Cách huấn luyện chó nghiệp vụ

Chó nghiệp vụ là giống chó gì

Becgie Đức

 Có thể được xem là “thần tượng số 1” về chó nghiệp vụ Đức tại Việt Nam. Nhất là nếu bạn sinh vào những năm 8x hay 9x, từng theo dõi không xót bộ phim chú chó nghiệp vụ Rex (Rex – Chú chó thám tử) chiếu trên sóng truyền hình hơn chục năm trước đây.

 Về ngoại hình, chúng đẹp mã, không dễ thương mà dũng mãnh, khoẻ mạnh. Dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì những điều mình tin tưởng, đó là đặc điểm tưởng như chỉ có ở con người mà lại luôn tồn tại bên trong một chú chó becgie.

Malinois (Becgie Bỉ)

 Như các bạn đã biết, becgie có thể coi là lựa chọn đầu tiên khi nhắc đến các giống chó nghiệp vụ. Chúng nằm trong đội ngũ chó nghiệp vụ K204 của Việt Nam. Chó becgie tham gia vào tất cả các bài huấn luyện chó nghiệp vụ, có thể đảm nhận hầu như tất cả các công việc.

 Ngoài chó becgie Đức, becgie Bỉ cũng là giống chó phổ biến không kém. Cùng được gọi là becgie, chó chăn cừu Bỉ trông khá giống với becgie Đức. Điểm khác biệt rõ rệt nhất là phần mõm của chúng có màu đen. Tên riêng “malinois” xuất phát từ tên thành phố Malines ở Hà Lan.

Rottweiler

 Cũng có thể coi là một giống chó nghiệp vụ Đức. Tên gọi chúng được đặt theo tên thị trấn Rottweil. Những Rottweiler hay giữ vai trò làm chó bảo vệ, có thể được điều động để giải cứu, tìm kiếm, trinh sát …

 Giống chó nghiệp vụ này có thể hình lớn vừa, rắn giỏi, khả năng chiến đấu với kẻ địch tốt. Đồng thời, với hệ thần kinh thép chúng có thể chịu đựng vết thương nặng mà không kêu rên.

 Bản tính của Rotti hiền lành. Chúng trầm tĩnh, có thể kiên nhẫn ngồi yên trong thời gian dài. Nhưng không vì thế mà giống chó này trở nên dễ chịu và bỏ qua cho những người lạ. Sức mạnh và bản năng bảo vệ đôi khi quá mạnh mẽ khiến người ta đánh giá Rốt là loài dữ dằn.

Labrador

 Nhắc đến chó nghiệp vụ của Mỹ được các trại huấn luyện chó tại Việt Nam đánh giá cao thì có lẽ chẳng ai nỡ bỏ qua cái tên labrador. Không chỉ được nuôi phổ biến trong dân cư, giống chó này lập nên nhiều chiến công khi tham gia làm chó cảnh sát.

 So sánh khả năng đánh hơi, có thể nói Labrador có năng lực không kém gì becgie. Chó lab nằm trong những giống chó dễ huấn luyện trên thế giới.

Cocker

 Cocker hay cocker spaniel đến từ đất nước Tây Ban Nha. So với các giống chó nghiệp vụ vừa được giới thiệu phía trên, chó cocker mang vẻ ngoài có phần “thanh lịch”, mềm mại hơn cả. Chúng có tai rủ, lông ở tai dài, xoăn gợn sóng mềm mại giống như mái tóc của con người.

 Chó cocker cũng có đôi mắt hiền lành, cân nặng trung bình nhỏ. Chiều cao tối đa là 41 cm; cân nặng tối đa tầm 15 kg.

Cách huấn luyện chó nghiệp vụ

Bài tập huấn luyện chó đánh hơi

Dạy chó làm quen với mùi

 Ban đầu để chó làm quen với mùi trước. Bạn yêu cầu chó ngồi yên, đưa vật ra cho chúng ngửi và ra lệnh ngửi. Giữ vật ở trước mũi chó đủ sát những không được chạm vào sao cho chúng ngửi thấy được.

 Khi chó đã bắt đầu nhận biết được thông tin mùi của đồ vật, bạn có thể giấu đồ đì chỗ khác để chó có thể đi tìm. Với khả năng của mình, chú chó sẽ rất nhanh có thể định vị được vị trí món đồ mà bạn đã giấu trước đó.

