Làm sao để nhân viên gắn bó với công ty

 Làm sao để nhân viên gắn bó với công ty

 Hãy làm theo các mẹo do JoAnna Brandi tư vấn sau đây để cải thiện và tăng cường hoạt động của nhân viên trong công ty của bạn
Nhân viên trong công ty bạn có cống hiến hết mình cho công việc chung không? Họ có tin rằng những việc họ đang làm là quan trọng không? Họ có cảm thấy được đánh giá đúng mức hay không? Họ có tới công ty hàng ngày với lòng nhiệt tình và niềm say mê công việc không?

 Chuông báo động cất lên với mỗi câu trả lời không của bạn. Lý do vì sao ư? Các chủ doanh nghiệp không quan tâm tới nhân viên của mình đang làm lỡ cơ hội tiết kiệm chi phí và thu lợi nhuận của chính họ.

 Tôi đã viết về đề tài quản trị nhân sự này trong 15 năm, nhưng chỉ gần đây tôi mới có thời gian để nhìn lại quá trình nghiên cứu của mình. Ví dụ như:

 – Công ty Gallup International gần đây đã báo cáo rằng các doanh nghiệp thuộc nhóm 24% trên cùng được nhân viên gắn bó có số nhân viên rời bỏ công ty ít hơn và có tỷ lệ phần trăm khách hàng trung thành, lợi nhuận và doanh thu cao hơn đáng kể so với các công ty còn lại.

 – Các nghiên cứu cẩn thận do tổ chức và hãng tư vấn về quản trị nhân sự HayGroup phát hiện ra những mối liên hệ chặt chẽ giữa sự gắn bó của nhân viên với năng suất – yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của hãng.

 – Qua các ví dụ thực tế, chuyên gia đánh giá về cơ quan John Izzo có đầy đủ bằng chứng cho thấy thế hệ nhân viên ngày nay nhận thức rõ hơn về các nhu cầu của chính mình và của vị trí của mình trên thế giới.

 Với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thuộc mọi quy mô khác nhau, nên có một biểu ngữ trên tường: “Bạn có thể kiếm tiền và tiết kiệm tiền bằng cách làm cho nhân viên gắn bó với công ty”. Cùng với đạo luật Sarbanes-Oxley yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp tài liệu chứng minh về mối quan hệ giữa việc quản lý nhân viên trong công ty với mức độ hài lòng của khách hàng, chưa bao giờ các nhà lãnh đạo công ty cần phải thay đổi thái độ lơ là việc quan tâm tới nhân viên như bây giờ.

 Hãy đối mặt với điều này: họ không chỉ là những người lao động, mà họ còn là con người. Các chủ doanh nghiệp ngày nay cần phải ưu tiên cho việc cung cấp bất cứ những gì có thể để giữ cho nhân viên của mình gắn bó với công việc của họ. Hãy ghi nhớ điều đó, và sau đây là chín mẹo quản lý để tạo ra và duy trì sự gắn bó của nhân viên:

 1. Hãy vứt bỏ bất cứ ý kiến tiêu cực nào của bạn về các nhân viên. Hãy tiếp cận từng người với tư cách mỗi người trong số họ là một nguồn tri thức độc đáp và có những giá trị nhất định để đóng góp cho công ty.

 2. Hãy đảm bảo rằng các nhân viên của bạn có tất cả những gì họ cần để làm công việc của họ. Hãy nhớ rằng khi bạn bắt đầu một năm học mới, bạn luôn chuẩn bị tất cả sách vở và dụng cụ học tập. Tại sao lại không tạo cơ hội cho nhân viên bằng cách hỏi từng người một: “Bạn đã có tất cả những gì mình cần để làm tốt công việc chưa?” Hãy nhớ rằng, cũng giống như thị trường và nhu cầu khách hàng có thể thay thế hàng ngày, và nhu cầu của nhân viên trong công ty cũng vậy.

 3. Hãy truyền đạt rõ ràng về những gì công ty mong đợi ở nhân viên, giá trị và quan điểm của công ty là gì, và công ty định nghĩa sự thành công như thế nào. Các nhân viên không thể làm việc tốt hoặc có năng suất cao nếu họ không hiểu tường tận họ ở đây để làm gì và vai trò của họ trong sự thành công chung như thế nào. Hãy thường xuyên truyền đạt những điều bạn hy vọng ở họ.

