mẫu báo cáo thu chi công ty

 Mẫu báo cáo thu chi công ty

 PHỤ LỤC 4

 BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP

 BÁO CÁO TÀI CHÍNH

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BTC ngày 28/3/2017 của Bộ Tài chính)

 MỤC I

 BIỂU MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM CỦA HỢP TÁC XÃ

  1. Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01 – HTX)

  

Đơn vị báo cáo:…………………. Mẫu số B01 – HTX
Địa chỉ:…………………………. (Ban hành theo Thông tư số 24/2017/ TT-BTC ngày 28/3/2017 của Bộ Tài chính)

  

                   

 BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

 Tại ngày … tháng … năm …

   Đơn vị tính:………….

 

 CHỈ TIÊU

 

 

 số

  

 

 Thuyết minh

Số cuối năm Số

 đầu  năm

1 2 3 4 5
TÀI SẢN        
         
1. Tiền 110      
2. Đầu tư tài chính 120      
3. Các khoản phải thu 130      
Trong đó: Phải thu của hoạt động tín dụng nội bộ 137      
4. Hàng tồn kho 140      
5. Giá trị còn lại của tài sản cố định 150      
6. Tài sản khác 160      
7. Dự phòng tổn thất tài sản 170      
         
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (200=110+120+130 + 140 +150+160 + 170) 200      
NGUỒN VỐN        
I. Nợ phải trả

 (300 = 310 + 320 + 330 + 340 + 350 + 360 + 370 + 380 + 390)

300      
1. Phải trả người bán

 2. Nguời mua trả tiền truớc

310

 320

     
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 330      
4. Phải trả người lao động 340      
5. Phải trả nợ vay 350      
6. Phải trả khác 360      
7. Phải trả của hoạt động tín dụng nội bộ 370      
8. Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại 380      
9. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 390      
II. Vốn chủ sở hữu

 (400 = 410 + 420 + 430 + 440)

400      
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 410      
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420      
3. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 430      
4. Nguồn vốn nhận trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước   440      
         
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

 (500=300+400)

500      

                                                                             Lập, ngày … tháng … năm …

NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

          

           Ghi chú:

             (1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.

             (2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

             (3) Đối với HTX có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm” có thể ghi là “31.12.X”; “Số đầu năm” có thể ghi là “01.01.X”.

             (4) Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 

  

  1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – HTX)
Đơn vị báo cáo: ……………..   Mẫu số B02 – HTX
Địa chỉ:………………………   (Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BTC ngày 28/3/2017 của Bộ Tài chính)

 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

 Năm …

                                                                           Đơn vị tính:…………

 

 CHỈ TIÊU

 số

Thuyết minh Năm

 nay

Năm

 trước

1 2 3 4 5
1. Doanh thu  hoạt động sản xuất kinh doanh 01      
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02      
3. Doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh

 (10 = 01 – 02)

10      
4.  Giá vốn hàng bán

 5. Chi phí quản lý kinh doanh

11

 12

     
6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

 (20=10-11 – 12)

20      
7. Thu nhập khác 31      
8. Chi phí khác 32      
9. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) 40      
10. Doanh thu hoạt động tín dụng nội bộ 41      
11. Chi phí hoạt động tín dụng nội bộ 42      
12. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng nội bộ

 (45 = 41 – 42)

45      
13. Lợi nhuận kế toán trước thuế

 (50 = 20 + 40 + 45)

50      
14. Chi phí thuế TNDN 51      
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

 (60 = 50 – 51)

60      

 Lập, ngày … tháng … năm …

NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

           Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

  1. Bản thuyết minh Báo cáo tài chính (Mẫu số B09 – HTX)
Đơn vị báo cáo:……………………….

 Địa chỉ:…………………………………..

Mẫu số B09 – HTX
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BTC ngày 28/3/2017 của Bộ Tài chính)

  

 BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

 Năm …

  

  1. Đặc điểm hoạt động của HTX
  2. Lĩnh vực kinh doanh.
  3. Ngành nghề kinh doanh.
  4. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
  5. Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày…./…./…. kết thúc vào ngày …./…./…).
  6. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.

 III. Chế độ kế toán áp dụng

 Nêu rõ số hiệu, tên văn bản áp dụng Chế độ kế toán

  1. I Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính

 Đơn vị tính:……

1. Tiền Cuối năm Đầu năm
– Tiền mặt

 – Tiền gửi ngân hàng

 Cộng

 2. Các khoản đầu tư tài chính

 – Tiền gửi có kỳ hạn;

 – Đầu tư tài chính khác.

  

 

 

 Cuối năm

 ….

 ….

