Chuyên đề kế toán xác định kết quả kinh doanh

 Chuyên đề kế toán xác định kết quả kinh doanh

 Kế toán kinh doanh là gì

 Kế toán doanh nghiệp là việc thu thập; xử lý; kiểm tra; phân tích và cung cấp thông tin kinh tế; tài chính dưới hình thức giá trị; hiện vật và thời gian lao động tại doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp được chia ra làm hai mảng bộ phận chính mà chúng ta thường hay gọi là kế toán thuế và kế toán nội bộ.

 kế toán xác định kết quả kinh doanh là gì

 Kết quả kinh doanh là kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi (lỗ) về tiêu thụ, kết quả đó dược tính như sau :

 Lãi (lỗ) về tiêu = Doanh thu – giá vốn + Chi phí + chi phí tiêu thụ sản phẩm thuần hàng bán bán hàng QLDN

 Doanh thu Tổng doanh Giảm giá DT hàng Thuế tiêu thụ đặc Thuần = thu bán – hàng + bán bị + biệt hoặc thuế xuất hàng bán trả lại khẩu phải nộp

TK 642 – “Chi phí kinh doanh”

 Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

 Chi phí bán hàng là chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hoá bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, chi phí hội nghị khách hàng, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển.

 Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí hành chính và những chi phí chung cho doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương của nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, thuế nhà đất, thuế môn bài…

 Kết cấu tài khoản 642

 Bên nợ:

 Chi phí kinh doanh phát sinh trong kỳ

 Bên có:

  • Các khoản ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh
  • Kết chuyển chi phí kinh doanh vào bên nợ TK 911

 Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.

TK 911” Xác định kết quả kinh doanh” có kết cấu như sau:

 Bên nợ:

  • Kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
  • Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường.
  • Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng trong kỳ.
  • Thực lãi về hoạt động kinh doanh trong kỳ.

 Bên có:

  • Kết chuyển doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, tiêu thụ trongkỳ.
  • Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ.

 TK 911 không có số dư cuối kỳ.

 Ngoài ra kế toán có sử dụng một số tài khoản như: TK 111 “ tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK131 “Phải thu khách hàng”…

 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

 Cuối kỳ kinh doanh, kế toán tiến hành xác định kết quả tiêu thụ, nhằm cung cấp thông tin liên quan đến lợi nhuận về tiêu thụ cho quản lý.

 Công việc này được tiến hành như sau:

  • Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ:

 Nợ TK 511: Doanh thu thuần về tiêu thụ bên ngoài

 Nợ TK 512: Doanh thu thuần về tiêu thụ nội bộ

 Có TK 911: Xác kết quả kinh doanh

  • Kết chuyển giá vốn sản phẩm , hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ

 Nợ TK 911: Xác định kết quả

 Có TK632: Giá vốn hàng bán

  • Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh

 Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

 Có TK 642 : Chi phí kinh doanh kỳ này

 Có TK 142 (1422 chi phí chờ kết chuyển)

  • Kết chuyển kết quả tiêu thụ
  • Nếu lãi:

 Nợ TK 911: xác định kết quả kinh doanh

 Có TK 421: Lãi chưa phân phối

  • Nếu lỗ

 Nợ TK 421: lỗ

 Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh

 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh

 Tư duy kế toán phải có trong kinh doanh

  • Các thông tin và số liệu trong bản báo cáo kế toán phản ánh cả quá trình từ lúc bắt đầu tới khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
  • Thể hiện rõ ràng và chi tiết mọi nghiệp vụ kinh tế và tài chính. Nó thể hiện các chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và tình hình tài chính.
  • Cung cấp đúng thời hạn, phản ánh kịp thời mọi thông tin và số liệu.
  • Các số liệu thống kê phải phản ánh chính xác bản chất doanh nghiệp một cách trung thực; nội dung và các giá trị kinh tế tài chính cần thể hiện rõ ràng. Các số liệu cần phải thể hiện rõ ràng và chính xác, dễ hiểu khi đọc báo cáo.
  • Phản ánh bản chất của kế toán trong kinh doanh là gì? Các thông tin và số liệu cần thể hiện quy trình từ khi phát sinh tới kết thúc hoạt động doanh nghiệp. Các hoạt động kế toán từ khi thành lập tới khi chấm dứt của bộ phận kế toán.
  • Yêu cầu các số liệu kế toán trong kinh doanh phản ảnh thực sự rõ ràng, từ kì này tới kì trước.
  • Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán phải theo trình tự, có hệ thống so sánh được.
  • Giao dịch tiền gửi & tiền mặt; các tài sản cố định hữu hình và vô hình
  • Hoạt động kế toán nguyên vật liệu, sản phẩm, dịch vụ
  • Kế toán thu chi và hoạch toán chi phí
  • Các hoạt động giao dịch ngoại tệ
  • Hoạt động hoạch toán đối tác (mua, bán, hợp tác)
  • Hoạch toán với người tạm ứng
  • Kế toán – Hoạch toán với tiền lương và người lao động
  • Ngân sách hoạch toán

