Cách thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

 Bộ nhận diện thương hiệu là gì

 Bộ nhận dạng thương hiệu là một tài liệu hướng dẫn thiết lập riêng biệt về tất cả các khía cạnh thương hiệu của công ty. … Bộ nhận dạng thương hiệu giúp cho các nhân viên sử dụng thương hiệu một cách đúng đắn và truyền tải hết thông điệp của thương hiệu. Nó đưa ra mục tiêu cho thương hiệu và triết lý của công ty.

 Bộ nhận diện thương hiệu tiếng anh là gì

 The brand identity

 Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì

  • Biểu tượng (logo)
  • Câu khẩu hiệu (slogan)
  • Danh thiếp (card visit)
  • Giấy viết thư
  • Tiêu đề thư
  • Phong bì thư
  • Hóa đơn.
  • Thẻ nhân viên.

 Cách thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

 1. Logo

 

 Thiết kế logo là nền tảng chính cho một bộ nhận diện thương hiệu, do đó bạn phải chắc chắn rằng về tổng thể các đường nét, màu sắc của logo đều có thể được sử dụng làm hình ảnh chính và trở thành mối liên kết chặt chẽ cho bộ nhận diện. Cho dù bạn chỉ đang làm việc với một biểu tượng hình ảnh, một logo hay một sự kết hợp tổng thể của cả hai yếu tố trên thì bạn vẫn cần phải áp dụng thử những biểu tượng chính đó trên các vật liệu khác nhau, trong những bố cục khác nhau và với nhiều thay đổi định dạng sao cho khi đưa vào thiết kế chính nó sẽ trở nên hòa hợp với toàn bộ thiết kế.

 

 Nếu bạn có một thiết kế logo chứa nhiều màu sắc khác nhau, thì hãy chắc chắn rằng khi chuyển sang dạng âm bản logo đó phải dễ thích ứng với các dạng thiết kế bao bì sản phẩm hay các ấn phẩm văn phòng khác nhau và có khả năng mở rộng hơn trong sáng tạo cùng với đó nó cũng phải đáp ứng được yếu tố tối giản trong thiết kế thương hiệu.

 

 CogitoDesigns đã thực hiện rất tốt những điều này khi sử dụng tối đa yếu tố nhận diện thương hiệu quan trọng là logo cho bộ nhận diện thương hiệu của một nhà hàng cao cấp. Đây là một thiết kế đơn giản với hai màu đen và trắng, kết hợp với một font chữ trang nhã và dễ đọc. Thiết kế thích hợp trên tất cả các sản phẩm từ bộ văn phòng cho đến bao bì sản phẩm đóng gói của nhà hàng, tổng thể thiết kế vô cùng hòa hợp và tinh tế. Việc sử dụng các màu sắc trung tính cho phép các món ăn của nhà hàng với tông màu sáng hơn trở nên nổi bật và bắt mắt hơn rất nhiều. Dưới đây là một dố ví dụ tuyệt vời khác.

 

 2. Business Card

 

 

 Danh thiếp là một thách thức thú vị đối với các nhà thiết kế, bởi công việc của họ là sáng tạo bên trong một khuôn giấy có ranh giới thực sự thay vì thiết kế trên những khổ giấy có giới hạn thoải mái hơn rất nhiều. Hầu như các nhà thiết kế đều phải tuân thủ một kích thước nhất định được quy chuẩn đối với card visit bao và bên trong thiết kế là tập hợp những thông tin cụ thể của một cá nhân hay một công ty nào đó. Tuy nhiên, những thiết kế card visit đều phải đảm bảo rằng phần thiết kế không bị quá tải khiến lấn át những khoảng trông dành cho phần thông tin dẫn đến việc cung cấp thông tin của khách hàng thiếu chính xác và không đầy đủ.  Lời khuyên thực sự đến từ các nhà thiết kế chuyên nghiệp là” Hãy sử dụng các hạn chế thành lợi thế của bạn”.

 

 Hãy chú trọng về việc sử dụng màu sắc, hình dạng, khoảng trắng và sự thống nhất trong tổng thể với các biểu tượng của doanh nghiệp.  Hãy chú ý phần chữ trên thẻ sao cho người nhận có thể dễ dàng nắm bắt thông tin và phải đảm bảo đó là một font chữ dễ đọc, ngoài ra bạn có thể thêm vào thẻ những điểm đặc biệt khiến thiết kế bắt mắt hơn mà không làm mất đi những thông tin liên lạc chính của cá nhân hay doanh nghiệp đó.

 

 3. Letterhead và phong bì

 

 Tương tự như thẻ kinh doanh, giấy viết thư và phong bì đều là những yếu tố thiết kế cần có trong bất kỳ một bộ nhận diện nào, chúng cũng có những yêu cầu khá cụ thể về kích thước, hình dạng, và cách sử dụng. Hãy suy nghĩ và chọn lọc những yếu tố và chi tiết trang trí có tính liên kết có thể đi cùng với nhau trong cùng một thiết kế ví dụ như – màu sắc tương tự nhau, hình dạng, concept và đôi khi cho dù tỷ lệ và kích thước chúng khác nhau nhưng vẫn có sự thống nhất về chủ đề thì vẫn tạo ra sự hài hòa vô cùng ấn tượng. Chỉ cần bạn giữ những mục tiêu trên trong tâm trí và kiên định khi thiết kế, và luôn nhớ để lại những khoảng trống nhất định để sử dụng cho phần thông tin một cách hợp lí và thông minh chắc chắn bạn sẽ đạt được những kết quả đáng mong đợi.

