Hạch toán kế toán là gì – Đặc điểm của hạch toán kế toán

Hạch toán kế toán là gì

 –  Hạch toán kế toán ( còn gọi là kế toán ) là một môn khoa học phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở tất cả cá doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và các cơ quan.

Đặc điểm của hạch toán kế toán

 – So với hạch toán nghiệp vụ và hạch toán thống kê, hạch toán kế toán có những đặc điểm sau:

 hạch toán kế toán là  phản ánh lại và giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả các loại vật tư, tiền vốn va mọi mặt kinh tế. Về thực chất, hạch toán kế toán nghiên cứu vốn kinh doanh (dưới góc độ tài sản và nguồn vốn ) và quá trình vận động của vốn trong các tổ chức, các đơn vị. Nhờ đó mà hạch toán kế toán thực hiện được sự giám đốc liên tục cả nước, trong và sau quá trình sản xuất kinh doanh.

 + hạch toán kế toán sử dụng cả ba loại thước đo, trong đó thước đo tiền tệ được coi là chủ yếu. Nghĩa là trong kế toán, mọi nghiệp vụ kinh tế đều được ghi chép theo giá trị và được thể hiện thông qua tiền. Nhờ đó mà hạch toán kế toán cung cấp được các chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho việc giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế – tài chính.

 + hạch toán kế toán sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học như chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp – cân đối kế toán. Trong đó phương pháp lập chứng từ kế toán là hạch toán là bước đầu tiên và bắt buộc phải có đối với mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhờ đó, số liệu do kế toán cung cấp bảo đảm nhằm phản ánh được tính chính xác và có cơ sở pháp lý vững chắc.

 + như vậy, hạch toán kế toán là khoa học thu nhận, xử lý cung cấp thông tin về tình hình vốn, sự vận động của vốn trong các đơn vị, các tổ chức bằng hệ thống phương pháp khoa học của kế toán.

 * Thông tin hạch toán kế toán có những đặc điểm nổi bật sau:

 – Thông tin hạch toán kế toán là những thông tin động về tuần hoàn của vốn. Trong doanh nghiệp, toàn bộ bức tranh về quá trình sản xuất kinh doanh từ bước đầu tiên là cung cấp vật tư cho sản xuất, qua bước sản xuất đến bước cuối cùng là tiêu thụ đều được phản ánh thật đầy đủ và sinh động qua thông tin kế toán.

 – Thông tin hạch toán kế toán luôn là những thông tin về hai mặt của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình : tài sản và nguồn vốn, tăng và giảm, chi phí và kết quả,.. Những thông tin này có ý nghĩa rất lớn đối với việc ứng dụng hạch toán kinh doanh. Với nội dung cơ bản là độc lập về tài chính, lấy thu bù chi, kích thích vật chất và trách nhiệm vật chất…

 – Mỗi thông tin thu được đều là kết quả của quá trình có tính hai mặt: thông tin và kiểm tra. Do đó, khi nói đến hạch toán kế toán cũng như thông tin thu được từ phân hệ này đều không thể tách rời hai đặc trưng cơ bản nhất là thông tin và kiểm tra

Phân loại các phương pháp hạch toán kế toán

  1. Chứng từ: Phương pháp chứng từ là một phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành và các nghiệp vụ kinh tế.
  2. Đối ứng tài khoản: Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động của vốn kinh doanh theo từng loại hoặc từng bộ phận của vốn.
  3. Tính giá: Phương pháp tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về chi phí trực tiếp và gián tiếp cho từng loại hoạt động, từng loại hàng hóa (kể cả vật liệu, tài sản, sản phẩm và lao vụ).
  4. Tổng hợp – cân đối kế toán: Phương pháp tổng hợp – cân đối phương pháp khái quát tình hình vốn kinh doanh và kết quả kinh doanh của đơn vị hạch toán qua từng thời kỳ nhất định.

Việc vận dụng các phương pháp hạch toán kế toán

 Trong thực tiễn công tác, tùy thuộc vào trình độ của cán bộ và phương tiện tính toán cũng như yêu cầu quản lý, cách vận dụng các phương pháp hạch toán kế toán trên cũng khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức biểu hiện cơ bản của các phương pháp có tính ổn định tương đối và có sự kết hợp trong mối quan hệ phụ thuộc giữa các yếu tố của cả hệ thống phương pháp.