 4. Hãy tìm hiểu các nhân viên, đặc biệt mục tiêu, điều gợi hứng thú cho họ và cách họ định nghĩa thành công. Tôi không có ý nói rằng các chủ doanh nghiệp nên tò mò thái quá và bắt đầu khuyên răn chỉ bảo cho nhân viên. Điều tôi muốn nói là bạn hãy bày tỏ mối quan tâm của mình đối với tình trạng cuộc sống của họ, và khi thích hợp, hãy có hành động nào đó để làm cho nhân viên cảm thấy mãn nguyện và cân bằng trong cuộc sống.

 5. Hãy đảm bảo rằng họ được đào tạo – và đào tạo lại – để có kỹ năng giải quyết các vấn đề và hòa giải mâu thuẫn. Các kỹ năng quan trọng này sẽ giúp họ có mối quan hệ tốt hơn với bạn, với đồng nghiệp, khách hàng và nhà cung cấp. Một điều cũng dễ hiểu là giáo tiếp tốt hơn sẽ giúp giảm stress và tăng các kết quả có lợi cho công việc.

 6. Hãy thường xuyên hỏi ý kiến đánh giá của nhân viên về công việc của bạn. Tôi biết rằng các giám đốc rất khó yêu cầu nhân viên cho phản hồi về công việc của mình, nhưng các nhân viên cũng cảm thấy việc trả lời trung thực với người có quyền đánh giá họ khó tương tự . Để xây dựng kỹ năng này và làm mẫu cho nhân viên, hãy bắt đầu nói chuyện với nhân viên bằng những câu mở đầu như “Một trong những mục tiêu của tôi là liên tục cải thiện trình độ quản lý của bản thân. Bạn muốn tôi tự thay đổi điều gì? Tôi có thể làm gì để công viêc của bạn dễ dàng hơn?” Hãy đảm bảo rằng nhận các phản hồi từ nhân viên một cách hòa nhã và bày tỏ lòng biết ơn với họ.

 7. Hãy chú ý đến các câu chuyện và nghi thức trong công ty. Mọi người có cười nhạo nhau không? Họ có kể lại những câu chuyện thành công hoặc những khoảnh khắc thất bại nhục nhã không? Hãy tránh không tham gia vào các buổi chuyện phiếm tiêu cực, khiến mọi người không hòa hợp với nhau, và hãy giữ cho những câu chuyện về thành công luôn sống động.

 8. Hãy thưởng và công nhận nhân viên theo những cách mà họ coi là có ý nghĩa. Đây là một trong những lý do tại sao việc tìm hiểu nhân viên lại quan trọng đến như vậy. Hãy nhớ kỷ niệm cả những thành tích và cả những nỗ lực để tạo cho nhân viên một mục tiêu làm việc lâu dài.

 9. Hãy nhất quán về chiến lược dài hạn. Nếu bạn bắt đầu một sáng kiến quản lý và rồi bỏ rơi nó, thì những nỗ lực của bạn sẽ phản tác dụng. Mọi người mệt mỏi và bực tức với những chương trình sáng kiến kéo dài vài ngày, khuấy động niềm say mê của họ rồi xì hơi nhanh chóng khi chủ doanh nghiệp chán ý tưởng đó. Có mối liên hệ nhất định giữa cam kết làm theo sáng kiến của công ty với cam kết hỗ trợ nỗ lực đó của chủ doanh nghiệp. Cam kết giúp nhân viên gắn bó, quan tâm và hững thú với công việc của mình của chủ doanh nghiệp nên được đặt lên ưu tiên hàng đầu.

 Cuối cùng, bạn nên nhớ rằng nhân viên là tài sản quý giá nhất của công ty. Các sáng kiến, phản hồi và lòng nhiệt tình với công việc là những gì họ có thể làm để giúp doanh nghiệp phát triển và thành công. Một số người luôn ráng sức mình và làm mọi việc dù cho họ có làm việc ở đâu. Nhưng đa số mọi người đều đòi hỏi sự hướng dẫn của các nhà quản lý có kinh nghiệm, những người luôn đón mừng các sáng kiến, phản hồi và tạo ra lòng nhiệt tình cho họ.

 nguồn: https://careerbuilder.vn/

 tag: tiếng   anh