Cách lập báo cáo tài chính hợp nhất

Báo cáo tài chính hợp nhất là gì

 Báo cáo tài chính hợp nhất: Là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của chuẩn mực này.

Ví dụ về lập báo cáo tài chính hợp nhất

 Ví dụ: Hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn – Trường hợp khoản đầu tư ban đầu được coi như một khoản đầu tư vào công ty liên kết.

 Ngày 31/12/2018, khoản đầu tư ban đầu 20% vào công ty A đã được trình bày trong Báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu. Theo đó, khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu với giá gốc là 35 tỷ đồng và được điều chỉnh tăng tương ứng với phần lợi nhuận trong kết quả kinh doanh của công ty liên kết là 12 tỷ đồng (20%x 60 tỷ đồng). Báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư tại ngày 31/12/2018, trước khi việc mua thêm 60% vốn cả công ty A như sau (Đơn vị tính: triệu đng):

 Bút toán điều chỉnh giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu

 Bảng Cân đi kế toán hợp nhất tại 31/12/2018 của nhà đầu tư trước khi đạt được quyền kiểm soát đi với công ty A

Tiền và các khoản phải thuĐầu tư vào công ty liên kết (theo phương pháp vốn chủ)

 Cộng

 Vốn cổ phần

 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

 Cộng

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2018

 Phần Lãi, lỗ trong công ty liên doanh, liên kết

265.000

 47.000

 312.000

 300.000

 12.000

 312.000

  

 12.00

 Việc lp Báo cáo tài chính tại ngày 1/1/2019 được thực hiện 

 (1) Xác định li thế thương mại:
  • Lợi thế thương mại khi đầu tư vào công ty A là 128.000.
(2) Bút toán điều chỉnh

 a) Ghi nhận khoản đầu tư vào công ty liên kết trước đây theo phương pháp vốn chủ sở hữu:

Nợ đầu tư vào công ty con (công ty liên kết trước đây)Có LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 12.00012.000

 b) Tại ngày 1/1/2019, ngày nhà đầu tư kiểm soát công ty A. Giá trị thị trường cổ phiếu của công ty A là 60.000đ/cp, giá trị khoản đầu tư vào công ty A là 60 tỷ đồng. Trên Báo cáo tài chính hợp nhất, nhà đầu tư phải ghi nhận khoản lãi là chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư theo giá trị hợp lý và giá trị khoản đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu (47 tỷ đồng) trên Báo cáo tài chính hợp nhất tại

Nợ Đầu tư vào công ty conCó Doanh thu hoạt động tài chính 13.00013.000

 c) Loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con

Nợ Vốn góp của chủ sở hữu (50.000 x80%)Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (90.000 x80%)

 Nợ Bất động sản đầu tư

 Nợ Lợi thế thương mại

 Có Đầu tư vào công ty con

 Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát

40.00072.000

 50.000

 128.000

 280.000

 10.000

 d) Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát

Nợ Vốn góp của chủ sở hữu (50.000 x20%)Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (90.000 x20%)

 Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát

10.00018.000

 28.000

 Tổng Lợi ích cổ đông không kiểm soát sau 2 bút toán trên là 38.000

 e) Bút toán kết chuyển: Do điều chỉnh khoản đầu tư theo giá trị hợp lý làm phát sinh khoản lãi 13.000 được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính. Vì vậy phải kết chuyển khoản lãi sau thuế lên lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bảng cân đối kế toán hợp nhất

Nợ Lợi nhuận sau thuế (BCKQHĐKD)Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (BCĐKT) 13.00013.000

 Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất tại ngày 1/1/2019 

Công ty mẹ Công ty con A Điều chỉnh Hợp nhất
Nợ
Tiền mặt và các khoản phải thu 45.000 80.000 125.000
Đầu tư vào công ty con 255.000 12.000a13.000b 280.000c
Bất động sản đầu tư 60.000 50.000c 110.000
Lợi thế thương mại 128.000c 128.000
Cộng 300.000 140.000     363.000
Vốn cổ phần 300.000 50.000 40.000c10.000đ 300.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 90.000 72.000c18.000đ 12.000a 12.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này 13.000e 13.000
Lợi ích của cổ đông không kiểm soát 10.000c28.000đ 38.000
Cộng 300.000 140.000     363.000
Doanh thu hoạt động tài chính 13.000b 13.000
Lợi nhuận sau thuế 13.000e 13.000
Cộng     356.000 356.000

  

Cách lập báo cáo tài chính hợp nhất

 Căn cứ theo Điều 10, Thông tư 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014. Quy định Nguyên tắc chung khi lập và trình bày BCTCHN

 1. Hợp nhất tất cả các báo cáo tài chính

 Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất. Phải hợp nhất BCTC riêng của mình và của tất cả các công ty con ở trong nước và ngoài nước do công ty mẹ kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp. Trừ các trường hợp:

 – Quyền kiểm soát của công ty mẹ chỉ là tạm thời

 – Hoạt động của công ty con bị hạn chế trong thời gian trên 12 tháng. Và điều này ảnh hưởng đáng kể đến khả năng chuyển vốn cho công ty mẹ.

