Điểm Mặt Các Hạn Chế Của Từng Loại Hình Doanh Nghiệp

 I. Hạn chế của công ty tnhh 1 thành viên

 việc không được phát hành cổ phần thì đã phần nào hạn chế đi khả năng huy động vốn của công ty TNHH một thành viên.

 II. Hạn chế của công ty nhà nước

 – Các doanh nghiệp nhà nước không năng động sáng tạo vì các doanh nghiệp chỉ thụ động trong sản xuất, mọi quyền quyết định đều thuộc quản lí cấp trên. Lợi nhuận có được cũng thuộc về nhà nước, các doanh nghiệp chỉ được hưởng mức lương ấn định. Đây chính là nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước.

 – Nhân sự các công ty nhà nước đôi khi không có sự năng động, và tính cạnh tranh công việc cao như doanh nghiệp ngoài nhà nước. điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của chính doanh nghiệp nhà nước.

 III. Hạn chế của công ty liên doanh

 Do tiếp cận một thị trường mới lên rất khó để hội nhập vào chiến lược kinh doanh toàn cầu. Trong đó doanh nghiệp khó tránh khỏi là sự chuyển giá, nguồn xuất khẩu, hỗ trợ chi nhánh công ty tại quốc gia khác.

 Với xu hướng chuyển đến hệ thống quản lý tiền tệ toàn cầu, phải thông qua một quy trung ương, do đó sẽ dẫn đến mâu thuẫn các đối tác với nhau, công ty mẹ áp đặt giới hạn…;

 Có thể mục tiêu của các đối tác liên doanh khác nhau từ đó trở lên mâu thuẫn. Các đối tác có thể bị thay đổi theo thời gian hay khi thành lập chi nhánh do công ty sở hữu toàn bộ thay thế cho liên doanh để tiếp cận thị trường diễn ra với đối tác công ty đa quốc gia.

 Vấn đề liên quan đến cơ cấu quản lý và nhân số của liên doanh.

 Nhiều liên doanh thất bại vì mâu thuẫn về lợi tức thuế giữa các bên tham gia.

 IV. Hạn chế của công ty đa quốc gia

 Thứ nhất là rủi ro về sự khác biệt cấu trúc xã hội

 Thứ hai là những rủi ro về sự khác biệt hệ thống triết lý chính trị

 Thứ ba là những rủi ro về hệ thống triết lý kinh tế

 Thứ tư là những rủi ro về sự khác biệt giáo dục

 Thứ năm là những rủi ro về sự khác biệt ngôn ngữ

 V. Những hạn chế của công ty gia đình

 “Sếp” ở trong nhà và “sếp” ở công ty

 Hổ phụ sinh… khuyển tử – cha truyền con nối

 Mất các nhân viên giao dịch không thuộc gia đình

 Cân bằng trong ứng xử người thương – công việc là khó

 Các mâu thuẫn trong gia đình

 Nâng đỡ vì máu mủ

 VI. Các hạn chế đối với công ty chứng khoán

 1. Tại thời điểm hiện nay, cơ sở hạ tầng của thị trường chứng khoán nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng còn khá lạc hậu, thiếu đồng bộ và có thể nói là chưa an toàn. Với bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào về giải pháp kỹ thuật hay phương thức trong giao dịch đều sẽ có những ảnh hưởng đến việc quản lý giao dịch tại các công ty chứng khoán. Nếu đầu tư công nghệ không được xây dựng một cách đồng bộ thì khả năng tích hợp giữa các công ty chứng khoán với Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ nảy sinh nhiều vấn đề.

 2. Nhân sự đang là bài toán khó đối với các công ty chứng khoán. Cả nước hiện chỉ có khoảng 300 nhà môi giới trong các công ty chứng khoán nhưng phải phụ trách một số lượng vốn rất lớn. Bình quân mỗi nhà môi giới phụ trách đến 500 tỉ đồng và số lượng vốn đang không ngừng tăng lên nên họ làm không xuể. Không chỉ thiếu về số lượng, nghiệp vụ tư vấn còn rất hạn chế khiến cho hoạt động này hiện nay là không đáng kể.

 Một chuyên gia trong ngành cho biết một số công ty chứng khoán liên tục bị mất người do các nhân viên có tay nghề bỏ đi đầu quân nơi khác có thu nhập cao hơn. Nếu trước đây các công ty chứng khoán khi tuyển chuyên viên phân tích tài chính luôn đòi hỏi ứng viên phải có khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp tốt và có kinh nghiệm tối thiểu một năm, thì nay những yêu cầu không còn khắc nghiệt như trước, thậm chí phải chấp nhận tuyển người vừa học vừa làm. Kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gần đây cho thấy tại công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương có 13 trong tổng số 22 nhân viên kinh doanh chứng khoán chưa được cấp chứng chỉ hành nghề. Tình hình cũng tương tự tại công ty chứng khoán Sài Gòn.

