Kinh doanh chuỗi cửa hàng

 Kinh doanh chuỗi cửa hàng

 Kinh doanh f&b là gì 

 F&B là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Food and Beverage Service, nghĩa là dịch vụ nhà hàng và quầy uống. … F&B trong các khách sạn không giống như những F&B kinh doanh độc lập bên ngoài.

 Kinh doanh chuỗi cửa hàng

 Kinh doanh theo chuỗi
Khái niệm

 Kinh doanh theo chuỗi trong tiếng Anh là business chain.

 Kinh doanh theo chuỗi là quá trình một chủ thể kinh doanh đầu tư các nguồn lực vào một hình thức phân phối, theo đó sở hữu và quản lí tập trung một nhóm các cửa hàng/điểm bán lẻ khác nhau, bao gồm cả cửa hàng/điểm bán lẻ hàng hóa hữu hình và cửa hàng/điểm bán lẻ dịch vụ.

 Phân loại kinh doanh theo chuỗi
Theo sản phẩm kinh doanh

 – Chuỗi kinh doanh/bán lẻ hàng hóa

 – Chuỗi kinh doanh/bản lẻ dịch vụ

 Theo lượng dịch vụ cung cấp trong chuỗi

 – Chuỗi cửa hàng bán lẻ tự phục vụ

 – Chuỗi cửa hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ hạn chế

 – Chuỗi cửa hàng bán lẻ cung cấp dịch vụ đầy đủ

 Theo dòng sản phẩm cung ứng

 – Chuỗi cửa hàng chuyên biệt

 – Chuỗi cửa hàng tiện lợi

 – Chuỗi cửa hàng bách hóa

 – Chuỗi siêu thị

 – Chuỗi trung tâm thương mại

 Theo phương thức tổ chức kinh doanh

 – Chuỗi cửa hàng thông thường (Regular Chain) là hệ thống cửa hàng chuỗi do một doanh nghiệp sở hữu.

 – Chuỗi tự nguyện (Voluntary Chain) bao gồm một loạt các nhà bán lẻ độc lập kinh doanh cùng một mặt hàng/nhóm hàng hoặc cùng một lĩnh vực kinh doanh tự nguyện liên kết với nhau để thực hiên các hoạt động trong quá trình kinh doanh nhằm đạt được lợi thế kinh tế nhờ qui mô.

 – Hợp tác xã của nhà bán lẻ

 – Nhượng quyền thương mại

 Theo phương thức bán hàng

 – Chuỗi cửa hàng truyền thống

 – Chuỗi cửa hàng hiện đại

 Đặc điểm của kinh doanh theo chuỗi
– Một hệ thống kinh doanh theo chuỗi gồm từ hai hay nhiều hơn cửa hàng được sở hữu và quản lí tập trung. Với sự sắp xếp như vậy, một hệ thống thường có một trụ sở trung tâm được kết nối với hệ thống cửa hàng bán lè và/hoặc chi nhánh tọa lạc rộng khắp thị trường. Một trong những đặc điểm quan trọng của hệ thống kinh doanh theo chuỗi là kinh doanh một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng.

 – Các phần tử trong chuỗi có thể hội nhập theo chiều ngang, nghĩa là với việc thêm một cửa hàng mới thì toàn bộ hệ thống lại tiếp cận thêm một nhóm khách hàng mới.
Các phần tử trong chuỗi cũng hội nhập theo chiều dọc thông qua việc duy trì các trung tâm phân phối nơi họ có thể mua từ các nhà sản xuất, dự trữ hàng hóa và từ đó phân phối cho các cửa hàng trong hệ thống.