 2. Công ty mẹ không được loại trừ khỏi báo cáo tài chính hợp nhất đối với:

 – Công ty con có hđkd khác biệt với hoạt động của công ty mẹ và công ty con khác trong tập đoàn.

 – Công ty con là quỹ tín khác, quỹ tương hỗ, quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc các doanh nghiệp tương tự

 3. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

 Báo cáo tài chính hợp nhất được lập và trình bày theo các nguyên tắc kế toán như BCTC của doanh nghiệp. Độc lập theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam và quy định của chuẩn mực kế toán khác có liên quan

 4. Áp dụng chung một chính sách kế toán

 Báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán thống nhất trong toàn tập đoàn. Công ty mẹ có trách nhiệm hướng dẫn công ty con thực hiện việc điều chỉnh lại BCTC. Dựa trên bản chất của các giao dịch và sự kiện. Trường hợp công ty con không thể sử dụng cùng một chính sách kế toán với chính sách chung của tập đoàn. Thì trong bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất. Phải trình bày và thuyết minh rõ về các khoản mục đã ghi nhận

 Ví dụ: Công ty con áp dụng mô hình đánh giá lại đối với TSCĐ. Công ty mẹ áp dụng mô hình giá gốc.

 5. Áp dụng chung một kỳ kế toán

 – Báo cáo tài chính của riêng công ty mẹ và của riêng công ty con phải được lập cho cùng một kỳ kế toán

 – Nếu kỳ kế toán của công ty con khác với của công ty mẹ. Thì công ty con phải lập thêm một BCTC có kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán của công ty mẹ.

 – Kỳ kế toán của các BCTC được lập vào các thời điểm khác nhau chênh lệch không quá 3 tháng.

 6. KQHĐKD của công ty con phải được đưa vào báo cáo tài chính hợp nhất kể từ ngày công ty mẹ nắm quyền kiểm soát công ty con

 – Tài sản thuần của công ty con tại ngày mua được ghi nhận trên Bảng cân đối báo cáo tài chính hợp nhất theo giá trị hợp lý.

 – Nếu phát sinh phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý phải phân bổ cho cả cổ đông mẹ và cổ đông không kiểm soát.

 – Sau ngày mua, nếu TSCĐ của công ty con được thanh lý, bán. Phát sinh phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ thì:

 + Điều chỉnh vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tương ứng với phần sở hữu của cổ đông mẹ

 + Điều chỉnh vào lợi ích cổ đông không kiểm soát tương ứng với phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát

 8. Tại ngày mua, tài sản thuần của công ty con

 Có sự chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ thì công ty mẹ ghi nhận thuế TNDN hoãn lại

 9. Xác định Lợi thế thương mại (LTTM)

 – Lợi thế thương mại (lãi từ giao dịch mua rẻ).  Bằng Giá phí khoản đầu tư – giá trị hợp lý của tài sản thuần tại thời điểm công ty mẹ nắm giữ quyền kiểm soát công ty con

 – Thời gian phân bổ LTTM là 10 năm

 – Nếu tại 1 thời điểm thấy số LTTM bị tổn thất lớn hơn số phân bổ hàng năm. Thì phân bổ theo số LTTM bị tổn thất ngay trong kỳ phát sinh.

 Ví dụ: LTTM là 10 tỷ đồng, phân bổ đều 10 năm. Sau khi phân bổ 5 năm nếu có bằng chứng cho thấy LTTM đã tổn thất hết thì năm thứ 6 LTTM phân bổ nốt 5 tỷ.

