hiến pháp mỹ được làm ra như thế nào

 Hiến pháp mỹ được làm ra như thế nào

Hiến pháp Hoa Kỳ là bộ luật tối cao của Hoa Kỳ được soạn thảo ngày 17 tháng 9 năm 1787, dựa trên tư tưởng tam quyền phân lập giữa nhánh lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Tổng thống) và tư pháp (Tòa án) do Montesquieu, triết gia người Pháp đề xướng. Nó được phê chuẩn sau các cuộc hội nghị tại 13 tiểu bang đầu tiên.
Cùng với Tuyên ngôn Độc lập viết năm 1776, bản hiến pháp này đã thể hiện tinh thần khoa học, tiến bộ và nhân bản của người Mỹ trong việc xây dựng nhà nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới trong lịch sử cận đại. Nó đã tạo ra một chính quyền thống nhất và tập trung hơn chính quyền dưới Những Điều khoản Liên hiệp.
Hiến pháp Hoa Kỳ là bản hiến pháp lâu đời nhất và nổi tiếng nhất với trên 200 năm lịch sử. Từ khi được hiệu lực năm 1789, nó đã được tham khảo nhiều lần để làm mô hình cho các hiến pháp của những quốc gia khác. Thủ tướng Vương quốc Anh William Ewart Gladstone (1809 – 1898) đã miêu tả Hiến pháp này là “tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và mục đích của con người”.

