Kinh doanh gì sau dịch

 Kinh doanh gì sau dịch

 Chiều ngày 29/5, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Anh đã phối hợp với Tổ chức Asia House (Anh) tổ chức Tọa đàm trực tuyến chủ đề “Việt Nam: cơ hội đầu tư, kinh doanh sau đại dịch COVID-19”.
Tham dự Tọa đàm, về phía Việt Nam có Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, đại diện một số vụ, cục của Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Về phía Anh có Giám đốc Điều hành của Tổ chức Asia House, ông Michael Lawrence và đại diện lãnh đạo khoảng 40 tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Anh (HSBC, De La Rue, KPMG, Prudential, Standard Chartered…).

 Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, Tọa đàm là cơ hội quý báu để kết nối doanh nghiệp Anh với các cơ quan Chính phủ Việt Nam, chia sẻ thông tin về chính sách và nâng cao cơ hội hợp tác với giới doanh nghiệp Anh tại thị trường Việt Nam trong bối cảnh hai nước đang triển khai các biện pháp mạnh mẽ nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và hồi phục nền kinh tế.

 Trên cương vị Chủ tịch của ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã đóng góp tích cực, chủ động, thúc đẩy ASEAN thể hiện khả năng thích ứng, cũng như sự gắn kết trong phối hợp chính sách và hành động giữa ASEAN với các đối tác quan trọng và tăng cường đoàn kết quốc tế và hợp tác đa phương thông qua Liên Hợp Quốc, WHO để xử lý những thách thức do đại dịch gây ra và cùng nhau hướng tới xây dựng một thế giới ổn định, an toàn và bền vững hơn.

 Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn cho biết, Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng dịch, vừa nỗ lực cao nhất để phục hồi và phát triển kinh tế, bảo đảm tăng trưởng kinh tế năm 2020, ổn định xã hội, đời sống nhân dân. Chính phủ Việt Nam đã quyết định nhiều giải pháp cấp bách về sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa quyết định thành lập tổ công đặc biệt để xúc tiến đầu tư hậu COVID-19.

 Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn cũng bày tỏ tin tưởng, Việt Nam có thể hoàn thành các mục tiêu này nhờ sớm kiểm soát dịch bệnh với các biện pháp phục hồi kinh tế, tranh thủ lợi thế thị trường lớn, dân số trẻ, mức độ tăng trưởng chuyển đổi số nền kinh tế khá cao so với khu vực và mạng lưới kết nối FTA sâu rộng và toàn diện với gần 60 đối tác. Trong bối cảnh đó, Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Anh đến đầu tư, kinh doanh với Việt Nam.

 Theo Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn, trong thời gian tới, việc tận dụng cơ hội do Anh rời EU đem lại và với những thế mạnh của nhau, hai nước hoàn toàn có thể thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế – thương mại.

 Thứ trưởng Thường trực đề nghị các nhà đầu tư Anh nên đón đầu các cơ hội qua những chính sách khuyến khích thương mại – đầu tư hậu dịch COVID-19 của Việt Nam, sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng đến Việt Nam và với việc triển khai trên thực tế các FTAs thế hệ mới là CPTPP và EVFTA.

 Ông Michael Lawrence thay mặt cho Tổ chức Asia House và các doanh nghiệp Anh cảm ơn Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành Việt Nam đã tham dự Tọa đàm trao đổi về chính sách đối ngoại, hội nhập quốc tế của Việt Nam mà các doanh nghiệp Anh quan tâm.

 Trao đổi tại tọa đàm, các doanh nghiệp Anh cũng tỏ quan tâm và trao đổi với các Bộ ngành Việt Nam về các vấn đề như quan hệ hợp tác Việt-Anh, cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Anh, chính sách khuyến khích thương mại – đầu tư hậu COVID-19 của Việt Nam, sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng và việc Việt Nam triển khai các FTAs như CPTPP và EVFTA, môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam./.
Cũng trong quý I/2020, khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 18.600 doanh nghiệp, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

 Kinh doanh gì sau dịch

 Dịch bệnh đã làm cho nhiều nhà đầu tư cá nhân lao đao, chính vì thế câu hỏi được quan tâm nhất hiện nay là: Sau COVID-19 nên đầu tư gì để lấy lại thế cân bằng?

 Nhu yếu phẩm và bán lẻ

 Hiện vẫn còn nhiều cơ hội đầu tư để tạo ra nguồn thu nhập thụ động và nguồn thu nhập chủ động, minh chứng cho thấy là sự thay đổi chiến lược kinh doanh của các nhà bán lẻ, ngay từ những ngày dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam việc hạn chế tụ tập đông người và cách ly xã hội đã tạo điều kiện cho ngành trực tuyến lên ngôi, thông qua các ứng dụng đặt hàng, shipper trên mạng, nhiều nhà bán lẻ nhanh tay đã chuyển phương thức để không bị gián đoạn công việc của mình.

