Kiểm toán độc lập là gì – Quy trình kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập là gì

 Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập

 a. Tuân thủ pháp luật, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

 b. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả kiểm toán.

 c. Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp kiểm toán.

 d. Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ, lợi ích và tính trung thực, đúng pháp luật, khách quan của hoạt động kiểm toán độc lập.

 e. Bảo mật các thông tin của đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp đơn vị được kiểm toán đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.

Chức năng của kiểm toán độc lập

 Kiểm toán độc lập có vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế quản lý và điều hành sản xuất – kinh doanh cần phải có thông tin chính xác, kịp thời và tin cậy. Để đáp ứng yêu cầu này, cần phải có bên thứ ba độc lập khách quan có trình độ chuyên môn cao, được pháp luật cho phép cung cấp thông tin tin cậy cho các bên quan tâm. Bên thứ ba này chính là kiểm toán độc lập.

 Thứ nhất: đánh giá lại tính chính xác, minh bạch của thông tin để tạo niềm tin cho những người sử dụng thông tin. Dù hoạt dộng trong bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào, thì kết quả hoạt động hàng năm của DN đều không thể hiện trên báo cáo tài chính (gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính). Xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của hoạt động kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển và được thể hiện trên nhiều giác độ khác nhau tuỳ đối tượng cụ thể của kiểm toán là bảng khai tài chính hay nghiệp vụ kinh tế cụ thể hoặc toàn bộ tài liệu kế toán phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các chủ doanh nghiệp – người có trách nhiệm lập báo cáo tài chính đều muốn che giấu các khuyết điểm, yếu kém hoặc khuyếch trương kết quả kinh doanh của mình trên bảng báo cáo tài chính. Ngược lại, những người quan tâm đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của DN lại đòi hỏi sự trung thực, chính xác của bản báo cáo tài chính mà DN đưa ra, vì thế cần có sự kiểm tra xác nhận của người thứ 3. Những người quan tâm đến báo cáo kiểm toán độc lập, cụ thể gồm:

 – Các cơ quan nhà nước cần có thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước căn cứ vào báo cáo tài chính đã được kiểm toán để xem xét các DN sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản quốc gia để hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả, có phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước hay không? Về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, các DN thông thường muốn nộp ít để chiếm dụng phần lợi nhuận còn lại, nên họ sẽ khai tăng các khoản chi phí để giảm lợi nhuận và nộp thuế ít, tuy nhiên nếu thực hiện kiểm toán thì sai phạm này sẽ bị phát hiện và điều chỉnh.

 – Các cổ đông góp vốn kinh doanh hoặc mua cổ phiếu của DN: Mặc dù, không có trình độ để kiểm tra kỹ lưỡng bản báo cáo tài chính của DN, nhưng với bản bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán viên độc lập xác nhận, các cổ đông có thể yên tâm về lợi tức và quyết định tiếp tục đầu tư hoặc không đầu tư vào DN.

 – Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho DN vay vốn: Để có thể ra được các quyết định cho vay, thu hồi vốn hoặc không cho vay, ngân hàng và các tổ chức tín dụng buộc phải nắm chắc tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của DN. Kiểm toán độc lập, kiểm toán viên sẽ giúp ngân hàng nhận diện và xác thực những vấn đề này, do đó, kiểm toán viên độc lập phải có đủ năng lực uy tín với cả chủ DN và người quan tâm đến bản báo cáo tài chính.

 – Đối với người lao động: Báo cáo tài chính cũng rất quan trọng, bởi trong kinh tế thị trường người lao động có quyền lựa chọn nơi làm việc ổn định và có mức thu nhập cao. Bản báo cáo tài chính của một DN làm ăn có lãi được kiểm toán viên xác nhận sẽ thu hút hơn với người lao động có chuyên môn trình độ và năng lực.

 – Các nhà đầu tư nước ngoài: Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa, đa phương hoá đầu tư không chỉ trong nước mà còn nước ngoài, tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài luôn đòi hỏi một báo cáo tài chính được kiểm toán xác nhận về tình hình kinh tế – xã hội của nước sở tại, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của DN mà họ dự định đầu tư.

 – Các nhà quản trị DN và các nhà quản lý khác: Các đối tượng này cũng cần thông tin trung thực để đưa ra những quyết định trong mọi giai đoạn quản lý, kể cả tiếp nhận vốn liếng, chỉ đạo và điều hành và những thông tin này chỉ có được thông qua kiểm toán.

 Thứ hai, kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét của mình về đối tượng kiểm toán trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán đã thu thập. Chức năng bày tỏ ý kiến có thể được hiểu rộng với ý nghĩa cả kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lý. hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt động tài chính kế toán: Mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính đều bao gồm những mối quan hệ đa dạng, luôn luôn biến đổi và được cấu thành bởi hàng loạt nghiệp vụ cụ thể. Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó các quan hệ tài chính, chế độ kế toán có nhiều thay đổi. Trong khi đó, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa kịp thời, dẫn tới tình trạng vi phạm các nguyên tắc chế độ tài chính kế toán. Thực tế này cho thấy, chỉ có triển khai tốt hơn công tác kiểm toán mới có thể đưa hoạt động tài chính, kế toán đi vào nề nếp. Kiểm toán độc lập không chỉ có chức năng xác minh mà còn có chức năng tư vấn. Các chủ doanh nghiệp không thể kiểm soát hàng ngàn, hàng vạn nghiệp vụ tài chính, kế toán đã xảy ra trong DN. Vì vậy, để có thể xác thực tình hình tài chính kế toán của mình vào kỳ hạn nào đó, người chủ DN thường mời các kiểm toán viên chuyên nghiệp độc lập có uy tín thực hiện việc kiểm tra và nhận xét bảng báo cáo tài chính của DN mình. Những nhận xét của kiểm toán viên sẽ giúp cho các chủ DN kịp thời phát hiện những sai sót, lãng phí hoặc vi phạm pháp luật do cố ý hay vô ý để xử lý kịp thời, hay ngăn ngừa các tổn thất có thể xảy ra. Tóm lại, kiểm toán độc lập là công cụ giúp DN hạn chế được những rủi ro và phát hiện thế mạnh những tiềm năng tài chính nội tại có trong DN.

 Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam đứng trước những vận hội lớn để phát triển mạnh mẽ hơn nữa, cũng như yêu cầu đòi hỏi phải đổi mới để hội nhập bền vững. Mặc dù, ngành Kiểm toán đã đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống các tổ chức kiểm toán độc lập ở Việt Nam, song thực tiễn vẫn còn nhiều tồn tại.

Quy trình kiểm toán độc lập

 a) Chấp nhận, duy trì khách hàng và lập kế hoạch kiểm toán;

 b) Thực hiện kiểm toán;

 c) Kết thúc kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và xử lý sau kiểm toán.

 

 

  

  

  

 Tag: số 67/2011/qh12 mẫu thuvienphapluat 2015 khái niệm ty thuê tnhh tiếng anh 2016 2011 tìm nghị 17 2017