Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng

 Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng

 1. Huy động nguồn vốn
Để mở cửa hàng vật liệu xây dựng đòi hỏi bạn phải chuẩn bị một số vốn không hề nhỏ chút nào. Nó phụ thuộc vào quy mô cửa hàng kinh doanh của bạn nhưng thông thường số tiền cũng lên tới hàng trăm triệu đồng.

 Phần lớn mọi người đều không có đủ số tiền cần thiết để bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực này nên nếu bạn chưa thể đáp ứng được số vốn này, chúng tôi gợi ý 3 nguồn huy động vốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng sau đây:

 – Từ người thân, họ hàng: ưu điểm của phương án này là bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các thủ tục giấy tờ, cộng thêm chi phí lãi xuất chắc chắn sẽ ưu đãi hơn khi vay ngân hàng rồi phải không nào. Nhưng cũng cần lưu ý mặc dù là người thân họ hàng, bạn cũng phải tạo sự tin tưởng bằng một số các giấy tờ đảm bảo cần thiết để họ có thể an tâm giao tiền cho bạn.

 – Kết hợp kinh doanh với người khác: nếu nói đây là hình thức huy động vốn thì cũng chưa thực sự chính xác. Bởi khi bắt đầu hợp tác kinh doanh, cả hai bên đều có trách nhiệm, nhiệm vụ cống hiến xây dựng hoạt động kinh doanh để đảm bảo sinh lãi từ số vốn đầu tư của mình. Số lượng công việc của bạn cũng được giảm tải đáng kể, vì không ai có thể giải quyết tất cả mọi việc được

 – Vay vốn ngân hàng: với chính sách hỗ trợ từ nhà nước và các ngân hàng, quy trình thủ tục vay vốn cho các cửa hàng bán vật liệu xây dựng diễn ra khá nhanh nhưng lãi suất tương đối cao. Vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kĩ càng trước khi vay vốn bằng hình thức này. Đây nên là sự lựa chọn cuối cùng nếu bạn không thể lấy vốn từ các phương án trên.

 2. Tham khảo thị trường vật liệu xây dựng tại khu vực
Trước khi tiến hành kinh doanh bất cứ mặt hàng gì,khảo sát thị trường là một yếu tố gần như là bắt buộc giúp bạn có cái nhìn tổng quát. Chúng tôi cho rằng bạn nên sử dụng vài tuần đầu để đi tới các trung tâm, cửa hàng bán vật liệu xây dựng tại địa phương cũng như một số địa điểm tại các khu vực nội thành với tư cách là một người mua hàng.

 Thứ nhất, bạn sẽ nắm được có bao nhiêu cửa hàng đang kinh doanh vật liệu xây dựng giống như bạn, họ đã kinh doanh lâu chưa?, vị trí địa lý, lưu lượng khách hàng như thế nào?, cách bài trí, bố trí cửa hàng, biển hiệu ra sao… Và liệu rằng số lượng cửa hàng vật liệu xây dựng đã bão hòa? Chúng ta có nên mở

 Thứ hai, yếu tố quan trọng nhất bạn phải biết là cách kinh doanh vật liệu xây dựng của đối thủ, họ đang kinh doanh loại vật liệu xây dựng nào, đâu là sản phẩm chủ lực, bán chạy , mức giá giao động là bao nhiêu… Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với thị yếu, nhu cầu của khu vực.
3. Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng
Trên thị trường cạnh tranh, khốc liệt như hiện nay, chất lượng, uy tín của nguồn hàng hóa là cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển, thành công của một cửa hàng.

 Theo kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng, bạn nên chủ động tìm kiếm nguồn hàng để bắt tay ngay vào công việc kinh doanh của mình. Có 3 nguồn hàng bạn có thể lựa chọn:

 – Nhập hàng trực tiếp từ các công ty vật liệu xây dựng: đây là nguồn hàng được nhiều người sử dụng. Với hình thức này, bạn sẽ trở thành một nhà đại lý vật liệu xây dựng chịu sự ràng buộc trực tiếp từ phía công ty. Thông thường, các công ty sẽ đưa ra giá bán lẻ, và hỗ trợ đại lý thông qua phần trăm chiết khấu.

 – Nhập qua tổng đại lý khu vực: với hình thức này, giá cả đã được niêm yết rõ ràng trên hàng hóa. Ngoài ra, mọi hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng, lắp đặt hàng hóa cũng được thể hiện một cách rõ ràng, chi tiết vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng hàng hóa.