 Anh Tuấn – chủ cửa hàng thực phẩm tại Đà Nẵng chia sẻ: “Mặc dù tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nhưng nhu cầu ăn uống vẫn không thể dừng được, chính vì thế cửa hàng của chúng tôi đã liên kết với các ứng dụng trực tuyến để giao hàng. Để đáp ứng nhu cầu, cửa hàng chúng tôi ngoài việc bán hàng mang về thì vẫn phải sản xuất các thực phẩm sạch để cung cấp ra thị trường”.

 Được biết, anh Tuấn là một nhà đầu tư lâu năm, trước kia anh là nhà đầu tư chứng khoán có số má tại đất Đà Thành tuy nhiên thời gian qua do nhiều nguyên nhân anh nhận thấy chứng khoán không còn là kênh đầu tư hấp dẫn, anh suy nghĩ đến việc đầu tư ít rủi ro nhưng bền vững, ít bị ảnh hưởng bởi chính sách và cửa hàng thực phẩm là lựa chọn của anh hiện nay.

 “Dù thu nhập không cao đột biến so với chứng khoán nhưng lại là kênh làm tôi cảm thấy an toàn hơn và phù hợp với thời điểm hiện tại” – anh Tuấn cho biết.

 Chứng khoán, tài chính, vàng hay bất động sản?

 Thị trường chứng khoán trong nước liên tục lao dốc do tác động tín hiệu xấu từ chứng khoán thế giới trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng. Từ đầu năm 2020 đến nay VN-Index đã giảm gần 200 điểm, từng vùng 966 điểm xuống dưới ngưỡng 675 điểm đã làm cho những nhà đầu tư sừng sỏ nhất cũng không thể dự đoán và hình dung nổi sự tụt dốc đến thế. Điều mong mỏi của các nhà đầu tư hiện nay là dịch bệnh mau chóng được kiểm soát để thị trường có thể phục hồi trở lại.

 Tuy vậy thị trường chứng khoán vẫn có những cửa sáng theo như anh Nam – một nhà đầu tư cho biết: “Thời gian qua mặc dù thị trường chứng khoán liên tục lao dốc do ảnh hưởng dịch bệnh cộng với tâm lý bán tháo đã làm cho nhiều người âm nặng, nhưng nhà đầu tư nếu biết lựa chọn những mã cổ phiếu có giá tốt và biên độ ổn định như mã về dược, thực phẩm, y tế… vẫn có thể sinh lời trong thời điểm này”.

 Đối với kênh tài chính và vàng mặc dù thời gian qua giá vàng đã tăng vọt do ảnh hưởng của dịch khiến người dân có tâm lý tích trữ, tuy nhiên vàng lại được dự báo sẽ hạ khi dịch được khống chế thành công.

 Lãi suất tiết kiệm cũng đang giảm do kinh tế suy yếu, mặc dù đây là không phải là gu của các nhà đầu tư trẻ, nhưng lại là cửa an toàn của các nhà đầu tư lớn tuổi có phần bảo thủ, tuy vậy trong những thời điểm này thì đầu tư vàng, gửi tiết kiệm vẫn là cách bảo đảm sự an toàn vì theo một số nhà đầu tư nhận định: Nhu cầu tiêu thụ ít thì việc bảo tồn vốn tiền mặt và vàng là cần thiết để có thể tái đầu tư lại ngay sau khi dịch bệnh được khống chế một cách chủ động nhất trước khi tận dụng các gói hỗ trợ từ chính phủ.

 Theo nhiều nhà đầu tư doanh nghiệp và cá nhân đưa ra thì bất động sản vẫn là kênh tránh bão an toàn và là kênh có thể tạo ra nhiều biên độ lợi nhuận về trước mắt lẫn lâu dài, nhưng đầu tư vào phân khúc nào để đảm bảo an toàn và tối ưu hóa lợi nhuận vẫn là một câu hỏi cần phải trả lời thấu đáo.

 Trong một báo cáo mới đây về thị trường bất động sản, Công ty JLL nhận định: “Nền kinh tế thường chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh… và trong các biến động tương tự xảy ra trên thế giới, các nhà đầu tư thường có xu hướng phân bổ vốn vào bất động sản nhiều hơn vì yếu tố rủi ro thấp so với các ngành khác và biên độ lợi nhuận hấp dẫn hơn”.

 Các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm cho rằng, thị trường địa ốc vẫn đang bị ảnh hưởng đáng kể bởi dịch bệnh khiến thanh khoản toàn thị trường sụt giảm, tuy nhiên nhìn một cách tổng thể tiềm năng thị trường ngành bất động sản vẫn rất lớn ngay sau khi thế giới khống chế được dịch bệnh.

 Trao đổi với phóng viên DĐDN nên đầu tư gì sau COVID-19, ông Vũ Tâm – Công ty bất động sản VIP đưa ra quan điểm, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ từng thế mạnh của mình trước khi quyết định một thương vụ.

 “Những lúc này kinh nghiệm phân tích đầu tư và sự an toàn phải được đặt lên hàng đầu, không nên chơi sát ván hay ‘thả trứng hết vào một giỏ’ sẽ mang lại rủi ro cao” – ông Tâm cho biết.