Mối quan hệ giữa các phương pháp hạch toán kế toán

 Mỗi phương pháp có vị trí, chức năng nhất định song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống phương pháp hạch toán kế toán. Do đó, trong công tác kế toán, các phương pháp này được sử dụng một cách tổng hợp, đồng bộ.

  1. Phương pháp Tổng hợp – cân đối kế toán được sử dụng trong quản lý kinh tế, khi muốn có những thông tin tổng hợp hay bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  2. Tuy nhiên, kế toán chỉ có thể Tổng hợp – cân đối được trên cơ sở vận dụng mối quan hệ Đối ứng tài khoản để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế vào các tài khoản kế toán.
  3. Việc ghi chép vào tài khoản kế toán lại yêu cầu phải Tính giá các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh.
  4. Song, muốn tính giá và ghi chép vào các tài khoản kế toán chính xác, đòi hỏi phải có những Chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ sao chụp nguyên hình các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và là cơ sở pháp lý để làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Bài tập hạch toán kế toán

Bài tập kế toán tài chính 1 – hạch toán kết chuyển doanh thu, chi phí – bài 1 – có lời giải chi tiết

 Để xác định được lãi, lỗ của doanh nghiệp thì đòi hỏi các bạn phải xác định doanh thu, chi phí 1 cách chính xác. Bài viết Kế toán Việt Hưng chia sẻ: Bài tập kế toán tài chính 1 – hạch toán kết chuyển doanh thu, chi phí – bài 1 sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc.

Đề bài

 Tại một Công ty M tính thuế GTGT khấu trừ, thuế suất GTGT 10%, trong tháng 12 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau.

 Giả định đầu tháng 12 các tài khoản có số dư hợp lý:

1. Ngày 5/12

 Công ty xuất kho hàng hóa gửi đi cho Công ty X theo hình thức chuyển hàng  trị  giá hàng hóa thực tế  xuất kho 500.000.000đ, giá bán chưa thuế 600.000.000đ, bên mua chưa nhận được hàng.

2. Ngày 7/12

 Công ty xuất hàng bán ngay tại kho, trị giá hàng hóa thực tế  xuất kho 500.000.000đ, giá bán chưa thuế 600.000.000đ, bên mua nhận hàng trả ngay bằng tiền mặt.

3. Ngày 8/12

 Công ty đồng ý trừ chiết khấu thương mại tháng trước cho người mua Z là 250.000đ, công ty trừ vào nợ tiền hàng.

4. Ngày 10/12

 Công ty đồng ý cho người mua trả lại lô hàng đã bán ở tháng trước theo giá bán chưa thuế  260.000.000đ  và thuế  giá trị  gia tăng 26.000.000đ, giá mua 200.000.000đ lô hàng này người mua đã trả tiền. Hàng trả lại còn gởi bên mua.

5. Ngày 11/12

 Công ty nhận được giấy báo của Công ty X đã nhận được lô hàng gửi đi ngày 5/12, kèm theo biên bản thiếu một số  hàng  theo giá bán chưa thuế 20.000.000đ, giá mua 18.000.000đ, chưa rõ nguyên nhân. Công ty X đồng ý mua theo số thực tế, tiền chưa thanh toán .

6. Ngày 16/12

 Công ty xuất kho hàng hóa gửi đi cho Công ty Y theo hình thức chuyển hàng , trị  giá hàng hóa thực tế  xuất kho 700.000.000đ, giá bán chưa thuế 900.000.000đ, bên mua chưa nhận được hàng.

7. Ngày 17/12

 Công ty mua hàng HTX và đã bán thẳng cho Công ty N trị giá mua chưa thuế 200.000.000đ, trị giá bán chưa thuế 370.000.000đ, tiền mua và bán chưa thanh toán.