 Bài tập kế toán xác định kết quả kinh doanh

 Đề bài: Tại công ty TNHH Hoàng Mai có các tài liệu liên quan đến hoạt động trong kỳ được kế toán ghi nhận như sau:
Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:

 – Tài khoản 152: 8.000 kg, đơn giá là 6.000 đồng/kg

 – Tài khoản 155: 1.900 sản phẩm, đơn giá là 100.000 đồng/sản phẩm

 – Tài khoản 157: 100 sản phẩm, đơn giá là 100.000 đồng/sản phẩm

 Tài khoản 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:

 1.Nhập kho 5.000 kg nguyên vật liệu, đơn giá 5.900 đồng/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển là 550.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT thanh toán bằng tiền mặt. Nên học kế toán ở đâu

 2.Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 20.000.000 đồng, ở bộ phận quản lí phân xưởng là 10.000.000 đồng, bộ phận bán hàng là 16.000.000 đồng, ở bộ phận quản lí doanh nghiệp là 14.000.000 đồng.

 3.Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo quy định. Giả sử công ty trích 16% BHXH; 3% BHYT; 1% BHTN và 2% KPCĐ tính vào chi phí và trừ vào lương của người lao động là 6% BHXH; 1,5% BHYT; 1% BHTN. học kế toán tổng hợp ở đâu tốt

 4.Xuất kho một công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 3 lần, trị giá ban đầu là 3.000.000 đồng, được sử dụng ở bộ phận bán hàng.

 5.Xuất kho 9.100 kg nguyên vật liệu để trực tiếp sản xuất sản phẩm, 500 kg cho bộ phận quản lí phân xưởng, 100 kg cho bộ phận bán hàng.

 6.Trích khấu hao tài sản cố định ở bộ phận sản xuất là 3.000.000 đồng, bộ phận quản lí phân xưởng là 2.000.000 đồng, bộ phận bán hàng là 4.000.000 đồng và bộ phận quản lí doanh nghiệp là 2.000.000 đồng.

 7.Các chi phí khác phát sinh thanh toán bằng tiền mặt theo hóa đơn gồm 10% thuế GTGT là 19.800.000 đồng, phân bổ cho bộ phận sản xuất là 8.000.000 đồng, bộ phận bán hàng là 6.000.000 đồng và bộ phận quản lí doanh nghiệp là 4.000.000 đồng.

 8.Khách hàng thông báo đã chấp nhận mua lô hàng gửi đi bán kỳ trước, giá bán 120.000 đồng, thuế GTGT 10%.

 9.Nhập kho 1.000 thành phẩm, chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 4.800.000 đồng, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ 100, doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

 10.Xuất kho 1.200 thành phẩm đi tiêu thụ, giá bán 176.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT, thanh toán bằng chuyển khoản. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu

 Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Xác định kết quả kinh doanh trong kỳ biết rằng doanh nghiệp áp dụng phương pháp xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước.

 kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

 Lời giải đề nghị: học kế toán thực hành
1. Nhập kho nguyên vật liệu:

 1a Nợ 152 29.500.000

 Nợ 133 2.950.000

 Có 331 32.450.000

 Chi phí vận chuyển:

 1b Nợ 152 500.000

 Nợ 133 50.000

 Có 111 550.000

 2. Tiền lương phải trả:

 2 Nợ 622 20.000.000

 Nợ 627 10.000.000

 Nợ 641 16.000.000

 Nợ 642 14.000.000

 Có 334 32.450.000

 3. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:

 3 Nợ 622 4.400.000

 Nợ 627 2.200.000

 Nợ 641 3.520.000

 Nợ 642 3.080.000

 Nợ 334 5.100.000

 Có 338 18.300.000

 4. Xuất kho công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ nhiều lần:

 4a Nợ 142 3.000.000

 Có 153 3.000.000

 Phân bổ lần 1:

 4b Nợ 641 1.000.000

 Có 142 1.000.000

 5. Xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm:

 5 Nợ 621 54.600.000

 Có 152 54.600.000

 6. Khấu hao tài sản cố định:

 6 Nợ 627 5.000.000

 Nợ 641 2.000.000

 Nợ 642 4.000.000

 Có 214 11.000.000

 7. Chi phí khác phải trả:

 7 Nợ 627 8.000.000

 Nợ 641 6.000.000

 Nợ 642 4.000.000

 Nợ 133 1.800.000

 Có 331 19.800.000

 8. Khách hàng chấp nhận mua hàng kỳ trước:

 8a Nợ 632 8.000.000

 Có 157 8.000.000

 Ghi nhận doanh thu:

 8b Nợ 131 13.200.000

 Có 511 12.000.000

 Có 3331 1.200.000

 9. Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm:

 9a Nợ 154 100.600.000

 Có 621 48.000.000

 Có 622 24.400.000

 Có 627 28.200.000

 Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ:

 CPSXDDCK = [(4.800.000 + 15.600.000)/ (1.000 + 100)] * 100 = 5.400.000

 Tổng giá thành nhập kho:

 Z = 4.800.000 + 100.600.000 – 5.400.000 = 100.000.000

 Giá thành đơn vị sản phẩm:

 Z đơn vị = 100.000.000/1.000 = 100.000 đồng/sản phẩm

 Bút toán nhập kho thành phẩm:

 9b Nợ 155 100.000.000

 Có 154 100.000.000

 10. Xuất kho thành phẩm:

 10a Nợ 632 120.000.000

 Có 155 120.000.000

 Ghi nhận doanh thu:

 10b Nợ 131 211.200.000

 Có 511 192.000.000

 Có 3331 19.200.000

 11. Kết chuyển chi phí kinh doanh để tính lãi lỗ:

 11a Nợ 911 174.200.000

 Có 632 120.000.000

 Có 641 31.120.000

 Có 642 23.080.000

 Kết chuyển doanh thu:

 11b Nợ 511 192.000.000

 Có 911 192.000.000

 12. Kết chuyển lãi:

 12 Nợ 911 17.800.000

 Có 421 17.800.000

 Bài tập kế toán kinh doanh nhà hàng khách sạn

Bài 1: Có sô’ liệu chi phí và kết quả cho thuê phòng ngủ tại một khách sạn trong tháng như sau: (đơn vị tính l.OOOđ)
* Tổng SỐ phòng ngủ của khách sạn 500, trong đó:
– Sô’ phòng VIP: 50
– Sô’ phòng loại 1: 250
– Sô’ phòng loại 2: 200
Hệ sô’ phòng loại 2 = 1; Hệ sô’ phòng loại 1 = 1,4; Hệ sô’ phòng VIP = 1,8
* Trong tháng khách sạn đã cho thuê được 8.438 lượt phòng và thu bằng TGNH, trong đó:
+ Phòng VIP: 410 lượt với giá chưa thuê’ GTGT 10% là 300/lượt
+ Phòng loại 1: 3.220 lượt với giá chưa thuếGTGT 10% là 200/lượt
+ Phòng loại 2: 4.804 lượt với giá chưa thuếGTGT 10% là 150/lượt
* Các chi phí tập hợp trong tháng như sau:
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  
+ Hoa tươi 17.500
+ Tạp chí 9.700
+ Trà, nước 5.400
+ Thuôc đánh răng, bàn chải 9.200
+ Xà phòng, dầu tắm, dầu gội 13.700
+ Giâỳ vệ sinh 4.100
+ Giâỳ, bút, kim, chỉ… 700
– Chi phí nhân viên:  
+ Tiền lương nhân viên lễ tân 56.000
+ Tiền lương nhân viên phục vụ phòng 200.000

 + Tiền lương nhân viên quản lí bộ phận 82.000

 + Các khoản trích theo tiền lương tỉ lệ 19%

  • Chi phí khâỉi hao tài sản cô’định:

 + Khâu hao buồng phòng                             420.000

 + Khâu hao các thiết bị trong phòng 50.000

  • Phân bô’giá trị công cụ dụng cụ:

 + Giường ngủ                                                 30.000

 + Tủ, bàn ghế                                                 44.600

 + Rèm, ga, chăn, gôì, khăn mặt…                 20.400

  • Chỉ phí điện, nước, điện thoại, fax… 152.000
  • Chi phí hoa hồng môi giới                           26.480

 Yêu cầu:

  1. Tính giá thành của lượt phòng theo từng câp loại phòng, biết giá trị sản phẩm làm dở đầu tháng và cuôì tháng là không đáng kể.
  2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác định lợi nhuận gộp.