 Lợi thế của hệ thống kinh doanh theo chuỗi
– Giá cả bán ra cho khách hàng thông thường là thấp hơn so với các cửa hàng bán lẻ độc lập, do vậy thu hút khách hơn và có lợi thế cạnh tranh về giá

 – Giảm chi phí quảng cáo

 – Khả năng phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh

 – Linh hoạt trong quá trình vận hành

 – Giảm thiểu nguy cơ rủi ro về nợ xấu cũng như rủi ro về quản lí tài chính

 – Hệ thống kinh doanh theo chuỗi thực hiện các hoạt động giao dịch trực tiếp, không qua trung gian nên các dòng vận động trong kinh doanh vận động thẳng và nhanh, mang lại hiệu quả quản trị cao.

 – Có nhiều lợi thế trong hoạt động dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng sau bán
– Nếu một cửa hàng nào đó hoạt động không hiệu quả và phải đóng cửa, sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực lớn lắm đến khả năng sinh lời của toàn hệ thống bởi cách thức tính toán các chỉ tiêu tài chính của từng cửa hàng tách riêng.

 Bất lợi của kinh doanh theo chuỗi
– Không cung cấp được cho khách hàng sự lựa chọn đa dạng và chủng loại sản phẩm hàng hóa/dịch vụ do hệ thống thường chỉ tập trung chuyên môn hóa một nhóm hoặc một chủng loại sản phẩm.

 – Thiếu sự tương tác có tính chất cá nhân với khách hàng.

 – Nếu hệ thống có quá nhiều chi nhánh/cửa hàng, sẽ tạo áp lực lớn cho công tác quản lí một cách hiệu quả với yêu cầu đảm bảo tính tiêu chuẩn hóa cao.

 – Quản lí của từng cửa hàng có quyền lực hạn chế và thiếu tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động.

 – Do tính chất mua hàng và dự trữ tập trung, nguy cơ “dự trữ chết” khá cao do nhà cung cấp khó có khả năng điều chỉnh chủng loại, số lượng, chất lượng…sản phẩm theo yêu cầu kinh doanh một cách nhanh chóng và đồng thời cho toàn bộ hệ thống.