8. Ngày 19/12

 Công ty nhận được giấy báo của Công ty Y đã nhận được lô hàng gửi đi ngày 16/12, kèm theo biên bản thừa một số hàng theo giá bán chưa thuế 100.000đ, giá mua 80.000đ, chưa rõ nguyên nhân. Công ty Y đồng ý mua hàng theo hóa đơn, tiền chưa thanh toán. Hàng thừa công ty Y giữ hộ cho bên bán.

9. Ngày 22/12

 Công ty xuất kho bánh ngọt, nước ngọt phục vụ cho tổng kết năm của hoạt động công đoàn công ty, giá bán chưa thuế là 200.000đ, giá vốn là 160.000đ.

10. Ngày 24/12

 Xuất kho hàng hóa làm từ thiện có giá mua 4.000.000đ, giá bán chưa thuế 5.000.000đ do quỹ phúc lợi tài trợ.

11. Ngày 25/12

 Công ty xuất kho hàng để thưởng cho nhân viên quảng cáo bán hàng, giá bán chưa thuế là 100.000đ, giá vốn là 80.000đ.

Yêu cầu:

 1. Ghi nhận các bút toán phát sinh trên

 2. Tính và lập bút toán kết chuyển Doanh thu bán hàng thuần vào cuối kỳ.

 3. Tính và lập bút toán kết chuyền Giá vốn hàng bán vào cuối kỳ.

Bài giải

 1.

 Nợ TK 157:   500.000.000

 Có TK 156:   500.000.000

 2.

 Nợ TK 632:   500.000.000

 Có TK 156:   500.000.000

 Nợ TK 111:   660.000.000

 Có TK 511:   600.000.000

 Có TK 3331:   60.000.000

 3.

 Nợ TK 331:           250.000

 Có TK 521:           250.000

 4.

 Nợ TK 531:   260.000.000

 Nợ TK 333:     26.000.000

 Có TK 111:    286.000.000

 Nợ TK 1388: 200.000.000

 Có TK 632:   200.000.000

 5.

 Nợ TK 632:   482.000.000   = 500.000.000 – 18.000.000

 Có TK 157:   482.000.000

 Nợ TK 1381:   18.000.000

 Có TK 157:     18.000.000

 Nợ TK 131:   638.000.000

 Có TK 511:    580.000.000   = 600.000.000 – 20.000.000

 Có TK 333:     58.000.000

 6.

 Nợ TK 157:   700.000.000

 Có TK 156:   700.000.000

 7.

 Nợ TK 131:   407.000.000

 Có TK 511:    370.000.000

 Có TK 333:      37.000.000

 Nợ TK 632:   200.000.000

 Nợ TK 133:     20.000.000

 Có TK 331:   220.000.000

 8.

 Nợ TK 632:   700.000.000

 Có TK 157:   700.000.000

 Nợ TK 1388:   80.000.000

 Có TK 3381:   80.000.000

 Nợ TK 131:  990.000.000

 Có TK 511:  900.000.000

 Có TK 333:    90.000.000

 9.

 Nợ TK 632:       160.000

 Có TK 156:       160.000

 Nợ TK 642:       220.000

 Có TK 512:        200.000

 Có TK 3331:        20.000

 10.

 Nợ TK 632:      4.000.000

 Có TK 156:       4.000.000

 Nợ TK 4312:     5.500.000

 Có TK 512:        5.000.000

 Có TK 3331:         500.000

 11.

 Nợ TK 632:             80.000

 Có TK 156:              80.000

 Nợ TK 4311:           110.000

 Có TK 512:             100.000

 Có TK 3331:             10.000

Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần vào cuối kỳ:

 Nợ TK 511:      510.000.000

 Có TK 531:      260.000.000

 Có TK 521:      250.000.000

 Nợ TK 511:   1.940.000.000

 Nợ TK 512:          5.300.000   = 5.000.000 + 100.000 + 200.000

 Có TK 911:   1.945.300.000

Kết chuyển giá vốn hàng bán vào cuối kỳ:

 Nợ TK 911:   1.886.240.000

 Có TK 632:   1.886.240.000

Bài tập kế toán tài chính 2 – Hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh – Có lời giải chi tiết

 Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ với các bạn: Bài tập kế toán tài chính 1 – Hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh – Có lời giải chi tiết

