Đạo đức nghề nghiệp là gì – Tìm hiểu quy tắc đạo đức nghề nghiệp của 1 số ngành nghề

Đạo đức nghề nghiệp là gì

 Không những trong sản phẩm, hoạt động mà cả trong kinh doanh, dịch vụ môi trường nữa, các dịch vụ môi trường cũng thường xuyên bị vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng, như hút bể phốt rồi xả bừa bãi ở các bãi trống, sông lớn, các xí nghiệp xả rác, nước thải ra sông  suối, mới nhất là vụ việc xả đầu thải vào suối ra Sông Đà

 Ngày nay cụm từ “Đạo đức nghề nghiệp” nên được nhắc thật nhiều để thức tỉnh một số đông người trong xã hội chúng ta ngày càng đánh mất nó. Vậy “ Đạo đức nghề nghiệp” là gì?

 Đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng để phát triển sự nghiệp. Nó quyết định khả năng tồn tại của bạn trong thị trường lao động. Đạo đức nghề nghiệp thể hiện ngay trong cách bạn phản ứng trước những tình huống trong cuộc sống công sở hàng ngày.

Đạo đức nghề nghiệ
Đạo đức nghề nghiệ

 Mỗi một nghề nghiệp thường có một chuẩn mực đạo đức riêng biệt. Mỗi một công ty lại có một chuẩn mực đạo đức phù hợp với văn hóa công ty đó. Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cơ bản, nhằm đảm bảo cho nghề nghiệp, sản phẩm của ngành nghề và công ty được xã hội trọng dụng, tôn vinh. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cũng vậy, nó có đặc thù riêng so với các ngành nghề khác trong xã hội.

 – Độc lập

 – Khách quan và chính trực

 – Bảo mật

 – Năng lực chuyên môn và tính thận trọng

 – Tư cách nghề nghiệp

 – Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn

 Một chuẩn mực đạo đức khác khuyến khích nâng cao đạo đức nghề nghiệp chính là chuẩn mực đạo đức. Chuẩn mực đạo đức đưa ra các tiêu chuẩn mà một người kế toán chuyên nghiệp phải có, bao gồm:

 – Liêm chính 

 – Khách quan 

 – Khả năng chuyên nghiệp và tận tâm 

 – Bảo mật 

 – Hành vi chuyên nghiệp 

 Những tiêu chuẩn trên nghe có vẻ nặng tính lý thuyết, do đó để hỗ trợ người đọc hiểu rõ hơn về các chuẩn mực đạo đức cũng như biết cách ứng dụng khi gặp phải một tình huống đạo đức khó xử, TRG sẽ cung cấp những tình huống mẫu (case studies) trong loạt các bài viết hàng tuần sắp tới về chủ đề này. Hãy theo dõi và cập nhật thông tin trên blog TRG thường xuyên và đừng bỏ lỡ các tình huống mẫu sắp tới.

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

 Quyết định Số: 201/QĐ-HĐLSTQ

 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/dich-vu-phap-ly/Quyet-dinh-201-QD-HDLSTQ-2019-Bo-Quy-tac-Dao-duc-va-Ung-xu-nghe-nghiep-luat-su-Viet-Nam-431221.aspx

Đạo đức nghề nghiệp giáo viên

 QUYẾT ĐỊNH Số: 16/2008/QĐ-BGDĐT

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán

 1. Liêm chính, độc lập và khách quan

 –        Liêm chính quy định từ đoạn 16 đến đoạn 22, quy định trong hoạt động kiểm toán, Kiểm toán viên Nhà nước (KTVNN) phải công minh, chính trực, thẳng thắn, trung thực để có chứng kiến rõ ràng; công bằng, tôn trọng sự thật, không thành kiến và thiên vị. Cần phải xem xét tất cả các yếu tố liên quan và các yếu tố trọng yếu để đảm bảo báo cáo kiểm toán bao gồm đầy đủ các thông tin quan trọng và cần thiết…