 – Nhập hàng từ nước ngoài: người Việt Nam có tính chuộng hàng ngoại nhập, vật liệu xây dựng cũng không nằm ngoài số đó. Nhu cầu sử dụng các trang thiết bị nước ngoài để lắp đặt cho nhà ở, các khu chung cư… là cực kì cao. Do đó, nếu điều kiện tài chính cho phép, bạn nên cân đối sử dụng một nguồn hàng ngoại nhập để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các khách hàng.

 Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng là đừng vì thế mà nhập hàng ngoại với số lượng quá lớn, tránh tình trạng tồn đọng vốn hoặc mất nhiều chi phí vận chuyển để gửi trả hàng cho phía đối tác.

 4. Định giá vật liệu xây dựng
Theo kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng, giá vật liệu xây dựng hiện nay thay đổi một cách chóng mặt và có sự khác nhau giữa các công ty sản xuất vật liệu xây dựng.

 Vì vậy, bạn phải cập nhật thường xuyên mức giá trung bình trên thị trường để có giá bán phù hợp so với các đối thủ cạnh tranh. Chỉ cần chênh giá cao hơn một chút so với mặt bằng, bạn sẽ mất khách.

 Ngoài ra cần lưu ý thêm về cách kinh doanh vật liệu xây dựng, giá bán còn phụ thuộc vào số lượng mua hàng nhiều ít, thanh toán nhanh hay chậm, đối tượng mua hàng …

 5. Xác định mặt hàng chủ lực kinh doanh vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng bao gồm vật liệu xây dựng thô và vật liệu xây dựng hoàn thiện. Thật khó để các bạn nhập tất cả các mặt hàng về để kinh doanh. Cách kinh doanh vật liệu xây dựng tốt nhất là chỉ chọn một số loại hàng chủ lực.

 Vật liệu xây dựng thô có: cát, sỏi, xi măng, gạch xây dựng, thép…

 Vật liệu hoàn thiện có nhiều chủng loại như: thiết bị vệ sinh, thiết bị nước, thiết bị điện…

 Bạn nên cân nhắc số vốn đầu tư và tình hình khu vực xung quanh cửa hàng để đưa ra được quyết định phù hợp mặt hàng nào nên được đầu tư.

 Blog Sapo mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ không còn băn khoăn khi bắt đầu bước chân vào lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng. Đừng quên, bắt đầu việc quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng của bạn bằng cách sử dụng phần mềm quản lý mọi giao dịch một cách nhanh chóng và tiện lợi.

 7, Chỉ nên chọn một số sản phẩm chính để kinh doanh
Kinh nghiệm đầu tiên bytuong.com muốn khuyên bạn đó là không nên lựa chọn đa dạng hóa và kinh doanh tất cả các sản phẩm vật liệu xây dựng. Tại vì sao?

 Đó là vì nếu kinh doanh tất cả các vật liệu xây dựng sẽ cần có nguồn vốn rất lớn để đầu tư. Với một số vốn lớn trong khi kinh doanh chưa chắc đã ổn định sẽ mang lại nhiều rủi ra và sự chắc chắn cho việc đầu tư của bạn. Thứ hai: đó là nếu có quá nhiều sản phẩm sẽ khó quản lý. Thứ ba: kinh doanh chuyên về một nhóm sản phẩm sẽ giúp tối ưu hóa năng suất làm việc, dễ quản lý và vốn đầu tư cũng ít hơn.Vì vậy, bytuong.com nghĩ rằng bạn nên chọn một nhóm sản phẩm chính để kinh doanh.

 8, Khảo sát và nghiên cứu thị trường trước khi mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng
Trước khi mở cửa hàng hay công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, chúng ta cần khảo sát thị trường, địa bàn mình sẽ hoạt động kinh doanh. Những nội dung trong phần khảo sát cần thu thập đó là:

 + Khách hàng: nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng tại khu vực này thế nào, người dân có xu hướng sử dụng vật liệu nội hay ngoại, tỷ lệ sử dụng vật liệu xây dựng?…

 + Đối thủ: Có những đối thủ nào đã và đang kinh doanh mặt hàng này tại khu vực đó. Tình hình hoạt động của họ như thế nào? Nếu đối thủ đông thì có nên mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng ở đây không?

 + Những lợi thế để kinh doanh vật liệu xây dựng mang lại nhiều lợi nhuận ở khu vực này là gì?

 + ….

 Việc thống kê số liệu và thông tin cụ thể sẽ giúp chúng ta dễ dàng xác định được tiềm năng phát triển của ý tưởng này tại đây. Vì vậy không được bỏ qua bước này.
9, Chuẩn bị nguồn vốn bao nhiêu là đủ?
Như đã nói ở trên, chúng ta chỉ nên lựa chọn một nhóm sản phẩm chính để kinh doanh. Với việc kinh doanh vật liệu xây dựng, bytuong.com gợi ý bạn nên kinh doanh nhóm vật liệu thô sẽ giúp mang lại hiệu quả kinh doanh hơn.