 Tại sao hiến pháp mỹ không thay đổi

Lịch sử
Sau Chiến tranh Cách mạng, 13 thuộc địa của Anh đầu tiên tạo ra chính quyền trung ương với quyền lực thấp kém dưới Những Điều khoản Liên hiệp, với Quốc hội là cơ quan duy nhất. Lúc ấy, Quốc hội không có quyền đánh thuế, và vì không có cơ quan hành pháp và tư pháp, Quốc hội phải dựa vào các chính quyền tiểu bang để thi hành các luật lệ được phê chuẩn. Các chính quyền này đôi khi không thi hành các luật lệ đó. Hơn nữa, Quốc hội không có quyền cao hơn các bang trong việc thuế quan giữa các bang. Các Điều khoản cần có sự đồng thuận nhất trí từ các bang trước khi được sửa đổi và quyền của các bang thường được xem trọng hơn là quyền liên bang. Nhiều đại biểu Quốc hội lại thường xuyên vắng mặt, cho nên Quốc hội thường không làm được gì vì không đủ người.
Tháng 9 năm 1786, các ủy viên từ 5 tiểu bang họp tại Hội nghị Annapolis để bàn thảo về việc tu sửa Những Điều khoản Liên hiệp để cải tiến thương mại. Họ mời các đại biểu từ các tiểu bang khác đến Philadelphia, Pennsylvania để bàn thảo các cách cải tiến Chính phủ liên bang. Sau khi thảo luận, hội nghị này phê chuẩn một dự án để sửa đổi Những Điều khoản Liên hiệp ngày 21 tháng 2 năm 1787. 12 tiểu bang (trừ Rhode Island) nhận lời mời và gửi các đại biểu vào tháng 5 năm 1787. Mục đích tổ chức hội nghị này là để đề xuất các tu chính án vào Những Điều khoản Liên hiệp, nhưng Hội nghị đã đổi ý và bắt đầu việc phác thảo một hiến pháp. Họ biểu quyết giữ bí mật các cuộc bàn cãi và tiến hành việc tạo ra một chính quyền mới. Kết quả của Hội nghị này là một hiến pháp phác thảo, chỉ cần sự phê chuẩn của 9 tiểu bang để thành hiệu lực. Một số người lúc đó đã phản đối các hành động của hội nghị vì họ đã làm nhiều hơn những việc họ được ủy thác. Ngày 17 tháng 9 năm 1787, bản hiến pháp được hoàn tất tại Philadelphia, và chính phủ mới được thành lập vào ngày 4 tháng 3 năm 1789, sau các cuộc tranh luận sôi nổi về việc phê chuẩn hiến pháp trong các tiểu bang.
Hiện nay, văn bản nguyên của Hiến pháp được lưu trữ trong Văn khố Quốc gia tại Washington, DC.
Hiến pháp
Các nhà soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ quy định Hiến pháp là “bộ luật tối cao của đất nước”. Các tòa án đã cho rằng câu này có nghĩa là khi có các bộ luật được các bang (kể cả hiến pháp từng bang) hay Quốc hội đưa ra mà mâu thuẫn với hiến pháp liên bang, những luật đó không có hiệu lực. Các quyết định của Tòa án Tối cao trong hai thể kỷ qua đã củng cố cách nhìn này.
Hiến pháp đặt quyền người dân trên hết. Quyền hạn của chính phủ được người dân ủy nhiệm. Vì thế, hiến pháp đưa ra nhiều hạn chế quyền hạn của các viên chức này. Các đại biểu chỉ được tiếp tục phục vụ nếu họ được tái bầu cử trong các cuộc bầu cử có định kỳ. Các viên chức bổ nhiệm chỉ phục vụ khi người bổ nhiệm cho phép. Một ngoại trừ của điều này là các thẩm phán của Tòa án Tối cao, được tổng thống bổ nhiệm trọn đời, để tránh các ảnh hưởng chính trị. Hiến pháp còn cho phép người dân thay đổi nó qua các tu chính án.
Hiến pháp Hoa Kỳ được giới luật sư, tòa án, học giả và các nhà nghiên cứu quan tâm trong lãnh vực Luật Hiến pháp Hoa Kỳ.
Các nguyên tắc chính phủ
Tuy Hiến pháp đã được bổ sung nhiều lần từ khi được sử dụng, các nguyên tắc của văn kiện này vẫn được giữ nguyên như của năm 1789.
Chính phủ liên bang được chia ra ba nhánh: lập pháp, hành pháp, và tư pháp, được phân lập và riêng biệt với nhau. Theo lý thuyết, các quyền của mỗi nhánh sẽ được cân bằng và kiểm soát bởi các quyền của hai nhánh kia. Nguyên tắc này được gọi là tam quyền phân lập, được Công tước Montesquieu khởi xướng.
Chính quyền mà Hiến pháp thành lập là một Chính phủ liên bang. Những quyền được nêu ra được trao cho chính phủ liên bang, còn các quyền không nêu ra được giữ lại cho các bang và người dân (đều này được ghi rõ trong Tu chính án thứ 10).
Hiến pháp này, cùng với các bộ luật được thông qua và hiệp định được tổng thống ký (và được Thượng nghị viện phê chuẩn) có vị trí cao hơn tất cả các bộ luật khác. Từ vụ Marbury v. Madison, nhánh tư pháp cũng có quyền xét lại các đạo luật được thông qua. Việc này có nghĩa rằng các tòa án liên bang có thể cho rằng một đạo luật là vi hiến, và khiến nó không còn hiệu lực nữa. Họ cũng có thể điều tra các hành động của các viên chức, kể cả tổng thống.
Từ khi Tu chính án thứ 14 được bổ sung vào Hiến pháp, mọi người dân đều được luật pháp bảo vệ đồng đều. Mọi tiểu bang đều có quyền ngang nhau, không bang nào được Chính phủ liên bang thiên vị. Mỗi tiểu bang phải công nhận và tôn trọng các bộ luật của những tiểu bang khác. Chính quyền tiểu bang, như Chính phủ liên bang, phải theo thể chế cộng hòa, với quyền tối cao được người dân giữ.
Theo Điều khoản V của Hiến pháp, Quộc hội có thể đề xuất các tu chính án hiến pháp. Thêm vào đó, hai phần ba của các tiểu bang cũng có thể tổ chức các hội nghị để đề xuất tu chính án. Sau khi được thông qua theo Hiến pháp, các tu chính án đều được xem là một phần của Hiến pháp.
Lời mở đầu
Lời mở đầu của Hiến pháp nêu ra lý do lập hiến. Nội dung của lời mở đầu là:
Chúng tôi, nhân dân Hợp chúng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một Liên Bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ.
Lời nói đầu liệt kê 5 mục đích của Hiến pháp:
Xây dựng một Liên Bang hoàn hảo hơn
Thiết lập công lý khoa học
Tạo dựng phòng thủ chung để chống ngoại xâm
Thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối
Giữ vững nền tự do
Các điều khoản
Mở đầu
Mục 1: Quyền lực lập pháp
Phần 1: Quyền hành, Quốc hội
Phần 2: Hạ Nghị viện
Phần 3: Thượng Nghị viện
Phần 4: Bầu cử, hội họp.
Phần 5: Tiến hành
Phần 6: Thành viên
Phần 7: Phiếu, quyền bãi của Tổng thống
Phần 8: Quyền lực của Quốc hội
Phần 9: Quyền hành không được công nhận dành cho Quốc hội
Phần 10: Quyền hành không được công nhận dành cho Bang
Mục 2: Quyền lực hành pháp
Phần 1: Quyền lực, Tổng thống, nhiệm kỳ, bầu cử, tiêu chuẩn, đền bù, tuyên thệ
Phần 2 và 3: Quyền lực và nhiệm vụ của Tổng thống.
Phần 4: Cách chức
Mục 3: Quyền lực tư pháp
Phần 1: Quyền lực, tòa án, Nhiệm kỳ
Phần 2: Quyền pháp lý
Phần 3: Tội phản quốc
Mục 4: Quan hệ giữa các Bang
Phần 1: Nhận dạng mối quan hệ với các Bang khác
Phần 2: Giao ước của các Bang
Phần 3: Bang mới và tài sản liên bang
Phần 4: Giao ước của Hoa Kỳ
Mục 5: Quá trình tu chính
Mục 6: Chính phủ liên bang
Mục 7: Phê chuẩn