  • Giá phí khoản đầu tư vào công ty con = Giá phí khoản đầu tư tại ngày đoạt quyền kiểm soát công ty con + giá phí khoản đầu tư của những lần trao đổi trước

 10. Phần chênh lệch giữa giá phí khoản đầu tư thêm và giá trị ghi sổ của tài sản thuần của công ty con mua thêm

 Khi công ty mẹ tăng tỷ lệ nắm giữ được ghi nhận vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

 11. Lập BCĐKT hợp nhất và BCKQKD hợp nhất

 – Chỉ tiêu tương ứng trên BCĐKT hợp nhất và BCKQKD hợp nhất. Bằng chỉ tiêu tương ứng trên BCĐKT và BCKQKD (công ty mẹ + công ty con)

 – Sau đó thực hiện điều chỉnh

 + Giá trị ghi sổ khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con. Và phần vốn của công ty mẹ trong vốn CSH của công ty con. Phải loại trừ toàn bộ và ghi nhận lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua giá rẻ

 + Phân bổ lợi thế thương mại

 + Phần lợi ích của cổ đông không kiểm soát được trình bày trong BCĐKTHN. Thành một chỉ tiêu riêng thuộc phần VCSH. Phần sở hữu của cổ đông không kiểm soát trong BCKQHĐKD cũng được trình bày thành một chỉ tiêu riêng biệt trong BCKQHĐKDHN

 + Số dư: phải thu, phải trả, cho vay…giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ

 + Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí phát sinh từ các giao dịch nội bộ tập đoàn phải được loại trừ toàn bộ

 + Các khoản lãi chưa thực hiện: hàng tồn kho, TSCĐ…Các khoản lỗ chưa thực hiện từ các giao dịch nội bộ phải được loại trừ toàn bộ.

 12. Số chênh lệch. Bằng Số thu từ thoái vốn của công ty con – (Giá trị thuần của công ty con thoái vốn + giá trị phần lợi thế thương mại chưa phân bổ hết)

 – Khi thoái vồn mà công ty mẹ không mất quyền kiểm soát công ty con. Thì số chênh lệch trên được ghi vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”

 – Khi thoái vồn mà công ty mẹ mất quyền kiểm soát công ty con. Thì số chênh lệch trên được ghi vào Báo cáo KQHĐKDHN

 13. Phần chênh lệch phát sinh

 Do việc điều chỉnh các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD phải được kết chuyển vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

 14. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất

 Được trình bày luồng tiền giữa tập đoàn với các đơn vị bên ngoài tập đoàn. Toàn bộ luồng tiền phát sinh giữa công ty mẹ và các công ty con trong nội bộ tập đoàn. Phải được loại trừ hoàn toàn trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất

 15. Đơn vị tiền tệ trên BCTCHN phải được chuyển đổi toàn bộ sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ

Bài tập về lập báo cáo tài chính hợp nhất

Bài 1: Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/201X của công ty thương mại Neso:
Tài sản
Số tiền
Nguồn vốn
Số tiền
A. TS ngắn hạn
A. Nợ phải trả
Tiền mặt
8.000.000
Vay ngân hàng
4.800.000
Tiền gửi NH
12.000.000
Phải trả người bán
7.000.000
Hàng hóa
7.000.000
Thuế GTGT phải nộp
200.000
Phải thu KH
9.000.000
B. TS dài hạn
B. Vốn CSH
Nguyên giá TSCĐ
48.000.000
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
64.000.000
Hao mòn
(8.000.000)
Tổng tài sản
76.000.000
Tổng nguồn vốn
76.000.000
Biết hàng hóa tồn kho có số lượng: 100 cái
Trong tháng một có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (Đvt: Đồng)’.
1. Mua hàng hóa nhập kho số lượng 100, đơn giá 80.000đ/cái, thuế GTGT 10%, trả bằng chuyển khoản 50%, nợ lại người bán 50%.
Lương phải trả ở bộ phận bán hàng: 800.000, bộ phận QLDN: 400.000
Xuất hàng bán tại kho, số lượng 150, đơn giá bán 140.000đ/cái, thuế GTGT 10%, thu bằng tiền mặt. Hàng hóa xuất kho theo phương pháp FIFO
Trích khấu hao TSCĐ, dùng ở bộ phận QLDN 800.000, bộ phận bán hàng 400.000
Dùng tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng: 3.000.000
Nhận được giấy báo có của ngân hàng về khoản tiền khách hàng trả nợ số tiền: 2.000.000
Dùng TGNH trả nợ cho người bán 1.200.000
Yêu cầu:
Định khoản tài liệu trên.
Xác định kết quả kinh doanh trong tháng
Lập bảng cân đối kế toán cuối tháng
Bài 2 Tại một doanh nghiệp có các tài liệu sau:
Số dư đầu tháng của một số tài khoản (Đơn vị tính: 1.000 đồng)
>TK 111:3.000, TK 152: 9.750, TK 112: 10.500, TK211: 55.750
> TK 214: 9.000, TK 341: 6.000, TK 331: 13.000, TK 411: 49.500, TK421: 1.500
Vật liệu tồn kho đầu tháng có số lượng l.OOOkg.
Các .tài khoản khác còn lại từ loại 1 đến loại 4 có số dư – 0.
Tình hình phát sinh trong tháng (Đvt: đồng):
Nhập kho l.OOOkg vật liệu chưa trả tiền cho người bán: giá mua 9.600đ/kg, thuế GTGT: 10%.
Xuất kho 1,500kg vật liệu để sản xuất sản phẩm. Vật liệu xuất kho tính theo phương pháp bình quân.
Khấu hao TSCĐ phải trích: Phân xưởng sản xuất 450.000đ, bộ phận bán hàng 300.000đ, bộ phận QLDN: 150.000đ.
Tiền lương phải trả cho công nhân viên bao gồm: công nhân trực tiếp sản xuất 1.200.000đ, nhân viên phân xưởng 300.000đ, nhân viên bán hàng: 300.000đ, nhân viên QLDN: 450.000đ.
Trích các khoản theo lương theo quy định hiện hành.
Nhập kho 1.000 sản phẩm được sản xuất hoàn thành.
Xuất kho 600 sản phẩm để bán cho khách hàng: giá bán 24.000đ/sp, thuế GTGT 10%. Khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
Tính toán, định khoản các tài liệu trên. Biết không có spdd đầu tháng và cuối tháng.
Kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh cuối tháng. Biết thuế TNDN có thuế suất 20%.
Lập bảng cân đối kế toán cuối tháng.
Bài 3 Công ty La Na có tình hình tài sản tính đến ngày 31-12-201X như sau: (Đvt: 1.000 đồng)
– Tài sản cô định
50.000
– Hao mòn TSCĐ
10.000
– Công cụ dụng cụ
1.000
– Hàng hóa
30.000
– Chi phí trả trước
500
– Tiền mặt
5.000
– Tiền gửi ngân hàng
15.000
– Phải trả người bán
5.000
– Phải thu khách hàng
6.000
Trong tháng 1 năm 201x có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
Doanh nghiệp mua một số hàng hóa chưa trả tiền người bán 55.000, trong đó VAT là 5.000.
Doanh nghiệp trả chi phí vận chuyển bốc vác hàng hóa bằng tiền mặt là 1.100, trong đó thuế GTGT là 100.
Doanh nghiệp dùng tiền mặt mua công cụ là 500
Vay ngân hàng trả nợ người bán 3.000
Thu khoản phải thu khác bằng tiền mặt là 500
Tài sản thiếu doanh nghiệp giải quyết giảm vốn kinh doanh là 500.
