Mạn Đàm Về Đầu Tư Nước Ngoài Và Nước Ngoài Đầu Tư Vào Việt Nam

 1. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là gì

 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

 Pháp luật hiện hành quy định tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

 2. Thủ tục & hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty 100 vốn nước ngoài

 Hồ sơ cần chuẩn bị khi thay đổi vốn điều lệ của công ty có vốn đầu tư nước ngoài

 02 bản sao công chứng Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

 02 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế (Đối với trường hợp công ty chưa tách Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);

 Báo cáo tình hình thực hiện dự án và Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

 01 bản công chứng Báo cáo tài chính kiểm toán gần với thời điểm điều chỉnh nhất;

 Xác nhận ngân hàng đối với tài khoản vốn chứng minh công ty đã góp đủ vốn (nếu Báo cáo tài chính không thể hiện công ty đã góp đủ vốn);

 Xác nhận số dư tài khoản gửi, báo cáo tài chính hoặc cam kết bảo lãnh góp vốn của công ty mẹ (đối với nhà đầu tư là tổ chức), sổ tiết kiệm, xác nhân số dư tài khoản (đối với nhà đầu tư là cá nhân) tương ứng với mức vốn điều lệ dự kiến tăng;

 Thông tin xây dựng đề xuất dự án: Số lượng lao động nước ngoài, số lượng lao động Việt Nam; Số điện thoại, email nhà đầu tư, Số điện thoại Công ty tại Việt Nam, Diện tích trụ sở chính.

 Hộ chiếu công chứng và xác nhận tạm trú (thẻ tạm trú) của người đại diện theo pháp luật.

 3. Công ty việt nam đầu tư ra nước ngoài

 Không chỉ nhận đầu tư từ nước ngoài, làn sóng doanh nghiệp Việt Nam cũng thực hiện đầu tư ra nước ngoài cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên hình thức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp VN còn khá nhiều rủi ro. Trong đó có 4 rủi ro và thách thức chính sau

 Thứ nhất: những khác biệt về văn hóa, pháp luật, môi trường giữa Việt Nam và các quốc gia tiếp nhận đầu tư này đã dẫn đến các tranh chấp ngoài mong muốn, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án, quyền và lợi ích của người dân địa phương cũng như hình ảnh của nhà đầu tư Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Thực tế cho thấy, DN Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài thường mang theo tư duy, cách nghĩ của người Việt Nam. Chẳng hạn như: Về đất đai, nếu DN đầu tư ở Việt Nam sẽ được Nhà nước hỗ trợ thu hồi đất, nhưng sang đầu tư Campuchia chế độ sở hữu đất đai sẽ khác, dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài gặp không ít khó khăn.

 Thứ hai: nhiều DN Việt Nam ra nước ngoài kinh doanh nhưng hoạt động còn mang tính tự phát, do đó rất dễ xảy ra tranh chấp. Khi đó, việc xử lý tranh chấp rất khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Trong khi, về mặt quản lý nhà nước, hiện chưa có cơ quan đủ thẩm quyền, điều kiện và năng lực triển khai quản lý, theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của tất cả các DN Việt Nam đang hoạt động tại nước ngoài.

 Thứ ba: người dân một số vùng còn hạn chế về trình độ, khó tiếp xúc bằng văn bản, nên thay vì quản lý bằng văn bản, DN đều phải thể hiện dưới dạng hình ảnh các chương trình tuyển dụng, đào tạo, chế độ bảo hiểm… để người dân dễ hiểu, dễ nhớ. Tuy nhiên, điều này khiến DN mất thêm thời gian, chi phí tài chính.

 Thứ bốn: tiềm lực tài chính cũng là yếu tố cản trở cơ hội đầu tư ra nước ngoài của nhiều DN. Chẳng hạn: Trong lĩnh vực nông nghiệp, DN cần chuẩn bị tiềm lực tài chính có như vậy mới có thể đảm bảo tiềm lực duy trì được các hoạt động của mình.

  

  

  

 Tag: hàn nhật hải phòng jwork – tiếng anh lớn nhất vấn trực du lịch khoán sách hà nội