Gợi ý vị trí đồ vật được giấu đi

 Lặp lại như trên, chó ngồi yên, chủ ra lệnh “ngửi” và thao tác giúp chó ngửi vật. Không làm quá lâu gây khó chịu, chỉ 2 – 3 nhịp đếm thường. Giấu vật dưới 1 vật che phủ ngay trước mặt chó để chó nhìn thấy toàn bộ diễn biến giấu vật.

 Thao tác này giúp chó hiểu chính xác lệnh tìm. Cần lặp đi lặp lại nhiều lần với nhiều đồ vật và vị trí khác nhau. Không nên để quá xa ngoài tầm tập trung của chúng. Không nên thực hiện bước này quá nhiều lần vì như vậy sẽ khiến chúng ỷ lại. Bạn phải luôn tìm cách sao chó chúng ngửi thấy và bắt đầu tìm kiếm bằng mũi.

Dạy chó đánh hơi ở ngoài trời

 Lặp lại như ở trong phòng kín, yêu cầu chó ngồi ngoài căn phòng để không thể nhìn được chỗ giấu đồ. Hãy sử dụng căn phòng mà quen thuộc với chó nhất để thực hiện bài tập này. Dắt chó từ ngoài phòng vào sau khi đã cho ngửi và đã giấu đồ. Bạn phải làm thật nhanh nếu không chó sẽ quên mất mùi.

 Hãy quan sát phản ứng của chó khi ngửi nhầm, bạn nên lơ đi và tiếp tục chỉ điểm. Khi chó đến nơi giấu đồ nhưng không phát hiện bạn có thể yêu cầu và đưa ra lệnh tìm. Chỉ vào khu vực mà bạn đã giấu đồ đi và cho đến khi chúng tìm ra được mới thôi.

Hướng dẫn chó tìm nguồn hơi

 Bãi tập tốt nhất nên là một bãi cỏ và nên có 2 người cùng dạy. Trong đó 1 người ra lệnh còn 1 người thì giữ chó. Người giữ chó ngồi yên và che mắt chó. Chủ chó thao tác tạo dấu vết đường đi của mùi trên bãi cỏ và để vật ở nơi dễ nhận biết. Yêu cầu chó đánh hơi trên nền cỏ. Tằng dần độ khó khoảng cách và mùi phức tạp và nơi giấu đồ.

Bài tập huấn luyện chó tấn công

Cách huấn luyện chó tấn công

 Bài tập chó tân công là bài tập tiên quyết mà bất kỳ chú chó nghiệp vụ nào cũng phải học qua. Bài tập này có thể khiến chúng sẵn sàng tấn công kẻ địch bất cứ lúc nào mà không trùn bước.

 Đây là bài tập không thể hoàn thành trong 1 sớm 1 chiều. Để đạt hiệu quả tối đa, bạn cần mất khoảng 3-4 tháng để huấn luyện chó bình thường thành chó bảo vệ. Nếu bạn muốn rút ngắn khoảng cách thời gian thì có thể tìm đến các trung tâm huấn luyện chó chuyên nghiệp để giúp đỡ.

Huấn luyện chó bài tập tấn công, kích thích sự hung dữ

 Người huấn luyện muốn các bài huấn luyện chó tấn công có hiệu quả, bạn cần phải kích thích tính hoang dã vốn có của chúng. Những điều này thực sự không dễ dàng, bạn cần thực hiện theo các quy trình nhất định.

 Đối với các giống chó săn khi được khoảng 4 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu áp dụng bài huấn luyện tính hung dữ của chó. Đầu tiên, hãy xích chó vào một vật thể cố định như cây, cột… Chọn dây xích dài, khoảng 2m trở lên, để chó có thể di chuyển linh hoạt.

 Tiếp đó, bạn cần một người hỗ trợ trêu chó. Người này sẽ vờn quanh chó con và khiêu khích làm chó con hung dữ hơn. Đồng thời, bạn cầm một sợi dây đánh liên tục xuống đất, làm sao tạo tiếng động càng lớn càng tốt.

 Tất cả những điều này sẽ kích thích bản năng bên trong chú chó và khiến nó muốn tấn công người còn lại. Chú ý, các bài huấn luyện này rất nguy hiểm và có độ rủi ro cao.