 Biết: Khách sạn quản lý hàng tổn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

 Lòi giải:

 1. Tính giá thành của lượt phòng theo từng câp loại phòng, biết giá trị sản phẩm làm dở đầu tháng và cuối tháng là không đáng kể.

 – Tổng chi phí tập hợp trong tháng: 1.206.000; trong đó:

 + Chi phí NVLTT 60.300

 + Chi phí NCTT 304.640

 + ChiphíSXC 841.060

  • Tổng chi phí tính vào giá thành dịch vụ phòng = 1.206.000
  • Sô’ lượt phòng quy chuẩn

 + Phòng VIP = 410 X 1,8 = 738

 + Phòng loại 1 = 3220 X 1,4 = 4508

 + Phòng loại 2 = 4804 X 1 = 4804

 Tổng sô’ lượt phòng quy chuẩn = 10.050

  • Hệ số phân bổ chi phí

 + Phòng VIP = 738 /10.050 = 0,073

 + Phòng loại 1 = 4508 / 10.050 = 0,449

 + Phòng loại 2 = 4808 / 10.050 = 0,478

 Lập bảng tính giá thành:

 Bảng tính giá thành phòng loại 1

 Tháng/N

 Sô’ lượt cho thuê: 3.220

Khoản mục

 CP

rri           z

 Tông giá thành

Phòng loại 1
Hệ SỐ z z đon vị
NVLTT 60.300 0,449 27.074,7 8,4
NCTT 304.640 0,449 136.783,3 42,4
sxc 841.060 0,449 377.636 117,2
Tổng 1.206.000   541.494 168

  

 Bảng tính giá thành phòng loại 2

 Tháng/N

 Sô’ lượt cho thuê: 4.804

Khoản mục

 CP

Tổng giá thành Phòng loại 2
Hệ SỐ z z đon vị
NVLTT 60.300 0,478 28.823,4 6
Khoản mục

 CP

r-w-1                                       • /

 Tông giá thành

Phòng loại 2
Hệ số z z đon vị
NCTT 304.640 0,478 145.617,9 30,3
sxc 841.060 0,478 402.026,7 83,7
r-1-ĩ 

 Tổng

1.206.000   576.468 120

  

 Bảng tính giá thành loại phòng VIP
Tháng/N

 SỐ lượt cho thuê: 410

Khoản mục

 CP

Tổng giá thành Phòng VIP
Hệ SỐ z z đon vị
NVLTT 60.300 0,073 4.401,9 10,7
NCTT 304.640 0,073 22.238,7 54,3
sxc 841.060 0,073 61.397,4 149,7
rp A?

 Tổng

1.206.000   88.038 214,7

 2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và xác

 định lợi nhuận gộp. (Đon vị tính: l.OOOđ)

  1. Tổng hợp chi phí sản xuâ’t kinh doanh dở dang trong kỳ

 NợTK154                            1.206.000

 Có TK 621                                   60.300

 Có TK 622                                  304.640

 CÓTK627                                   841.060

  1. Kết chuyển chí phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành

 NợTK632                            1.206.000

 CÓTK154                                   1.206.000

  1. Ghi nhận doanh thu dịch vụ khách sạn trong kỳ

 NợTK112                            1.636.360

 CÓTK511                                  1.487.600

 Có TK 3331                               148.760

  1. Kết chuyển chi phí liên quan

 NợTK911                            1.206.000

 CÓTK632                                  1.206.000

  1. Kê’t chuyển doanh thu liên quan

 NợTK511                            1.487.600

 CÓTK911                                  1.487.600

  1. Kết quả lợi nhuận gộp = 1.487.600 – 1.206.000 = 281.600

 Bài 2: Cũng với số liệu về chi phí và kê’t quả cho thuê phòng ngủ ở bài 1, doanh nghiệp đã xây dựng định mức chi phí cho từng lượt phòng theo từng cấp loại phòng như sau:

Khoản mục CP Phòng VIP Phòng loại 1 Phòng loại 2
NVLTT 10 7,4 5,5
NCTT 50 37 27,5
sxc 140 103,6 77
Tổng cộng 200 148 110

  

 Kế toán tính giá thành sản phẩm theo trình tự sau:

 – Tính giá thành định mức theo số lượt phòng cho thuê thực tế.