 Kinh doanh f&b là gì

 MỞ CHUỖI CỬA HÀNG: quan tâm ngay đến con người và hệ thống
1. Quy trình chuỗi cửa hàng
Phong cách bán hàng theo thói quen truyền thống sẽ khó giúp cửa hàng xây dựng chuỗi thành công trong thời điểm hiện tại. Khách hàng thời nay không chỉ quan tâm đến sản phẩm, cách bạn đưa sản phẩm cho họ cũng có vô vàn điều để học hỏi. Hãy nhìn những thương hiệu nước ngoài vận hành quy trình chuỗi theo thứ tự chuẩn mực từ khâu nhập hàng của nhà cung cấp, thanh toán với nhà cung cấp, kiểm kê, thu ngân, … Chưa kể đến một số “quy trình hoạt động” mà các cửa hàng bán lẻ phải có để gây ấn tượng cho khách hàng: quy trình đón tiếp khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, giới thiệu sản phẩm, bảo hành, giải quyết khiếu nại, chăm sóc khách hàng thân thiết, …
Để quản trị quy trình chuỗi phù hợp với mô hình kinh doanh, chủ cửa hàng phải quan tâm đến tổng thể hệ thống và con người.
2. Hệ thống
Đa phần các cửa hàng bán lẻ thực hành bán hàng theo thói quen tự phát, dù có xây dựng văn bản nhưng theo thời gian không giữ vững được bản lề, dẫn tới thiếu quy trình chuẩn. Dựa vào đó, có thể giải quyết bằng 2 cách sau:
– Tự xây dựng quy trình: Hơn ai hết, chủ cửa hàng là người hiểu rõ phương châm và mong muốn phát triển chuỗi cửa hàng nhất, nếu chủ động tìm hiểu kiến thức, năng học hỏi, chọn lọc sẽ có thể áp dụng quy trình chuỗi riêng phù hợp với cửa hàng. Dù vậy, điều này không hề dễ dàng. Xây dựng quy trình cho một chi nhánh có thể tốt, nhưng khi vận hành cho cả một hệ thống chuỗi cửa hàng sẽ phức tạp hơn rất nhiều, các vấn đề nảy sinh theo dây chuyền khiến chủ cửa hàng thực sự phải dồn rất nhiều thời gian và tâm sức để có thể quản lý bán hàng thành công.
– Thuê người tư vấn giúp chuẩn hóa quy trình: Trong trường hợp chủ cửa hàng không có điều kiện để tự xây dựng hệ thống của mình, hãy tìm đến những chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm. Ưu điểm rằng sẽ giúp tiết kiệm thời gian, nhanh đưa vào hoạt động nhưng rủi ro gặp phải người tư vấn áp đặt quy trình sẵn không phù hợp với cửa hàng cũng là nhược điểm đáng kể.
Lời khuyên là nên sử dụng song song cả 2 phương thức, vừa hạn chế được tính chủ quan, vừa giúp tiết kiệm chi phí.
3. Con người
Dù áp dụng quy trình chuẩn mực hay các hệ thống từ đơn giản tới phức tạp đều phải gắn liền với hoạt động của con người. Vì vậy, cấp độ cao nhất trong quản trị chuỗi cửa hàng bán lẻ nói riêng chính là “Quản trị phát triển nhân viên bán lẻ”.
– Quản trị phát triển nhân viên bán lẻ là cấp độ khó khăn nhất, nhưng lại là cấp độ quan trọng nhất. Không bộ máy kinh doanh nào có thể vận hành trơn tru nếu thiếu đi nguồn nhân lực tài giỏi, nhưng để tìm kiếm và đào tạo nhân viên có tiềm năng, định hướng để họ có cùng chí hướng với chủ cửa hàng là khó khăn người kinh doanh nào cũng gặp phải. Chủ cửa hàng sẽ cần có “con mắt tinh tường” để khai thác đúng khả năng nhân viên của mình, tạo môi trường hay động lực thúc đẩy cho nhân viên khao khát cống hiến và phát triển. Kèm theo đó là những đãi ngộ hợp lý để họ gắn kết với thương hiệu chuỗi cửa hàng.
– Quản trị phát triển nhân viên bán lẻ không chỉ dừng lại ở việc đào tạo kiến thức ngành, kỹ năng phục vụ mà còn ở thái độ phục vụ.
Những câu nói đưa thông tin rõ ràng của nhân viên trong một chuỗi nhà hàng bán thức ăn nhanh như: “Khoảng 15 phút nữa món anh/chị gọi sẽ có”, “Em nhận của anh/chị 100.000đ, suất ăn trị giá 80.000đ, vậy em xin gửi lại 20.000đ” hay những lời cảm ơn đơn giản kèm theo nụ cười tươi tắn dù là cuối ca làm việc mệt mỏi cũng sẽ giúp tạo nên sự khác biệt cho cửa hàng. Đôi khi khách hàng quay lại với bạn không chỉ bởi chất lượng sản phẩm của bạn xuất sắc hơn đối thủ, mà bởi ấn tượng dịch vụ nhân viên của bạn mang lại tốt hơn.
– Tạo điều kiện tốt: Môi trường làm việc cũng là cách để thúc đẩy nhân viên cống hiến nhiều hơn. Cửa hàng sạch sẽ, có khu riêng của nhân viên, đồng phục đẹp, chế độ đãi ngộ, lương thưởng hấp dẫn là một số gợi ý tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên tốt hơn. Bên cạnh đó, việc ưu tiên sử dụng các công cụ tiện lợi đời mới như phần mềm quản lý bán hàng giúp thao tác của nhân viên thêm thuận tiện, việc kiểm kho, tìm hàng, in hóa đơn, lưu thông tin khách, … đều nhanh chóng và chính xác. Giúp nhân viên bán lẻ thao tác dễ dàng, gọn lẹ đồng thời cũng sẽ giúp chủ cửa hàng yên tâm quản lý bán hàng dù không có mặt trực tiếp.

 

 tag: chuoi