Đề bài:

 Công ty bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, thuộc đối tượng tính thuế GTGT 10% theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Trong kỳ có các tài liêu:

Hàng tồn đầu kỳ:

   Tồn tại kho:  1.000 đơn vị   (trị giá 10.000.000đ)

   Tồn tại quầy:   500 đơn vị   (trị giá 5.000.000đ, giá bán lẻ chưa thuế 15.000đ/đơn vị)

 1. Nhập kho hàng hóa mua từ nhà sản xuất 9.000 đơn vị chưa trả tiền. Giá mua chưa thuế GTGT 120.000.000đ.

 2. Xuất kho hàng giao quầy bán lẻ 7.000 đơn vị.

 3. Tổng hợp hóa đơn bán lẻ trong kỳ 6.000 đơn vị, đã bán thu tiền mặt. Giá bán lẻ chưa thuế  20.000đ/đơn vị. Tổng hợp phiếu nộp tiền bán hàng trong kỳ: 132.000.000đ.

 4. Cuối kỳ kiểm hàng tại quầy, số hàng tồn kho là 1.480 đơn vị. Hàng thiếu, nhân viên bán hàng phải bồi thường theo giá bán có thuế.

 Bảng tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (đv tính: đồng)

 Yếu tố chi phí  Phục vụ bán hàng  Phục vụ quản lý

 Lương 10.000.000  5.000.000

 BHYT, BHXH, KPCĐ  1.900.000  950.000

 Vật liệu bao gói hàng  2.520.000  –

 Khấu hao  5.000.000  1.500.000

 Dịch vụ mua ngoài  4.380.000  6.250.000

 Chi bằng tiền mặt  3.500.000  7.500.000

 Cộng  27.300.000  21.200.000

Yêu cầu:

 Ghi nhận các bút toán phản ánh tình hình mua hàng, bán hàng và xác định lợi nhuận trước thuế.

Bài giải:

 Giá xuất kho bình quân cuối kỳ:

 12.857 = 10.000.000 + 5.000.000 + 120.000.000

 1.000 + 500 + 9.000

 Nợ TK 156:       120.000.000

 Nợ TK 133:         12.000.000

 Có TK 331:       132.000.000

 2.

 Nợ TK 156 (Q):   89.999.000   = 7.000 x 12.857

 Có TK 156 (K):    89.999.000

 3.

 Nợ TK 632:         77.142.000   = 6.000 x 12.857

 Có TK 156 (Q):   77.142.000

 Nợ TK 111:       132.000.000

 Có TK 511:       120.000.000

 Có TK 333:        12.000.000

 4.

 Nợ TK 632:            257.140 = (1500 – 1480) x 12.857

 Có TK 156 (Q):      257.140

 Nợ TK 1388:          440.000 = 20 x 22.000

 Có TK 632:            257.140

 Có TK 711:            182.860

 5.

 Nợ TK 641:       10.000.000

 Nợ TK 642:         5.000.000

 Có TK 334:       15.000.000

 Nợ TK 641:        1.900.000

 Nợ TK 642:           950.000

 Có TK 338:        2.850.000

 Nợ TK 641:        2.520.000

 Có TK 331:        2.520.000

 Nợ TK 641:        5.000.000

 Nợ TK 642:        1.500.000

 Có TK 214:        6.500.000

 Nợ TK 641:        4.380.000

 Nợ TK 642:        6.250.000

 Có TK 331:      10.630.000

 Nợ TK 641:       3.500.000

 Nợ TK 642:       7.500.000

 Có TK 111:      11.000.000

 Kết chuyển:

 Nợ TK 511:   120.000.000

 Có TK 911:   120.000.000

 Nợ TK 911:   125.642.000

 Có TK 632:     77.142.000

 Có TK 641:     27.300.000

 Có TK 642:     21.200.000

 Nợ TK 711:          182.860

 Có TK 911:          182.860

 Kết chuyển lỗ:

 Nợ TK 421:      5.459.140

 Có TK 911:      5.459.140

 

 

  

  

  

 Tag: tt107 spa hướng dẫn quyết 19 vấn thiết thuyết lời thất con dược quy