Xuất kho bán một số hàng hóa theo giá trị xuất kho là 60.000, giá bán chưa thuế là 85.000, thuế GTGT là 10%, người mua trả 70% bằng tiền mặt, số còn lại nợ.
Chi phí bốc vác lô hàng bán cho khách hàng trả bằng tiền mặt là 500
Tiền điện, nước phải trả là 550, trong đó thuế GTGT là 50; phân bổ cho bộ phận quản lý là 300, bán hàng là 200.
Khấu hao TSCĐ tính cho bộ phận quản lý là 800, bán hàng là
Trả lãi tiền vay ngân hàng là 400.
Tiền lương phải trả cho bộ phận quản lý là 5.000, bộ phận bán hàng là 4.000
Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành.
Doanh nghiệp xuất công cụ dụng cụ cho bộ phận QLDN là 400, phân bô dân trong 4 tháng.
Yêu cầu:
Xác định X và lập Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/201X.
Định khoản và ghi vào sổ nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12/201X, và nêu tên các chứng từ cần lập tương ứng với từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Phản ánh tài liệu trên vào tài khoản kế toán.
Lập báo cáo kết quả kinh doanh tháng 12/201X và bảng cân đối kế toán cuối tháng 12 năm 20 lx.
Khấu trừ thuế đầu vào và xác định số thuế GTGT còn phải nộp.
Bài 4 Công ty TNHH 4H là một doanh nghiệp thưong mại kinh doanh mặt hàng G. Trong thảng 1 năm 201x có tài liệu như sau: (Đvt: đồng)
Ngày 1, thu nợ của công ty A bằng tiền mặt là 50 triệu (PT1/1).
Ngày 3, mua hàng hóa nhập kho, đơn giá mua 200.000đ/sản phẩm, VAT 10%, số lượng 200 sản phẩm, chưa trả tiền cho người bán M (hóa đơnVAT 1501 PNK 1/1)).
Ngày 5, mua một bộ bàn ghế văn phòng trả bằng tiền mặt là 16 triệu (hóa đơn bán hàng 2201 – PC2/1). Chi phí vận chuyển là 200.000, VAT 5%, trả bằng tiền mặt. (Hóa đơn VAT 2301 – PC 3/1). Bộ bàn ghế được sử dụng ngay.
Ngày 15, bán 500sp, đơn giá bán 350.000đ/sản phẩm (Hóa đơn VAT 5170), người mua B đã nhận hàng nhưng chưa thanh toán. Neu khách hàng thanh toán trong vòng 10 ngày sẽ được hưởng chiết khấu 1%. (PXK 1/1).
Ngày 22, khách mua hàng ở NV 4 trả hết nợ sau khi trừ khoản chiết khấu được hưởng (PT 2/1)
Ngày 23, chi tiền, mặt tạm ứng cho nhân viên B (thuộc phòng kinh doanh) đi công tác 3.000.000 (PC 5/1).
Ngày 25, lương phải trả nhân viên là 80.000.000, trong đó: nhân viên bán hàng là 50.000.000, nhân viên QLDN là 30.000.000. Thủ quỹ đã chi tiền mặt thanh toán hết lương còn nợ cho nhân viên (PC 6/1).
Ngày 26, bán 400 sản phẩm, đơn giá bán 300.000đ/sản phẩm, VAT 10%, hóa đơn VAT 5171). Người mua c thanh toán 30% bằng tiền mặt, số còn lại mắc nợ (nếu thanh toán trong vòng 10 ngày thì được hưởng chiết khấu thanh toán 1%/giá thanh toán).
Ngày 30, nhân viên B tạm ứng đi công tác về thanh toán gồm: 2.200.000 tiền vé máy bay; 1.100,000 tiền khách sạn. Tiền vé, khách sạn đã có VAT 10%. Kế toán đã kiểm tra và bộ phận kinh doanh đã lập đề nghị thanh toán. Ke toán đã hoàn tất thủ tục hoàn ứng cho nhân viên B.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên và phản ánh vào tài khoản. Biết thuế TNDN phải nộp có thuế suất là 20%.
Lập bảng cân đối số phát sinh tháng 1/N
Lập bảng cân đối kế toán tại ngày 31/1/N
Lập báo cáo kết quả kinh doanh tháng 1/N.
Tài liệu bể sung: Bảng CĐKT ngày 31/12/200(x-l)
Chỉ tiêu
Số tiền
Chí tiêu
Số tiền
A. TÀI SẢN NH
A. NỌ PHẢI TRẢ
1. Tiền mặt
375.000.000
1. Vay và nợ thuê tài chính
200.000.000
2. Tiền gửi NH
100.000.000
2. Phải trà cho người bán
150.000.000
3. Phải thu KH
100.000.000
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
15.000.000
4. Công cụ, dụng cụ
12.000.000
4. Phải trà nhân viên
60.000.000
5. Hàng hóa (*)
84.000.000
5. Phải trả khác
10.000.000
6. Tạm ứng
30.000.000
7. Ký quỹ
8.000.000
B. TÀI SẢN DH
8. Tài sản cố định
87.000.000
B.VÓN CSH
Nguyên giá
132.000.000
6. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
311.000.000
Hao mòn
(45.000.000)
7. LN chưa phân phối
50.000.000
CỘNG TÀI SẢN
796.000.000
CỘNG NGUÒN VỐN
796.000.000
(*) Mặt hàng G: số lượng 400 sản phẩm Biết: Hàng hóa xuất kho theo phương pháp FIFO.
Bài 5 Công ty TNHH M&T là một doanh nghiệp thương mại kinh doanh mặt hàng G. Trong thảng 12 năm 201x có tài liệu như sau: (Đvt: Đồng)
Ngày 1, mua một bộ bàn ghế văn phòng trả bằng tiền mặt là 8 triệu. Bàn ghế sử dụng ngay, phân bổ hai lần
Ngày 5, công ty A trả hết nợ và ứng trước bằng tiền mặt là 30 triệu.
Ngày 12, nhập khẩu lô hàng 600 sản phẩm, đơn giá nhập 10 USD, thuế nhập khẩu 20%, VAT hàng nhập khẩu 10%, chưa thanh toán cho người bán và chưa nộp thuế. (Tỷ giá 20.000đ/USD)
Ngày 15, dùng TGNH nộp thuế nhập khẩu và thuế VAT hàng NK.
Ngày 17, bán 500sp, đơn giá 350.000đ/sp, người mua B chưa thanh toán (nếu thanh toán trong 10 ngày thì được hưởng chiết khấu thanh toán 2%/giá thanh toán).
Ngày 22, khách hàng B mua hàng ở NV 7 trả 50% số tiền nợ sau khi trừ khoản chiết khấu được hưởng.
Ngày 23, lương phải trả nhân viên là 80.000.000, trong đó: nhân viên bán hàng là 50.000.000, nhân viên QLDN là 30.000.000. Thủ quỳ đã chi tiền mặt thanh toán toàn bộ lương còn nợ nhân viên.
Ngày 28, trả lãi vay ngân hàng bằng tiền mặt là 2 triệu. Thu lãi bằng TGNH là 1 triệu.
Ngày 30, Trích khấu hao TSCĐ trong tháng 12. (Thông tin dựa vào BCĐKT đầu kỳ)
Yêu cầu:
Ghi các nghiệp vụ kinh tế trên vào sổ nhật ký chung tháng 12 năm 20 lx.
Xác định KQKD và lập báo cáo KQKD.
Lập bảng cân đối kế toán tháng 12/201X.
Khấu trừ thuế giá trị gia tăng và xác định số thuế GTGT còn phải nộp.
Biết: Hàng hóa xuất kho tính theo phương pháp bình quân.
Bảng Cân đối kế toán ngày 30/11/20ỈX-1
Chỉ tiêu
Số tiền
Ghi chú
1. Tiền mặt
336.000.000
2. Tiền gửi ngân hàng
200.000.000
3. Phải thu khách hàng
100.000.000
Công ty A: 50.000.000
4. Hàng hóa tôn kho
84.000.000
Mặt hàng G: 400 sp
5. Tài sản cố định HH
60.000.000
Dùng ở bộ phận QLDN
– Nguyên giá
100.000.000
Tỷ lệ khấu hao 12%/năm
– Hao mòn
(40.000.000)
TÓNG TÀI SẢN
780.000.000
1. Vay ngân hàng
200.000.000
2. Phải trả ngưòi bán
150.000.000
3. Thuế và các khoản phải nộp NN
15.000.000
4. Phải trả nhân viên
60.000.000
5. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
305.000.000
6. LN chưa phân phối
50.000.000
TỎNG NGƯÒN VỐN
780.000.000
Bài 6 Tại một doanh nghiệp sản xuất có bảng Cân đối kế toán ngày 31/03/201X như sau:
Đơn vị: 1.000 Đồng
TÀI SẢN
Số tiền
NGUỒN VÓN
Số tiền
Tiền mặt
Tiền gửi NH
Phải thu KH
Trả trước người bán
Nguyên vật liệu
Chi phí SXKDDD
Thành phẩm
Tài sản cố định HH
Hao mòn TSCĐ
59.000
510.000
88.000
20.000
200.000
15.000
540.000
410.000
(42.000)
Phải trà người bán
Người mua trả trước
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Lợi nhuận chưa phân phối
300.000
85.000
1.350.000
65.000
Tổng cộng
1.800.000
Tổng cộng
1.800.000
Chi tiết: Phải thu khách hàng A, Trả trước cho người bán B, Phải trả người bán c, Người mua D trả trước.
Trong tháng 4 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
Mua nguyên vật liệu trị giá 50.000.000đ, thuế GTGT 10%; thanh toán cho người bán B bằng tiền gửi ngân hàng 35.000.000đ, số còn lại trừ vào số tiền đã ứng trước. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt 1.050.000đ, trong đó đã có thuế GTGT thuế suất 5%.
Mua một tài sản cố định trị giá 150.000.000d, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán E. Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử trả bằng tiền mặt 8.000.000đ.
