợ TK 811: 600.000.000

 Có TK 211 : 1.200.000.000

 Thanh lý TSCĐ:

 Nợ 131: 550.000.000

 Có TK 711 : 500.000.000

 Có TK 331 : 50.000.000

 CP thanh lý:

 Nợ TK 811 : 5.000.000

 Có TK 111 : 5.000.000

 Nghiệp vụ 7:

 Chi phí tài chính

 Nợ TK 635: 55.000

 Có TK 112: 55.000

 Nghiệp vụ 8:

 Doanh thu hoạt động tài chính

 Nợ TK 112: 38.000

 Có TK 515: 38.00

Bước 2. Cuối kỳ kết chuyển

 a. Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu:

 Nợ TK 5111: 50.000.000

 Có TK 5212:   50.000.000

 b. Kết chuyển doanh thu bán hàng

 Lấy phát sinh có TK 511 – Phát sinh nợ TK 511 =(100.000.000+18.000.000) – 50.000.000 = 68.000.000. Đây là doanh thu thật sự phát sinh cần kết chuyển.

 Nợ TK 511 : 68.000.000

 Có TK 911: 68.000.000

 c. Kết chuyển giá vốn hàng  bán.

 Nợ TK 911: 55.000.000 ( 80.000.000 +15.000.000 – 40.000.000)

 Có TK 632:  55.000.000 ( 80.000.000 +15.000.000 – 40.000.000)

 d. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp.

 Nợ TK 911:  21.500.000

 Có TK 642: 21.500.000

 e. Kết chuyển thu nhập khác

 Nợ TK 711: 500.000.000

 Có TK 911: 500.000.000

 f. Kết chuyển chi phí khác

 Nợ TK 911: 605.000.000

 Có TK 811: 605.000.000

 g. Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính

 Nợ TK 515: 38.000

 Có TK 911: 38.000

 h. Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính

 Nợ TK 911: 55.000

 Có TK 635: 55.000

 68.000.000+38.000+500.000.000-21.500.000-55.000.000-55.000-5.000.000-600.000.000 = – 113.517.000

 => Doanh nghiệp không phải nộp thuế TNDN

 Kết chuyển lỗ:

 Nợ TK 421: 113.517.000

 Có TK 911 : 113.517.000

 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

 Tác dụng của báo cáo kết hoạt động kinh doanh

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin về thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán trong 1 kỳ kế toán cụ thể.
  • Những chỉ tiêu được phản ánh trên báo cáo tài chính này chỉ rõ mức thu nhập cũng như chi phí của các loại hoạt động khác nhau, làm căn cứ để đánh giá khả năng sinh lời, tình hình thực hiện dự toán về thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động… học kế toán thực hành
  • Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh làm cơ sở để các đối tượng sử dụng đánh giá xu hướng phát triển của đơn vị kế toán qua các thời kỳ bằng cách so sánh các chỉ tiêu cùng loại trên báo cáo tài chính này qua nhiều thời kỳ kế toán khác nhau.
  • Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh còn cho phép xác định so sánh khả năng sinh lời, kết cấu thu nhập và chi phí của đơn vị kế toán với các đơn vị kế toán cùng ngành từ đó tìm biện pháp khắc phục những tồn tại trong tương lai.

 Hạn chế của báo cáo kết quả kinh doanh

 Tuy nhiên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lại tồn tại những nhược điểm sau:

  • Kết quả hoạt động được xác định trên cơ sở dồn tích, mang tính ước đoán.

 Tổng số chi phí được loại trừ khỏi thu nhập được xác định trên cơ sở nhiều khoản chi phí mang tính chất ước tính như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí trả trước, chi phí phả trả… Do vậy, kết quả hoạt động có thể chưa thực sự phản ánh nỗ lực sử dụng tài sản của đơn vị kế toán. học thực hành kế toán ở đâu

  • Kết quả hoạt động không cung cấp thông tin về khả năng thanh toán của đơn vị kế toán.

