Giáo dục nghề nghiệp là gì – Tìm hiểu về giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục nghề nghiệp là gì

 Giáo dục nghề nghiệp chính là một bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục đích của giáo dục nghề nghiệp đó chính là đào tạo các trình độ cho người lao động từ trình độ sơ cấp, trung cấp đến cao đẳng, và thực hiện nhiều chương trình đào tạo nghề khác để có thể đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu nhất về nhân lực cung ứng cho các hoạt động kinh doanh, sản xuất, hoạt động của ngành dịch vụ. Giáo dục nghề nghiệp được đào tạo theo hai hình thức đó là thường xuyên và chính quy.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

 Theo quy định pháp luật hiện hành thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, và trường cao đẳng. Trong đó, giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

 Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:

 – Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

 – Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

 – Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

 Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

 a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;

 b) Trường trung cấp;

 c) Trường cao đẳng.

 Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:

 a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

 b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;

 c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Giáo dục nghề nghiệp: ‘Cuộc đua’ không công bằng

 “Hiện nay GDNN bị tách rời ra khỏi hệ thống giáo dục cả nước. Ngay cả tuyển sinh, GDNN tuyển sinh khó, phải chạy vạy. Các trường phải đi đây đi đó tìm cách lôi kéo sinh viên nghề. Dữ liệu các em học sinh phổ thông tốt nghiệp đăng ký, Bộ GD-ĐT cũng làm riêng, hệ thống GDNN làm riêng, không chia sẻ cơ sở dữ liệu. Chương trình đào tạo chạy riêng rẽ, như hai đường thẳng song song, làm sao chúng ta liên kết với nhau được?” – ông Dũng chia sẻ.

 Về đào tạo giáo viên, lại xảy ra tình trạng chia cắt theo từng hệ thống: có 6 trường đại học sư phạm kỹ thuật thì 3 trường trực thuộc Bộ GD-ĐT, ba trường trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH.

 “Hiện nay ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM không đào tạo giáo viên dạy nghề, GDNN nữa. Vì sao? Chỉ vì một yếu tố mà không có thì những người ủng hộ tài chính không ủng hộ GDNN, bảo không cung cấp kinh phí. Đó là các ngành nghề của trường không có trong danh mục trường sư phạm.

 Ví dụ chúng tôi đào tạo giáo viên dạy nghề ô tô, cơ khí mà họ bảo không có, nên bắt buộc chúng tôi phải bỏ. Trường đầu ngành, đầu tiên của đất nước đào tạo giáo viên dạy nghề mà phải từ bỏ đào tạo giáo viên dạy nghề, thử hỏi cách hiểu của các bộ, ban, ngành liên quan có cơ chế chính sách như vậy, hỏi đâu có sự phát triển của GDNN được?”- ông Dũng trao đổi.

 

  

  

  

  

  

 Tag: số 74/2014/qh13 2017 2014 năm 2015 mới 2016 2019 07/2017/tt-blđtbxh việc hiệp tác việt nam 2018 thuvienphapluat đề nghiên cứu khoa quản lý viện báo cáo tự kiểm chất lượng ngày 27 tháng 11 bối cảnh luaật tổng cuục giảng toàn năng nhiệm hỗ trợ nông ty tnhh tây nguyên hướng dẫn giaáo