 Với nhóm vật liệu này, chúng ta sẽ chi khoảng 300 triệu cho tiền nhập hàng: cát, đá, gạch, sắt thép, xi măng. Tiền thuê mặt bằng và kho bãi khoảng 20 triệu. Tiền mua phương tiện vận chuyển: nếu ở nông thôn thì bạn có thể sử dụng xe máy cày khoảng hơn 100 triệu. Tính ra nguồn vốn cần để kinh doanh một cửa hàng vật liệu nhỏ là khoảng 500 triệu trong đó còn có cả tiền dự phòng kinh doanh.

 10, Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng – tìm kiếm nguồn hàng
Sau khi xác định được nhóm vật liệu chính mình sẽ kinh doanh, chúng ta sẽ bắt đầu tìm kiếm nguồn hàng. Nguồn hàng chất lượng, giá cả phù hợp là yếu tố quyết định mức lợi nhuận mà cửa hàng nhận được và tạo được lòng tin với khách hàng.

 Bạn có thể nhập hàng từ các nguồn như sau:

 + Nhập hàng từ các tổng đại lý bán vật liệu xây dựng trong khu vực. Đối với nhà cung cấp này thì giá bán đã được niêm yết, sản phẩm cũng có nguồn gốc, xuất sứ, thông tin và kiểm định chất lượng nên bạn có thể an tâm.

 + Thứ hai: bạn có thể nhập hàng từ công ty kinh doanh vật liệu xây dựng. Đối với nhà cung cấp thứ hai này thì khi nhập hàng bạn có thể trở thành đại lý phân phối của họ và được nhận các mức giá ưu đãi, chiết khấu đơn hàng. Tuy nhiên, công ty sẽ bắt bạn phải nhập hàng với số lượng lớn nên cần chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ.
+ Nguồn hàng thứ ba đó là chúng ta có thể nhập hàng từ nước ngoài. Nhu cầu sính ngoại hơn nội của người Việt rất nổi bật. Đối với nguồn hàng này bạn cần tìm hiểu nhà cung cấp nước ngoài uy tín, đơn vị vận chuyển, nên có hợp đồng để đảm bảo quyền lợi đôi bên. Hãy nhớ rằng chi phí cho vận chuyển và giá nhập sẽ cao hơn so với sản phẩm trong nước nên cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định.

 11, Mặt bằng và kho hàng đối với kinh doanh vật liệu xây dựng
Nên lựa chọn mặt bằng kinh doanh ngoài mặt đường, rộng, giao thông thuận tiện. Kho bãi thì nằm gần mặt bằng kinh doanh để tiện cho việc kết nối hoạt động. Lượng vật liệu xây dựng rất lớn nên kho bãi phải rộng, thoáng khí, khô ráo và không bị ẩm móc. Mỗi vật liệu xây dựng nên để riêng để dễ lấy và không bị trộn lẫn.

 12, Định giá cho sản phẩm như thế nào để có lời
Bạn có thể bán sản phẩm theo giá của công ty, nhưng như vậy thì mức độ sinh lợi sẽ không cao. Bạn nên tìm hiểu và theo dõi mức giá chung của thị trường để định ra mức giá cho sản phẩm của mình. Phần chênh lệch càng lớn thì lợi nhuận thu về càng nhiều. Tìm hiểu thông qua báo giá của các công ty xây dựng vật liệu trên mạng hoặc đăng ký nhận tin nhắn trên điện thoại về thị trường vật liệu xây dựng.

 Lợi nhuận kinh doanh vật liệu xây dựng

  Lợi nhuận từ việc kinh doanh vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng là một ngành nghề tiềm năng. Nhu cầu xây dựng luôn luôn có, nó phát triển song song với sự phát triển kinh tế của đất nước nên sẽ không phải lo sợ rằng sản phẩm này làm ra không đáp ứng được nhu cầu của con người. Nếu bạn có một lượng khách ổn định, tìm được nguồn hàng có giá cả phù hợp và chất lượng thì thu nhập mỗi tháng của bạn có thể từ 40 triệu – 50 triệu/tháng. Ngoài ra, bạn còn nhận được mức chiết khấu hoặc chương trình hỗ trợ từ nhà cung cấp, đây cũng là một phần thu nhập khác của bạn.

 

 tag: cổ   vat   lieu   xay   ốc   tân   kỷ   mã   mới   cp   tích   nghiệp