Bán thành phẩm trực tiếp tại kho cho người mua D với giá xuất kho 200.000.000d và giá bán là 250.000.000d; thuế GTGT 10%. Khách hàng D trừ vào số tiền đã ứng trước, sổ còn lại nợ doanh nghiệp.
Xuất nguyên vật liệu trị giá 150.000.000đ dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Xuất một số vật liệu để sản xuất sản phẩm 60.000.000d, để dùng ở bộ phận Quản lý phân xưởng 2.000.000đ, ở bộ phận Bán hàng 3.000.000đ, ở bộ phận Quản lý doanh nghiệp 2.000.000đ.
Xuất kho gửi bán thành phẩm cho khách hàng F với giá xuất kho 300.000.000d. Giá bán 380.000.000d, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển sản phẩm gửi bán 1.680.000đ bằng tiền mặt, trong đó đã có thuế GTGT 5%.
Khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận Quản lý phân xưởng 20.000.000đ, ở bộ phận Bán hàng 5.000.000đ, ở bộ phận Quản lý doanh nghiệp 16.000.000d.
Tính lương phải trả cho công nhân sản xuất 100.000.000d, nhân viên bộ phận Quản lý phân xưởng 10.000.000d, nhân viên bộ phận Bán hàng 18.000.000đ, nhân viên bộ phận Quản lý doanh nghiệp 15.000.OOOđ.
Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành.
Khách hàng F ở nghiệp vụ 6 đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.
Người mua D chuyển khoản ứng trước lô sản phẩm vừa đặt hàng xong 45.000.000đ.
Yêu cầu
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh lên các tài khoản chữ T.
Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm và nhập kho thành phẩm. Biết trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: 20.000.000d.
Cuối kỳ, tính toán số thuế GTGT cuối tháng trên hai TK133, 3331 và tiến hành khấu trừ thuế.
Xác định kết quả kinh doanh và kết chuyển
Lập Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.
Bài 7 Số dư đầu năm 20xx của công ty Happy Life như sau ( Đvt:
1.000 đồng)
TK 111:
760.000
TK341:
180.000
TK 112:
1.200.000
TK331:
200.000
TK 121:
140.000
TK 334:
5.000
TK 131:
120.000
TK 338:
15.000
TK 133:
10.000
TK411:
2.600.000
TK211:
800.000
TK214:
30.000
Chi tiết TK131 bao gồm TK 131A (dư Nợ): 150.000 và TK 131B (dư Có): 30.000
TK 331 bao gồm TK 33IX (dư Có): 220.000 và TK 331Y (dư Nợ): 20.000
Trong tháng 1 có các nghiệp vụ kinh tế sau:
Ngày 3/1 nhận giấy báo nợ số 5 về việc chuyển khoản thanh toán tiền mua hàng tháng trước cho người bán X là 80 triệu.
Xuất kho hàng bán, giá vốn là 50 triệu, người mua c đã chuyển tiền thanh toán, giấy báo có số 10 ngày 8/1 số tiền là 88 triệu, trong đó thuế GTGT là 8 triệu.
Ngày 10/1, rút tiền gửi ngân hàng về quỹ số tiền 100 triệu (phiếu thu số 20 kèm giấy báo nợ số 20)
Ngày 15/1, chuyển khoản thanh toán tiền mua hàng tháng trước cho người bán X là 120 triệu (giấy báo nợ số 25), được hưởng chiết khấu thanh toán 2triệu bằng cách trừ nợ.
Ngày 18/1, chuyển khoản TGNH góp vốn liên doanh số tiền 150 triệu (giấy báo nợ số 27)
Ngày 22/1, chuyển TGNH mua hàng hóa nhập kho, số tiền 33 triệu, trong đó thuế GTGT là 3 triệu (giấy báo nợ số 28)
Ngày 23/1, chi tiền mặt 100 triệu gửi ngân hàng (giấy báo có số 15, phiếu chi số 30)
Ngày 25/1, người mua A chuyển khoản trả công ty số tiền mua hàng tháng trước với số tiền 77 triệu (giấy báo có số 20)
Ngày 26/1, chuyến khoản TGNH 25 triệu mua trái phiếu dài hạn (giấy báo nợ số 32)
Ngày 28/1, thanh toán lãi vay cho ngân hàng số tiền là 10 triệu cho khoản vay dài hạn (giấy báo nợ số 35)
Yêu cầu:
Lập Bảng cân đối kế toán cuối năm 20xx
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên
Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh vào số cái tài khoản TGNH và các sổ nhật ký liên quan (hình thức nhật ký chung)
Lập Bảng cân đối kế toán cuối tháng l/20x
Lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tháng 1 theo phương pháp trực tiếp.