 

 Trong trường hợp này, nhóm thiết kế KidDotCo đã sử dụng màu sắc và minh họa theo phong cách trẻ con và vô cùng tươi vui, những kỹ thuật thiết kế được áp dụng bên trên nhìn có thể dễ thực hiện những nó thực sự lại đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc và tỉ mỉ đến từ người thiết kế, đây đều là những đường nét họa tiết rất tự nhiên, quái dị và vô cùng đặc biệt. Suy cho cùng để tạo ra được những ấn tượng và độc đáo cho mộ thiết kế card visit thì hình dáng và màu sắc  chính là chìa khóa thành công thực sự.

 

 Có một kỹ thuật phổ biến khác được sử dụng là tạo ra phiên bản màu xám bạc màu cho logo bằng cách chuyển thiết kế sang hệ Grayscale để các giá trị màu được qui đổi về thành màu xám giúp tạo ra sự lan tỏa trên toàn bộ khổ giấy giúp mang đến sự đồng điệu về màu sắc một cách linh hoạt nhưng vẫn sang trọng và tinh tế.  Nếu bạn đang định thử nghiệm kỹ thuật thiết kế kinh điển này, hãy chắc chắn rằng kỹ thuật này không làm ảnh hưởng đến những mục đích lkhác quan trọng hơn và sự cân bằng tổng thể trong thiết kế của bạn.

 

 4. Facebook cover

 Thiết kế trên Facebook thực sự là một phương thức quảng bá hiệu quả khi đóng vai trò là bước đột phá đầu tiên trong một chiến lược trực tuyến lớn nhằm tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội. Tuy là khái niệm quảng cáo thiết kế này khá mới mẻ và không được chú trọng tại Việt Nam nhưng hiện nay tại thị trường thiết kế các nước nó chính là thành phần chủ chốt được kết hợp giữa hai yếu tố là in ấn và giao diện thiết bị số và là một chiến lược quảng cáo vô cùng hiệu quả về mặt thương hiệu, do đó lưu ý khi thiết kế yếu tố này là bạn hãy chắc chắn rằng dù có bất cứ điều gì thì vẫn phải sự giữ nhất quán cho thiết kế trong xuyên suốt chủ đề thiết kế chính.

 

 Dự án trên đã tạo ra một bức ảnh sống động minh họa những hình ảnh quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu. Hình ảnh chiếc lá húng quế vô cùng trừu tượng được gắn trên quả cà chua chứa đựng logo là một hình ảnh sáng tạo vô cùng cô đọng và xúc tích, lại gọn gàng và phù hợp với phẩn ảnh đại diện facebook, điều này dễ dàng thu hút sự chú ý người xem vào biểu tượng chính nổi bật trên trang quảng cáo. Sau đó,  nhà thiết kế đã sử dụng biểu tượng màu đỏ đậm của thương hiệu để tương phản với màu xanh của các bức ảnh nhằm thực hiện một tưởng đối lập màu sắc vô cùng nổi bật.  Dưới đây là một số mẫu thiết kế nổi bật khác.

 

 Hệ thống nhận diện thương hiệu của vinamilk

 1. Màu sắc trong hệ thống nhận diện thương hiệu của Vinamilk

 Màu chủ đạo trong hệ thống nhận diện thương hiệu của Vinamilk là hai màu xanh dương và trắng. Hai màu sắc này được kết hợp với nhau rất hòa. Màu xanh biểu trưng cho niềm hi vọng, sự vững tin, bình yên; màu trắng lại thuần khiết và tinh khôi, còn là màu của sản phẩm. Sự kết hợp này mang màu của sức sống và sự tinh túy, đầy ấn tượng và dễ chịu.

 Đọc thêm: Hệ thống nhận diện thương hiệu: Bí ẩn đằng sau bảng màu thiết kế của các designers

 2. Logo trong hệ thống nhận diện thương hiệu của Vinamilk

 Logo luôn là một trong những phương tiện truyền tải thông điệp mạnh mẽ đến khách hàng. Logo trong hệ thống nhận diện thương hiệu của Vinamilk mang một thông điệp là sự cam kết mang lại cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, bằng chính sự trân trọng, tình yêu thương và trách nhiệm của mình với cuộc sống và sức khỏe con người và xã hội của Vinamilk.

 Logo của Vinamilk có ý nghĩa: bên ngoài là hình tròn tượng trưng cho quả đất, bên trong có hai viền cong hình giọt sữa. Ở trung tâm hình tròn gồm 3 chữ cái V N M là kiểu viết cách điệu nối liền nhau, đây cũng là tên viết tắc, tên giao dịch trên sàn chứng khoán của công ty Vinamilk.