 Đây là kết quả của việc áp dụng kế toán trên cơ sở dồn tích dẫn đến sự khác biệt giữa dòng tiền vào với doanh thu, dòng tiền ra với chi phí trong một kỳ kế toán cụ thể

 Trên đây là những tác dụng và hạn chế của báo kết quả hoạt động kinh doanh. Để đánh giá được hết tình hình hoạt động của doanh nghiệp thì cần phải dựa vào những báo cáo khác: Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính…

 Không thể hiện hết giá trị của các tài sản vô hình

 Năm 2012, truyền thông đưa tin, Kinh Đô ghi nhận thương hiệu vào tài vô hình của Công ty, việc làm này sau đó bị đơn vị kiểm toán lưu ý là trái với chuẩn mực kế toán tại Việt Nam. Kiểm toán cho rằng: “Kinh Đô đã ghi nhận giá trị thương hiệu vào tài sản với mục đích làm tăng tổng tài sản, tăng vốn chủ sở hữu”. Thực tế, thương hiệu Kinh Đô là một loại giá trị, nhưng lại không được ghi nhận trên báo cáo tài chính (BCTC).

 Tương tự, BCTC sẽ không thể hiện những tài sản vô hình đang thực sự đem lại sức mạnh cho doanh nghiệp, chẳng hạn tệp khách hàng, mạng lưới quan hệ, năng lực ban lãnh đạo, trình độ công nghệ… Trong nhiều trường hợp, những tài sản này quan trọng hơn những tài sản đang kê khai trên BCTC.

 Chẳng hạn, trường hợp của Vinamilk (VNM), sức mạnh của doanh nghiệp nằm ở những tài sản vô hình như thương hiệu, năng lực ban lãnh đạo, hệ thống quản lý và văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, BCTC của VNM đã không thể phản ánh những tài sản đó và hẳn là không nhà đầu tư nào bỏ tiền vào VNM chỉ bằng cách xem BCTC của công ty này.

 Sai lệch giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường

 Vấn đề thứ hai nằm ở việc áp dụng “nguyên tắc giá gốc” khi xây dựng số liệu trên BCTC. Theo đó, giá trị của tài sản không liên hệ đến hiệu quả sử dụng tài sản hay giá trị thị trường của tài sản qua thời gian, mà chỉ là toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi ra để sở hữu tài sản đó. Nguyên tắc này chỉ mất đi khi doanh nghiệp chuyển giao quyền sở hữu hoặc đánh giá lại tài sản với mục đích góp vốn kinh doanh.

 Để dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung về một công ty A sở hữu mảnh đất 1.000 m2 mặt tiền đường Nguyễn Huệ. Khi nhà đầu tư đọc BCTC của công ty A, giá trị mảnh đất ghi trên giấy tờ là 50 tỷ đồng, hay giá trị ghi sổ của mảnh đất này là 50 triệu đồng/m2. Bạn có nghĩ rằng, con đường sôi động bậc nhất Sài Gòn có mặt tiền giá 50 triệu đồng/m2? Nó quá phi thực tế, nhưng BCTC là thế, phải làm theo chuẩn mực.

 Phụ thuộc ngày càng nhiều vào các ước tính kế toán

 Ước tính kế toán, bạn có thể hiểu đơn giản là kế toán viên sẽ lấy giá trị gần đúng của một chỉ tiêu trên BCTC, giá trị này được ước tính “một cách chủ quan” trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác.

 Những khoản mục thường được ước tính là các khoản dự phòng, các khoản trích khấu hao tài sản cố định, chi phí trả trước, giá trị sản phẩm dở dang, doanh thu ghi nhận trước, doanh thu theo hợp đồng xây dựng dở dang, lợi thế thương mại…

 Một số khoản ước tính có thể làm thay đổi cục diện tình hình kinh doanh của công ty. Chẳng hạn, trường hợp Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings (IBC).