 So sánh hiến pháp việt nam và mỹ

 SO SÁNH HIẾN PHÁP VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 

 Tiêu chí so sánh

 Việt Nam

 Mỹ

 Nga

 Nhật

 Hình thức chính thể

 – XHCN.

 

 – Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp: biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.

 – Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Tổ chức phân công, phối hợp kiểm soát.

 – Cộng hòa Tổng thống

 – Thừa nhận hai đảng phái chính trị hoạt động chủ yếu là Đảng dân chủ và Đảng Cộng hòa

 -Cộng hòa

 tổng thống

 

 – Quân chủ đại nghị

 – Thủ tướng đứng đầu nhà nước và chính đảng đa số

 Quyền con

 người

 Quyền công

 dân

 – Vị trí chương 2.

 

 – Quy định 38 quyền. Có 5 quyền mới:

 + Quyền được sống,

 + Quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được hưởng thụ các giá trị văn hóa

 -Vị trí tu chính án Hiến pháp

 – Có tất cả 27 tu chính án trong đó 10 tu chính án đầu

 tiên được gọi là Tuyên ngôn nhân quyền của Hoa kỳ

 – Bảo vệ con người ở các phương diện quan trọng như tôn giáo, sử dụng vũ khí, dân sự và hình sự,…

 – Vị trí chương 2

 – Gồm 47 điều. quyền và tự do

 của con người và công dân theo các nguyên tắc và quy phạm đã được công nhận rộng rãi của pháp luật quốc tế và theo Hiến pháp này được thừa nhận và đảm bảo.

 – Các quyền và tự do của con người và công dân có hiệu lực trực tiếp

 – Cũng có 3 cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

 – Quốc hội Liên bang gồm hai viện là:

 Hội đồng Liênbang  Thượng viện và Hạ viện

 – Đứng đầu cơ quan hành pháp Liên bang Nga là Tổng thống và cũng đồng thời là nguyên thủ quốc gia

 – Hệ thống tòa án ở Liên bang Nga gồm Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao, Tòa án trọng tài tối cao và các tòa án cấp dưới

 -Vị trí chương 3, nhưng chỉ quy định về quyền công dân

 – Gồm 30 điều, quy định đa số các quyền cơ bản của một con người. Tất cả mọi người đều được thừa nhận là những cá nhân riêng biệt.Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, đề cao quyền được giáo dục và làm việc.

 

 Tổ chức bộ

 máy nhà nước

 – Nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước.

 Gồm 3 cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

 – Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.

 Ở địa phương có Hội đồng nhân dân

 – Chính phủ là cơ quan chấp hành và là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCNVN, ở địa phương có các cấp ủy ban nhân dân

 – Tòa án nhân dân và viện

 kiểm sát nhân dân thực hiện xét xử và kiểm sát hoạt động tư pháp

 – Nguyên tắc tam quyền phân lập

 – Quốc hội gồm Hạ viện và Thượng viện

 – Hành pháp gồm tổng thống, là nguyên thủ quốc gia

 – Đứng đầu lập pháp là Tối cao pháp viện Hoa Kỳ

 

 – Cũng có 3 nhánh, tuy nhiên Nghị viện là cơ quan quyền lực nhất

 – Nghị viện sẽ giới thiệu cho Nhật hoàng để chỉ định người đứng đầu hành pháp và tư pháp

 – Đứng đầu nội các là Thủ tướng, được chỉ định bởi hoàng đế về hình thức dưới sự giới thiệu của quốc hội.

 – Tư pháp Nhật Bản độc lập với hai nhánh hành pháp và lập pháp.

 Thẩm phán tối cao sẽ được chỉ định

 bởi Nhật hoàng theo giới thiệu của quốc hội

 

 – Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia

 

 

 – Thiên hoàng đứng đầu Hoàng gia Nhật.

  

  

 tag: pdf chủng sách