 –        Độc lập và khách quan quy định từ đoạn 23 đến đoạn 30, quy định trong hoạt động kiểm toán, KTVNN phải thật sự độc lập, khách quan không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần khi kiểm toán và đưa ra kết luận, kiến nghị kiểm toán. Độc lập với đơn vị được kiểm toán và nhóm lợi ích bên ngoài khác. Tính độc lập có nguy cơ bị ảnh hưởng do các yếu tố tư lợi, tự kiểm tra, tự bào chữa, quan hệ gia đình, quan hệ khác và đe dọa… cần phải đánh giá tính độc lập và khách quan để áp dụng các biện pháp bảo vệ, nhằm loại bỏ hoặc giảm nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được, có thể sử dụng hai biện pháp bảo vệ, đó là sử dụng biện pháp bảo vệ do pháp luật và chuẩn mực nghề nghiệp quy định và biện pháp bảo vệ tạo môi trường làm việc và các biện pháp, kỹ thuật cụ thể, nhằm loại bỏ các nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập của KTNN trong quá trình thực hiện kiểm toán…

 2. Trình độ, năng lực và kỹ năng chuyên môn

 –        Trình độ năng lực được quy định từ đoạn 31 đến đoạn 35, quy định KTVNN phải có trình độ, năng lực chuyên môn cần thiết theo quy định để đáp ứng nhiệm vụ kiểm toán được phân công; phải có sự hiểu biết về hiến pháp và pháp luật, các nguyên tắc và chuẩn mực điều chỉnh hoạt động của đơn vị được kiểm toán; hiểu rõ quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về kinh tế, tài chính công, về quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước; phải biết tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán, kế toán và quản lý tài chính, các quy trình và hướng dẫn thực hành theo yêu cầu của nhiệm vụ kiểm toán…

 –        Kỹ năng chuyên môn từ đoạn 36 đến đoạn 39, quy định khả năng vận dụng các kỹ năng chuyên môn phù hợp với sự đa dạng, phức tạp của nhiệm vụ được giao; phải có kỹ năng lập kế hoạch, chương trình kiểm toán; kỹ năng thu thập, phân tích thông tin, thu thập bằng chứng kiểm toán; kỹ năng lập báo cáo kiểm toán… thành thạo các phương pháp nghiệp vụ kiểm toán và có khả năng sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại trong hoạt động kiểm toán; KTVNN phải thường xuyên duy trì, cập nhật, bổ sung kiến thức và nâng cao trình độ để thực hiện thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn của kiểm toán trong môi trường pháp lý và tiến bộ khoa học kỹ thuật…

 3. Thận trọng nghề nghiệp và bảo mật

 –        Thận trọng nghề nghiệp từ đoạn 40 đến đoạn 44, quy định KTVNN trong hoạt động kiểm toán phải thận trọng, luôn có thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, luôn có ý thức có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu trong các giải trình, báo cáo của đơn vị được kiểm toán; KTVNN chỉ được tham gia vào các hoạt động kiểm toán mà bản thân có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết trong lĩnh vực đó, nếu xét thấy không đáp ứng đủ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết thì phải báo cáo cho người có thẩm quyền để xin rút khỏi cuộc kiểm toán hoặc yêu cầu sử dụng chuyên gia tư vấn…

 –        Bảo mật thông tin từ đoạn 45 đến đoạn 47, quy định KTVNN phải có trách nhiệm thực hiện theo các quy định của pháp luật về giữ bí mật Nhà nước, bí mật của đơn vị được kiểm toán về những thông tin mà KTVNN đã thu thập được trong hoạt động kiểm toán; không được tiết lộ thông tin dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được phép của cấp có thẩm quyển, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo quy định của pháp luật. Trường hợp, các cơ quan chức năng yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ điều tra thì trong phạm vi quyền hạn của mình, KTVNN có trách nhiệm hợp tác…

10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam

 Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

 Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật Bản quyền và các quy định của pháp luật ;Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác.

 Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi; Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.

 Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

 Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.

 Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật.

 Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

 Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.

 Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

 Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo.

 

  

  

  

 Tag: thuvienphapluat y vai trò khái niệm niem 7 mầm non dđạo dưỡng cntt ví dụ cán cấu 8