 Năm 2017, IBC tăng vốn điều lệ lên gấp đôi, đồng thời ghi nhận 630 tỷ đồng lợi thế thương mại, chiếm 1/3 tổng tài sản của Công ty. Được biết, lợi thế thương mại phát sinh của IBC chủ yếu là do Công ty mua chi phối Anh ngữ Apax English. 630 tỷ đồng chênh lệch này sẽ được phân bổ trong 10 năm vào chi phí của IBC, tức mỗi năm cổ đông của IBC sẽ phải gánh 63 tỷ đồng chi phí.

 Bỏ qua nhiều thông tin quan trọng với nhà đầu tư

 Công ty ký hợp đồng với một loạt khách hàng mới, triển khai nhiều sản phẩm mới, thay ban lãnh đạo, chuyển sàn giao dịch cổ phiếu…, tất cả những thông tin quan trọng này, bạn sẽ không thể tìm được trên BCTC.

 Bởi lẽ, BCTC chỉ cho bạn những con số, kế đến là nguyên tắc để hình thành lên những con số đó và cuối cùng là một loạt con số khác để thuyết minh cho những con số trước đó. Nhìn chung là toàn số với số. Chính vì thế, những thông tin “vô hình” dù có giá trị đến mấy cũng không thể nào xuất hiện trên BCTC.

 Khi đầu tư vào một doanh nghiệp là chúng ta đang đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp đó. Điều đáng nói là tương lai của doanh nghiệp lại phụ thuộc không nhỏ vào những thông tin bên trên.

 Báo cáo được kiểm toán vẫn có sai lệch

 Vụ scandal sai lệch số liệu về hàng tồn kho và phải thu trong BCTC của Gỗ Trường Thành (TTF) vẫn chưa hết dư chấn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giá cổ phiếu TTF giảm từ quanh 45.000 đồng/CP xuống còn 3.000 đồng/CP, gây mất mát cho những nhà đầu tư đã tin tưởng vào ban lãnh đạo, vào BCTC đã được kiểm toán của TTF.

 Như vậy, bản thân BCTC ngoài việc mắc những “vấn đề” mang tính cố hữu còn mang theo những vấn đề về mang tính “ngoại tác” từ phía con người. Hiện nay, chưa có số liệu để thống kê được rằng, trong hai vấn đề trên, vấn đề nào là nguyên nhân của phần lớn những sai sót và gian lận trong BCTC và có lẽ sẽ không bao giờ có. Tuy nhiên, những câu chuyện từ thực tế chỉ ra rằng, BCTC không bao giờ hoàn hảo và không thể là kim chỉ nam duy nhất cho những quyết định đầu tư thông minh.

 

 

 tag: quy   giải   tiếng   acb   2018   phóng   eximbank   fpt   flc   quý   2019   nâng   cao   vietinbank   vietcombank   luận   lập   tốt   xét   ocb   online   ros   sơ   đồ   chữ   t   tiểu   ke   toan   thien   ung   ví   dụ   vai   trò   misa   ngoại   niêm   yết   133   cập   nhật   48   cvt   tnhh   2016   hđ   agribank   aia   bidv   bảo   hiểm   thọ   bitis   sạn   mường   gia   vingroup   trung   honda   dược   hậu   giang   dxg   du   lịch   fpts   golden   gate   hpg   bcc   hsg   hang   habeco   ijc   gi   idi   kbc   ldg   mbb   mwg   mb   masan   hdbank   mpc   á   samsung   pnj   prudential   2018   pow   bđs   pvd   pc1   pvx   phr   pomina   pepsi   quý   4/2018   3/2019   shb   2019   scb   sacombank   ssi   seabank   stb   techcombank   tiếng   tng   đoàn   hoa   sen   tpbank   vingroup   viettel   vinfast   vpbank   vietinbank   điện   máy   xanh   2/2018   hbc   hpg   trung   á   mbb