Khoản mục

 CP

Phòng VIP Phòng loại 1 Phòng loại 2 Cộng
NVLTT 4100 23.828 26.422 54.350
NCTT 20.500 119.140 132.110 271.750
sxc 57.400 333.592 369.908 760.900
Tổng cộng 82.000 476.560 528.440 1.087.000

 – Tính tỷ lệ giá thành cho từng khoản mục:

 CÓTK511                                  1.487.600

 Có TK 3331                               148.760

  1. Kết chuyển chi phí liên quan

 NợTK911                            1.206.000

 CÓTK632                                  1.206.000

  1. Kê’t chuyển doanh thu liên quan

 NợTK511                            1.487.600

 CÓTK911                                  1.487.600

  1. Kết quả lợi nhuận gộp = 1.487.600 – 1.206.000 = 281.600

 Bài 2: Cũng với số liệu về chi phí và kê’t quả cho thuê phòng ngủ ở bài 1, doanh nghiệp đã xây dựng định mức chi phí cho từng lượt phòng theo từng cấp loại phòng như sau:

Khoản mục CP Phòng VIP Phòng loại 1 Phòng loại 2
NVLTT 10 7,4 5,5
NCTT 50 37 27,5
sxc 140 103,6 77
Tổng cộng 200 148 110

  

 Kế toán tính giá thành sản phẩm theo trình tự sau:

 – Tính giá thành định mức theo số lượt phòng cho thuê thực tế.

Khoản mục

 CP

Phòng VIP Phòng loại 1 Phòng loại 2 Cộng
NVLTT 4100 23.828 26.422 54.350
NCTT 20.500 119.140 132.110 271.750
sxc 57.400 333.592 369.908 760.900
Tổng cộng 82.000 476.560 528.440 1.087.000

  

  

 Bài tập kế toán kinh doanh xuất nhập khẩu

 BÀI 1:

 I/ Tại một công ty sản xuất Z, trong năm sản xuất được 280.000 sp và tiêu thụ như sau:

 1) Trực tiếp bán lẻ 40.000 sp, giá bán gồm cả thuế GTGT: 71.500 đồng/sp.

 2) Bán cho cty TM trong nước 90.000 sp với giá bán gồm cả thuế GTGT là 68.200 đ/sp

 3) Bán cho siêu thị 20.000 sp, giá bán chưa có thuế GTGT 63.000 đồng/sp.

 4) Bán cho doanh nghiệp chế xuất 30.000 sp. Giá bán : 68.000 đồng/sp

 5) Xuất cho đại lý bán lẻ 40.000 sp, giá bán theo hợp đồng đại lý gồm cả thuế GTGT: 72.600 đ/sp. Cuối năm đại lý còn tồn kho 10.000 sp.

 6) Bán cho cty xuất nhập khẩu 30.000 sp, giá bán chưa có thuế GTGT là 64.000 đồng/sp.. trong đó có 1.000 sp không phù hợp quy cách so với hợp đồng, doanh nghiệp phải giảm giá bán 10%.

 7) Trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài 20.000 sp, gia bán theo điều kiện CIF là 75.000 đồng/sp. phí vận chuyển và bảo hiểm 2.000 đồng/sp.

 II/ Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong năm (chưa tính các khoản thuế)

 1) Nguyên vật liệu chính: xuất kho để sx sp 20.400 kg, giá xuất kho: 200.000 đồng/kg.

 2) Nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu khác: 1.520 triệu đồng.

 3) Tiền lương:

 – Bộ phận trực tiếp sản xuất: định mức tiền lương: 1,5 triệu đồng/lđ/tháng, định mức sx: 150 sp/ld/tháng.

 – Bộ phận quản lý: 352 triệu đồng.

