Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty

Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty

 Chi nhánh là đơn vị trực thuộc của công ty, chi nhánh của công ty có chức năng hoạt động kinh doanh. Công ty có thể mở chi nhánh trong phạm vi tỉnh, thành phố hoặc mở chi nhánh ở khác tỉnh, thành phố với nơi công ty có địa chỉ trụ sở. Luật DeHa xin hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh và cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh của doanh nghiệp như dưới đây:

 nhanh cong tại việt nam thương cơ thuế kiện thanh lap gia re lâp cty xklđ qua mạng thu tuc phép sư môn mới cách gì mtv nào những chuyển bảo vệ trung tâm ngoại ngữ

Thủ tục mở chi nhánh công ty

 Để mở chi nhánh công ty cần thực hiện theo thủ tục như sau:

 Hồ sơ mở chi nhánh công ty bao gồm:

  • Thông báo thành lập chi nhánh theo mẫu
  • Biên bản họp Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị công ty ( đối với công ty tnhh 2 thành viên trở lên/ công ty cổ phần )
  • Quyết định thành lập chi nhánh của Hội đồng thành viên/ Hội đồng quản trị công ty ( đối với công ty tnhh 2 thành viên trở lên/ công ty cổ phần )
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh
  • Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của người đứng đầu chi nhánh ( chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu )
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh

 Quy trình thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh của công ty

 Doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi chi nhánh có địa chỉ trụ sở. Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh cho doanh nghiệp.

 Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, trường hợp doanh nghiệp sử dụng mẫu con dấu riêng của chi nhánh , doanh nghiệp khắc dấu chi nhánh và gửi thông báo sử dụng mẫu con dấu của chi nhánh đến phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh có địa chỉ trụ sở.

 Lưu ý:  Thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài quý khách tham khảo bài viết: https://dvdn247.net/thanh-lap-chi-nhanh-cua-cong-ty-nuoc-ngoai/

DỊCH VỤ THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY

 Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung cấp các dịch vụ về doanh nghiệp, Luật DeHa xin gửi tới Quý doanh nghiệp dịch vụ thành lập chi nhánh công ty uy tín. Quý doanh nghiệp có nhu cầu thành lập chi nhánh hãy liên hệ trực tiếp với Luật DeHa để được tư vấn và cung cấp các dịch vụ về doanh nghiệp.

Một số câu hỏi liên quan đến mở chi nhánh

 Nên thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh ?

 Địa điểm kinh doanh và chi nhánh đều là đơn vị trực thuộc của công ty, có chức năng kinh doanh. Địa điểm kinh doanh thường được doanh nghiệp lựa chọn khi muốn có thêm địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở vì địa điểm kinh doanh hạch toán phụ thuộc với doanh nghiệp. Chi nhánh thường được doanh nghiệp lựa chọn khi muốn có địa điểm kinh doanh ở tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp có trụ sở. Chi nhánh có thể hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập với doanh nghiệp, chi nhánh được sử dụng con dấu riêng và phát hành hóa đơn của chi nhánh. Chi nhánh có thể thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

 Do đó, tùy thuộc nhu cầu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp lựa chọn địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh phù hợp.

 Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện

 Văn phòng đại diện và chi nhánh là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, chi nhánh có chức năng hoạt động kinh doanh. Chi nhánh có thể hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập với doanh nghiệp, chi nhánh được sử dụng con dấu riêng và phát hành hóa đơn của chi nhánh. Chi nhánh có thể thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

 Văn phòng đại diện thực hiện các công việc theo ủy quyền của công ty. Thông thường văn phòng đại diện sẽ thực hiện chức năng giao dịch và tiếp thị về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

 Do đó, doanh nghiệp lựa chọn thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện phụ thuộc vào mục đích của đơn vị đó mà doanh nghiệp mong muốn.

 Nên thành lập công ty con hay chi nhánh

 Điều 189 Luật doanh nghiệp quy định về Công ty mẹ, công ty con như sau:

 1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

 b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

 c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

 2. Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

 3. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.

 Khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 Quy định về chi nhánh như sau:

 1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

 Chi nhánh là đơn vị trực thuộc công ty còn công ty con là công ty thuộc một trong các trường hợp trên. Do đó, nếu như doanh nghiệp muốn có một pháp nhân để kinh doanh độc lập, chịu trách nhiệm độc lập với doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập công ty con. Nếu doanh nghiệp muốn có đơn vị trực thuộc để tiến hành hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp thành lập chi nhánh.