Bài 8 Tại doanh nghiệp thương mại T có số dư đầu kỳ các tài khoản tháng 12/201X như sau: (Đvt: Đồng)
1. Tiền mặt
100.000.000
2. TGNH
244.000.000
3. Phải thu của khách hàng
200.000.000
4. Thuế GTGT khấu trừ
15.000.000
5. Hàng hóa tôn kho
156.000.000
6. Tạm ứng
30.000.000
7. Tài sàn cố định hữu hình
800.000.000
– Nguyên giá
900.000.000
– Giá trị hao mòn lũy kế
(100.000.000)
TÔNG CỘNG TÀI SẢN
1.545.000.000
1. Vay ngân hàng
300.000.000
2. Phải trả cho người bán
150.000.000
3. Thuế thu nhập phải trả
10.000.000
4. Phải trả công nhân viên
10.000.000
5. Vốn đầu tư cùa chủ sở hữu
1.000.000.000
6. Lợi nhuận chưa phân phối
75.000.000
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
1.545.000.000
Trong đó:
+ Hàng tồn kho:
Mặt hàng
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
1.000
40.000
40.000.000
B
2.000
25.000
50.000.000
c
2.000
15.000
30.000.000
D
2.000
18.000
36.000.000
Tổng cộng
7.000
156.000.000
(DN áp dụng phương pháp FIFO trong tính trị giá hàng tồn)
Trong tháng 12 có các giao dịch xảy ra như sau:
Ngày 1, xuất bán các mặt hàng 700 hàng A, 1.200 hàng B, 1.500 hàng c cho khách hàng tại Bình Dương. Các chứng từ liên quan gồm: PXK 01/12, hóa đơn GTGT AH/2008N số 151233. Giá bán tương ứng 60.000; 35.000; 25.000 chưa thuế, thuế GTGT 10%. Khách hàng chưa nhận hàng.
Ngày 2, thanh toán cho người bán số tiền 50,000,000đ bằng tiền mặt, phiếu chi sổ PC 01/12.
Ngày 3, khách mua hàng ở ngày 1 nhận được hàng, và chuyển khoản thanh toán 25.000.000đ, còn lại thiếu nợ.
Ngày 7, mua hàng chưa thanh toán người bán, hàng về nhập kho. Chi tiết:
Mặt hàng A: số lượng 100, đơn giá chưa thuế 42.000, thuế GTGT 10%; D: số lượng 200 đơn giá chưa thuế 20.000, thuế GTGT 10%.
Kế toán làm phiếu nhập số PNK01/12 và ghi vào sổ hóa đơn GTGT AA/2008T số 012234.
Ngày 15, khách hàng Bình Dương nộp số tiền còn lại bằng tiền mặt. Ngân hàng báo có các khoản thu nợ các khách hàng khác 100,000,000.
Yêu cầu:
Sử dụng các chứng từ và ghi vào sổ Nhật ký chung của doanh nghiệp (DN tổ chức hệ thống sổ theo hình thức Nhật ký chung).
Lập Bảng cân đối tài khoản và Bảng cân đối kế toán.
Bài 9 Trong tháng 2/20ỈX, tại doanh nghiệp T có số liệu sau:
1. Xuất khẩu 10.000 hàng hóa A, giá bán 10USD/hhA, TGGD thực tế 20.750 VND/USD. Thuế xuất khẩu 2%, thuế GTGT 0%. Khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản. Giá xuất kho
2.   Xuất bán trong nước 3 đơn vị hàng hóa B, đofn giá bán chưa VAT 1.500USD/hàng hóa B, TGGD thực tế 20.500 VND/USD, thuế suất GTGT 10%, khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản. Giá vốn l.OOOUSD/hàng hóaB
3.    Trong tháng lô hàng A bán tháng trước bị trả lại 20 hàng hóa A và giảm giá cho 50 hàng hóa A, giá bán tháng trước 135.000đ/hhA, giá giảm còn lOO.OOOđ/hàng hóa, giá xuất kho 80.000đ/hh, DN trừ nợ khách hàng.
4.    Doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thanh toán 1% giá mua hàng A (tháng trước mua hàng A giá mua 35.000.000đ) bằng tiền mặt khi thanh toán nợ tháng trước.
5.    Chi phí trả lãi vay (ngân hàng đã báo Nợ) 12.000.000đ
6.    Thu lãi tiền gửi (ngân hàng đã báo Có) 7.250.OOOđ
7.    Nhượng bán một TSCĐHH, nguyên giá 100.000.000d, đã hao mòn 20.000.000đ. Giá bán chưa thuế 75.000.000đ, thuế suất GTGT 10%, khách hàng thanh toán bằng TGNH. Chi phí phục vụ việc nhượng bán doanh nghiệp trả bằng tiền mặt 1 .OOO.OOOđ.
8.    Chi phí bán hàng và CP quản lý doanh nghiệp phát sinh trong tháng (chưa kể các chi phí phát sinh trên) lần lượt là 40.000.000đ và 35.000.000d
tag: mẫu excel nhánh 202/2014/tt-btc: so sánh nào lẻ 202 khóa học vinamilk 2017