 – Bộ phận bán hàng. 106 triệu đồng

 – Bộ phận phục vụ sản xuất: 200 triệu đồng

 4) KHTSCD: TSCD thuộc bộ phận sản xuất: 2.130 triệu đồng, bộ phận quản lý: 1012 triệu đồng, bộ phận bán hàng: 604 triệu đồng.

 5) Các chi phí khác:

 – Chi nộp thuế xuất khẩu.

 – Phí bảo hiểm và vận chuyển quốc tế.

 – Chi phí đồng phục cho công nhân sản xuất: 200 triệu đồng

 – Trả tiền quầy hàng thuộc bộ phận bán hàng: 105 triệu đồng.

 – Trả tiền vay ngân hàng: 1.015 triệu đồng.

 – Các chi phí khác còn lại: thuộc bộ phận sản xuất: 920 triệu đồng, trong đó chi phí về nghiên cứu chống ô nhiễm môi trường bằng nguồn vốn của cơ quan chủ quản của cấp trên: 90 triệu đồng.
thuộc bộ phận quản lý: 210 triệu đồng, trong đó nộp phạt do vi phạm hành chính về thuế: 3 triệu đồng.
– Dịch vụ mua vào sử dụng cho bộ phận quản lý: 126,5 triệu đồng

 – Thuộc bộ phận bán hàng: 132 triệu đồng.

 BIẾT RẰNG:

 1/ Thuế suấtt thuế XK 2%, TNDN: 28%, GTGT đối với sp 10%, thuế môn bài phải nộp cả năm: 3 triệu đồng.

 2/ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cho cả năm là: 524 triệu đồng.

 3/ Thu nhập chịu thuế khác: 12,6 triệu đồng

 Yêu cầu: Tính các thuế mà công ty Z phải nộp trong năm.

 GIẢI.

 1) Trực tiếp bán lẻ:

 DT: 40.000sp x [71.500 đ/sp/(1 + 10%)] = 2.600 (triệu đông)

 Thuế GTGT đầu ra: 2.600 x 10% = 260 (triệu đồng)

 2) Bán cho các công ty thương mại trong nước:

 DT: 90.000sp x [68.200 đ/sp/(1 + 10%)] = 5.580 (triệu đồng)

 Thuế GTGT đầu ra: 5.580 x 10% = 558 (triệu đồng)

 3) Bán cho siêu thị:

 DT 20.000sp x 63.000 đồng/sp = 1.260 (triệu đồng).

 Thuế GTGT đầu ra: 1.260 x 10% = 126 (tr đồng).

 4) Bán cho doanh nghiệp chế xuất:

 DT: 30.000 sp x 68.000 đồng/sp = 2.040 (triệu đồng).

 Thuế XK: 2.040 x 2% = 40,8 (triệu đồng).

 5) xuất chho đại lý bán lẻ:

 DT: 30.000sp x [72.600 đ/sp/(1 + 10%)] = 1.980 (tr đồng).

 Thuế GTGT đầu ra: 1.980 x 10% = 198 (triệu đồng).

 6) Bán cho cty xuất nhập khẩu:

 DT: (30.000sp x 64.000 đồng/sp) – (1.000sp x 64.000 đ/sp x 10%) = 1.913,6 (tr đồng).

 Thuế GTGT đầu ra: 1.913,6 x 10% = 191,36 (triệu đồng).

 7) Trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài:

 DT: 20.000sp x 75.000 đồng/sp = 1.500 (tr đồng).

 Thuế xuất khẩu: 20.000 sp x 73.000 đ/sp x 2% = 29,2 (tr đồng).

 Vậy:

 – Thuế XK phải nộp: 40,8 + 29,2 = 70 (triệu đồng).

 – Thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

 Thuế GTGT đầu ra = 260 + 558 + 126 + 198 + 191,36 = 1.333,36 (tr đồng)

 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 524 (tr đông)

 Thuế GTGT phải nộp = 1.333,36 – 524 = 809,36 (tr đồng)

 – Thuế TNDN phải nộp = thu nhập chịu thuế x thuế suất

 DT: 2.600 + 5.580 + 1.260 +2.040 + 1.980 + 1.913,6 + 1.500 = 16.873,6 (tr đồng)

 Chi phí để sản xuất 280.000 sp trong năm:

 NVL chính: 20.400kg x 200.000 đ/kg = 4.080 (tr đồng).
NVL phụ và NL khác : 1.520 (tr đồng).
Tiền lương: [(1,5/150) x 280.000] + 200 = 3.000 (tr đồng).
Khấu hao tài sản cố định: 2.130 (tr đồng).
Chi phí khác: 200 + 920 – 90) = 1.030 (tr đồng).
Chi phí để sản xuất 280.000sp trong năm: 4.080 + 1.520 + 3000 + 2.130 + 1.030 = 11.760 (tr đồng).