 Những người huấn luyện cần đeo dụng cụ bảo vệ trước khi tiến hành. Nếu bạn muốn chú chó trung thành với bạn, không tấn công ngược lại bạn, hãy huấn luyện từ khi chúng còn nhỏ.

Bài tập huấn luyện chó bảo vệ chủ

Phân biệt giữa chó bảo vệ và chó tân công

 Đầu tiên, cần phải phân biệt được chó bảo vệ và chó tấn công. Hai hình thức này có bản chất hoàn toàn khác nhau. Chó bảo vệ chủ có nhiệm vụ canh gác và báo động cho chủ nuôi biết, khi có sự xâm nhập của người lạ.

 Chó tấn công thì có nhiệm vụ tấn công và dừng tấn công theo hiệu lệnh. Chó tấn công thường được các cơ quan có chức năng như công an cảnh sát nuôi dưỡng là chính.

 Hai yêu cầu cơ bản nhất khi huấn luyện chó bảo vệ là khả năng canh gác và sủa báo động. Bạn cần nên nhớ, mọi bài huấn luyện chó giữ nhà đều phải có 2 tín hiệu: 1 để bắt đầu và 1 để kết thúc.

Những điều lưu ý khi huấn luyện chó bảo vệ

 Đầu tiên hãy lựa chọn chó nhỏ để tiến hành huấn luyện. Đối với một chú chó bảo vệ chủ là các giống chó săn hay các loài khác yếu tố trung thành là ưu tiên hàng đầu.

 Thứ hai, hãy dạy chó từ những điều cơ bản nhất. Để có thể trở thành chó bảo vệ chủ, hay xa hơn là chó nghiệp vụ tấn công, chó cần trải qua một quá trình huấn luyện dài. Trước khi huấn luyện chó bảo vệ thì trước tiên bạn phải huấn luyện chúng thực hiện các bào tập như: đứng, ngồi, nằm, đi vệ sinh đúng chỗ …

Lựa chọn giống chó bảo vệ tốt

 Đây chính là điều thứ 3 cấn biết khi huấn luyện cho bảo vệ. Hầu hết các giống chó, trải qua bài huấn luyện chó dữ đều có thể trở thành chó bảo vệ. Đương nhiên, nếu là các giống chó nòi, có gen di truyền tốt, thì vẫn cho hiệu quả vượt trội hơn.

 Tuy vậy, kết quả vẫn phụ thuộc vào quá trình thực tế mà chó nhận được. Đừng vì sở hữu một giống chó tốt mà sao nhãng việc rèn luyện của nó. Cách dạy chó dữ cũng tương tự như những giống chó khác nhưng yêu cầu sự kiên trì hơn.

Bài tập huấn luyện chó sủa báo động

 Sủa là bản năng tự nhiên vốn có của chó khi có người lạ tiến lại gần mà bạn không cần phải ra lệnh. Yêu cầu của bài tập này là chó sẽ sủa bất cứ khi nào có hiệu lệnh của bạn. Sau đây là các bước huấn luyện chó sủa:

 – Bước 1: Cố định chó, xích chó tại một gốc cây hoặc một chỗ nào đó ăn toàn và chắc chắn

 – Bước 2: Tạo hưng phấn cho chó bằng cách đưa đồ chơi hoặc những thứ gì khiến chúng thích và hứng phấn

 – Bước 3: Sau một thời gian chúng không lấy được đồ chơi ở trước mắt sẽ tỏ ra bắt đầu tức giận. Bạn có thể kích thích bằng cách đưa qua đưa lại trước mặt chúng. Lúc đó chúng sẽ trở nên cáu gắt và bắt đầu sủa.

 – Bước 4: Ngay khi chó sủa bạn liền hô lệnh “sủa”. Và sau đó liền thưởng cho chúng, đưa đồ chơi lại cho chúng.

 – Bước 5: Tiếp tục bài tập này nhiều lần đến khi chú chó bắt đầu quen dần với hiệu lệnh.

 – Bài tập nên thực hiện 10 – 15 lần trong mỗi buổi tập.

Giáo trình huấn luyện chó nghiệp vụ

 Bạn có thể tham khảo các giáo trình huấn luyện chó nghiệp vụ tại:

 huanluyenchothanhtai.com

 huanluyenchohoanggia.com.vn

  

  

  

 tag: bị câu bán k9 trường c32 trộm mua đâu ninh tiền biên pds anh sân bay nội