Hợp đồng có giá trị pháp lý khi nào

 Hợp đồng có giá trị pháp lý khi nào

 -Các chủ thể tham gia hợp đồng dịch vụ phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Kể cả trong trường hợp người có đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì giao dịch dân sự đó cũng bị coi là vô hiệu.

 – Đại diện của các bên giao kết hợp đồng dịch vụ phải đúng thẩm quyền và phải hoàn toàn tự nguyện;

 – Mục đích và nội dung của hợp đồng dịch vụ không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Công việc là đối tượng của hợp đồng là công việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm và không trái đạo đức xã hội.

 – Hợp đồng dịch vụ được giao kết phải đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật: tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.

 – Hình thức hợp đồng dịch vụ phải phù hợp với quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Luật thương mại năm 2005 thì hợp đồng dịch vụ có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

 Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

 Do hợp đồng cũng là một giao dịch dân sự nên khi bị tuyên bố vô hiệu, hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015.

 Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

 Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

 3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

 4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

 5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

 Hợp đồng scan có giá trị pháp lý không

 Điều 124. Hình thức giao dịch dân sự

 1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

 Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.

 2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

 Bên cạnh đó, theo Khoản 5, Khoản 6 Điều 4 Luật Giao dịch Điện tử (GDĐT) có hiệu lực ngày 01/03/2006, thì: “Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự”, “Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử”

 Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử” (Khoản 12 Điều 4 Luật GDĐT)

 Điều 12 Luật GDĐT khẳng định “Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản”.

 Như vậy, thư điện tử (email) chính là một hình thức thông điệp dữ liệu nên giao dịch qua mail hoàn toàn có giá trị pháp lý như những hợp đồng kí kết trực tiếp.

  

  

 tag: tư vấn xuyên