 Chi phí phí hợp lý cho 260.000 sp tiêu thụ:

[(11.760/280.000) x 260.000] + 352 + 106 +1.012 + 604 + 70 + (20.000sp x 0,002 trd/sp) + 105 + 1.015 + (210 – 3) + 126,5 + 132 + 3 = 14.692,5 (tr đồng)

 Thu nhập khác: 12,6 (tr đồng).

 Thuế TNDN phải nộp = (16.873,6 – 14.692,5 + 12,6) x 28% = 614,236 (tr đồng).

 BÀI 2:

 Tại một công ty sản xuất Thuận An, trong năm có các nghiệp vụ kt phát sinh như sau:

 I/ Tình hình mua tư liệu sản xuất:

 – Nhập khẩu 100.000 kg nguyên liệu A để sx bia lon, giá FOB quy ra tiền Việt Nam: 30.000 đ/kg, phí vận tải và bảo hiểm quốc tế chiếm 10% giá FOB.(cdcntt – tphcm)

 – Hàng hóa mua trong nước để phục vụ sản xuất kinh doanh với giá mua chưa thuế GTGT 1.5000 triệu đồng (tất cả đều có hóa đơn GTGT).

 – Dịch vụ mua trong nước để phục vụ sản xuất kinh doanh với giá mua chưa thuế GTGT 500 trđ (tất cả đều có hóa đơn GTGT)

 II/ tình hình sản xuất sản phẩm của công ty: trong năm công ty sản xuất được 100.000 thùng bia.

 III/ tình hình tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất: biết rằng giá vỏ được khấu trừ là 30.096 đồng/thùng (24 lon x 0,33 lít/lon x 3.800 đồng/lít = 30.096 đồng/thùng).

 – Bán cho cty thương mại 30.000 thùng bia với giá chưa thuế GTGT là 170.096 đ/thùng.

 – Giao cho các đại lý 40.000 thùng bia, với giá bán của đại lý theo hợp đồng với doanh nghiệp chưa thuế GTGT là 184.096 đ/thùng, hoa hồng đại lý 5% trên giá bán chưa thuế GTGT, trong kỳ các đại lý đã bán hết số hàng trên.

 – Bán sỉ cho các chợ 20.000 thùng bia với giá chưa thuế GTGT là 177.096 đ/thùng.

 IV/ Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong năm:

 – Xuất kho 80.000 kg nguyên liệu A đã mua ở trên để phục vụ trực tiếp sản xuất.

 – Hàng hóa mua trong nước xuất 80% để sử dụng vào sản xuất

 – Dịch vụ mua trong nước sử dụng 100% sử dụng vào sản xuất

 – Khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất: 620 triệu đồng

 – Tổng tiền lương ở bộ phận sản xuất: 1.540 triệu đồng.

 – Trả lãi tiền vay ngân hàng: 20 triệu đồng.

 – Chi phí hợp lý khác ở bộ phận sản xuất (bao gồm cả BHXH, BHYT, KPCĐ): 370 triệu đồng.

 – Phí, lệ phí, thuế môn bài và chi phí khác phục vụ quản lý: 3.450 triệu đồng.

 – Chi hoa hồng cho đại lý theo số sả phẩm thực tiêu thụ ở trên.

 – Các thuế phải nộp ở khâu bán hàng.

  

  

 tag: mối   giữa   nhất   khoán   bỏ   nghề   cân   mực   tô   xăng   pdf   ebook   giáo   du   lịch   dự   hướng   dẫn   khoa   vnua   luận   tiểu   ngôn   ngữ   nagoya   mã   ngành   nghệ   sáng   kiến   nghiệm   phần   mềm   thế   nào   ăn   uống   vai   trò   nhiệm   yếu   thiên   ưng   vàng   bạc   powerpoint   hối   la   gi   vé   máy   bay   đá   quý   cái   hơn   đòn   bẩy   đạo   đức   giấy   phép   đình   đăng   ký