 3. Hoạt động sôi nổi của thị trường chứng khoán khoảng một năm trở lại đây cho thấy các công ty chứng khoán trong vai trò trung gian đang chứng tỏ đây là những cỗ máy kiếm tiền hiệu quả nhất trong ngành tài chính mới nổi tại Việt Nam.

 Bảng công bố nhanh kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán như SSI, ACBS, BSC, VCBS, BVSC… luôn làm giới tài chính giật mình. Cụ thể như qua tổng kết năm 2006, SSI dẫn đầu với doanh thu 378 tỉ đồng (trong đó lợi nhuận sau thuế lên đến 242 tỉ đồng), kế đến là VCBS có doanh thu 234 tỉ đồng (lợi nhuận 108,8 tỉ đồng), BSC với doanh thu 200 tỉ đồng (lợi nhuận trước thuế 65 tỉ đồng) hay ACBS đạt doanh thu 113 tỉ đồng (lợi nhuận trước thuế 84 tỉ đồng)…

 Một trong những nguồn thu lớn nhất của các công ty chứng khoán đến từ phí dịch vụ môi giới, hiện đang được tính ở mức 0,2-0,3% tổng giá trị giao dịch của các nhà đầu tư (cá biệt có công ty thu đến 0,5% một lượt giao dịch). Nếu tính trung bình thị trường TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đạt tổng giá trị giao dịch hơn 1.000 tỉ đồng/phiên thì cứ mỗi phiên số tiền ấy phải lên đến khoảng từ hai đến ba tỉ đồng. Điều này giải thích tại sao số hồ sơ công ty chứng khoán xin cấp phép ngày càng nhiều tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

 Một số công ty chứng khoán cũng đang giàu lên chủ yếu qua mảng tự doanh nhờ lợi thế thường xuyên được tiếp cận với các thông tin “nhạy cảm” từ các quỹ đầu tư nước ngoài cũng như các công ty niêm yết và chuẩn bị niêm yết. Đặc biệt, khi các đơn vị này đặt lệnh mua bán thì chính các công ty chứng khoán được biết đầu tiên và một số công ty cũng đặt lệnh theo cho mình. Hành vi này được xem là bất hợp pháp nhưng hiện vẫn chưa được kiểm soát trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

 4. Nhiều công ty chứng khoán liên tục vi phạm các quy định về giao dịch. Cụ thể là cách đây chưa lâu Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã cảnh báo các công ty chứng khoán Tràng An, Habubank, SBS, ACBS, BVSC và Đệ Nhất vì đại diện giao dịch của các công ty này thực hiện hủy lệnh giao dịch trong cùng đợt khớp lệnh.

 Do đây là một lỗi khá nghiêm trọng nên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã khẳng định trong trường hợp tái phạm sẽ đình chỉ tư cách đại diện giao dịch của các nhân viên vi phạm này.

 5. Hệ thống công nghệ thông tin của các công ty chứng khoán đang là một trở ngại lớn đối với sự phát triển của chính họ. Theo tính toán của một chuyên gia trong ngành, để có hệ thống giao dịch đạt chuẩn, một công ty chứng khoán có quy mô 100 nhân viên phải đầu tư khoảng hai triệu USD vào phần mềm, cộng với một triệu USD cho các khoản đầu tư đồng bộ khác và chừng 500.000 USD cho vốn lưu động. Điều này có nghĩa một công ty chứng khoán phải có ít nhất trong tay hơn ba triệu USD mới có thể tính đến chuyện làm ăn lớn. Vậy mà hầu hết các công ty chứng khoán hiện nay chỉ đầu tư chừng vài chục ngàn USD vào hệ thống công nghệ thông tin. Sự bất cập này bộc lộ qua việc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã buộc phải tạm hoãn việc giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ vì một số công ty thành viên không đáp ứng được yêu cầu

  

  

  

  

  

  

 Tag: vietnamwork danh sữa vinamilk honda du lịch dược thi đóng lần biến (vmep) phẩm tiến tuấn khí hoàng lâm thiết điện omega canadian solar fuji juyoun cột thép đông anh eba bơm ts citizen sơn hòa vima skylink 3c phú xnk âu adesign alpha tech atech a k b thiên bảo auwin thắng xác kim côn ttp hoa sen khang thịnh hải dương vn mtv cie tân axuzu cm d y-vina cty (ttp) dụng phòng ping hongyuan hong yuan hưng văn khuôn mẫu khánh lg lạnh xuân trí quyên ngọc nhật dv robot 3t stv solic vàng tây đô thanh t&t cường thiện phước zeon vạn tuyen dung đức xe tùng luật 2014 ưu mst la robot3t & t mec khuyết loại