 Thông điệp mà logo mang lại chính là “Cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất, bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội.

 3. Slogan trong hệ thống nhận diện thương hiêu của Vinamilk

 Vinamilk muốn trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống.

 Ngoài ra hình ảnh của thương hiệu Vinamilk còn được gắn với hình ảnh những cánh đồng cỏ xanh bát ngát, đầy hương sắc cùng với những chú bò vui nhộn, khỏe mạnh, nhảy múa hát ca, thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên, thu hút cái nhìn của khách hàng nhất là các em nhỏ, đối tượng chủ yếu cho các sản phẩm của công ty.

 4. Âm nhạc trong hệ thống nhận diện thương hiệu của Vinamilk

 Một trong những yếu tố tạo nên sự nhận diễn và lan tỏa mạnh mẽ của thương hiệu Vinamilk là âm nhạc. Vinamilk sở hữu những ca khúc vui nhộn trong quảng cáo, dễ nhớ, dễ yêu, dễ gây nghiện không chỉ đối với các em nhỏ mà còn với các vị phụ huynh.

 Tiết tấu nhanh, vui nhộn, bắt tai là những đặc điểm nhận dạng chung cho các bài hát trong TVC đã góp phần làm nên thành công của hệ thống nhận diện thương hiệu của Vinamilk. Tiêu biểu phải kể đến các ca khúc “Mắt sáng dáng cao”, “Vươn cao Việt Nam”

 Bộ nhận diện thương hiệu vietcombank

 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank hay VCB) là ngân hàng lớn thứ ba sau Agribank và BIDV. Theo báo cáo của UNDP, Vietcombank là doanh nghiệp lớn thứ sáu Việt Nam (sau Agribank, VNPT, EVN, BIDV và VietsovPetro). Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

 

 Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

 

 Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và thế giới.

 Vietcombank hiện có trên 12.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết.

 

 Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 1.700 ATM và 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

 

 Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, với hình ảnh nhận diện thương hiệu được thiết kế khá đơn giản, trang nhã mà ấn tượng với chữ màu trắng và nền màu xanh, VCB trở nên gần gũi và thân thiết với người dân.

 

 Tuy nhiên, trong mấy ngày gần đây, hình ảnh VCB xuất hiện vô cùng lạ lẫm được tung lên mạng khiến các diễn đàn mạng rộ lên một tin đồn rằng ngân hàng thương mại này đang tiến hành thay đổi nhận diện.

 Nhận xét

 – Logo cũ của Vietcombank được thiết kế thiếu ý tưởng và sai cơ bản trong nguyên tắc thiết kế logo. 3 chữ V, C, B được lồng vào nhau một cách rối rắm khiến người xem không hiểu Vietcombank định truyền tải thông điệp gì thông qua tinh thần của logo này

 

 – Font chữ cũ tuy không quá xấu nhưng nó là Font chữ nghiêng, sẽ không thuận lợi bằng một Font chữ thẳng vì Font chữ thẳng phù hợp với việc tạo dựng niềm tin, là đặc điểm của ngành ngân hàng

 

 Tuy vậy logo mới cũng không phải là một phương án được đánh giá hoàn thiện ở các điểm sau:

 

 – Font chữ chưa đẹp, nên chẳng dùng phương pháp Typography chỉnh các chữ V đầu, e, m, n, a, b vì các chữ này có cảm giác là khuyết một chút. Chữ V trông giống như cổ áo vét thì đúng hơn là tượng trưng cho Victory.

 

 – Hình khối của biểu tượng thì chưa được tốt vì vẫn có các nhược điểm: Logo theo dạng 3D, sẽ rất bất tiện trong các ứng dụng 2D hoặc phương án thi công như làm biển, đúc huy hiệu, cắt mica v.v… Người ta lại phải vẽ thêm phương án logo cho ứng dụng 2D. Khối này chỉ cân bằng nếu treo (kiểu dạng treo áo lên móc) chứ không cân bằng nếu đặt trên mặt phẳng (kiểu để đồ lên bàn)

 

 – Phần chữ Vietcombank dùng màu solid trong khi hình hiệu dụng màu tản (tạo cảm giác 3D). Nó sẽ không tạo nên sự đồng bộ cho logo.

 

 – Slogan nhạt màu, khó đọc, lại để trong cụm logo sẽ ảnh hưởng tới hình khối logo chính vì nó tranh chấp về mặt cung cấp thông tin.

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: boộ vector mockup vấn rẻ pdf đăng ký vietinbank 2017 gi chạm spa english th true milk viettel sạn tăng trà share marketing online cip thiệu png coca cola kiểm tra cafe psd trình học y phí sách download petrolimex – gương luận luật 36/2005/qh11 mỹ phê dấu chấn sọ não túi xách golden gate gucci vali đầm bầu son môi 2018 sơ mi hoa vệ tạp chí 2016 khoản youtube xe hơi lemino kênh sunhouse mùa tan kính