 

 

 Đầu năm

 

 

3. Các khoản phải thu

  

  

  

 (Chi tiết theo yêu cầu quản lý)

  

 Cộng

 4. Phải thu của hoạt động tín dụng nội bộ

 4.1. Phải thu hoạt động cho vay               

 – Phải thu về gốc cho vay

 ( Trong đó:

 + Cho vay trong hạn

 + Quá hạn

 + Khoanh nợ

 – Phải thu về lãi cho vay

 4.2. Phải thu hoạt động tín dụng nội bộ khác

Cuối năm

  

 

 

  

  

  

 Cuối năm

 ….

 ….

  

 ….

 ….

 ….

 ….

 ….

Đầu năm

  

 

 

  

  

  

 Đầu năm

 ….

 ….

  

 ….

 ….

 ….

 …..

 ….

5. Hàng tồn kho:

 Vật liêu, dụng cụ;

 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang;

 – Thành phẩm, hàng hóa;

 – Hàng gửi bán.

                                  Cộng

Cuối năm

 …..

 …..

 …..

 …..

Đầu năm

 …..

 …..

 …..

 …..

6. Tài sản cố định

 – Nguyên giá

 – Giá trị hao mòn lũy kế

  

Cuối năm

 ….

 ….

Đầu năm

 ….

 ….

7. Phải trả của hoạt động tín dụng nội bộ

 Phải trả từ hoạt động đi vay của thành viên

 + Phải trả về gốc vay

 + Phải trả về lãi vay

 – Phải trả hoạt động tín dụng nội bộ khác

Cuối năm

 ….

 ….

 

 ….

Đầu năm

 …..

 ….

 ….

 ….

  

8. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

 (Chi tiết theo từng loại thuế)

  

Đầu năm

  

Số phải nộp trong năm Số đã thực nộp trong năm Cuối năm

  

Cộng

 

 

 

 

9. Phải trả khác

 (Chi tiết theo yêu cầu quản lý)

Cuối năm Đầu năm
                                             Cộng

  

  

10. Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

  

Đầu năm

  

 ….

  

Số đã sử dụng

 ….

Số đã trích

  

 ….

Cuối năm

  

 ….

  

  

Cuối năm Đầu năm
  1. Thuyết minh thông tin về các TK ngoài bảng (loại 0)

  

  • Tài sản đảm bảo khoản vay     …            …
  • Lãi cho vay quá hạn khó có khả năng thu được                             …                 …

  

  1. Các thông tin khác do HTX tự thuyết minh, giải trình

  

  1. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

                                                                    Đơn vị tính:…………

1. Doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh

 – Bán trong nội bộ HTX

 – Bán ra bên ngoài HTX

 2. Các khoản giảm trừ doanh thu

 – Chiết khấu thương mại;

 – Giảm giá hàng bán;

 – Hàng bán bị trả lại

Năm nay

 ….

 ….

  

 

 

  

 

 

 

Năm trước

 ….

  

 

 

  

 ….

 

 

3. Chi phí quản lý kinh doanh

 (Chi tiết nội dung chi phí hoặc các yếu tố chi phí theo yêu cầu quản lý)

Năm nay

 

 

Năm trước

 

 

  

4 .Chi phí hoạt động tín dụng nội bộ

 – Chi phí lãi vay phải trả thành viên;

 – Số lập dự phòng rủi ro tín dụng.

 ….

 ……

 

 

  1. Những thông tin khác mà HTX cần thuyết minh….

  

  

 Lập, ngày … tháng … năm …

NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

          

 Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

  

  

  

 III – BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN NỘP CHO CƠ QUAN THUẾ (MẪU SỐ F01 – HTX)

Đơn vị báo cáo:………………….

 Địa chỉ:……………………………

Mẫu số F01 – HTX
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BTC ngày 28/3/2017 của Bộ Tài chính)

  

 BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

 Năm …

 Đơn vị tính: …

Số hiệu tài khoản Tên tài khoản Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ
    Nợ Nợ Nợ
A B 1 2 3 4 5 6
               
               
               
  Tổng cộng            

  

  

 Lập, ngày … tháng … năm …

NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

  

  

  

 Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

  

  

  

  

  

  

  

  1. BÁO CÁO TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA HTX

  

Đơn vị báo cáo:………………….

 Địa chỉ:……………………………

Mẫu số F02 – HTX
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BTC ngày 28/3/2017 của Bộ Tài chính)

  

  

 BÁO CÁO TÌNH HÌNH TĂNG, GIẢM VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA HTX

 

 Chỉ tiêu

Số dư đầu năm Số tăng, giảm trong năm Số dư cuối năm
Số tăng Số giảm
A 1 2 3 4
I .Vốn góp của chủ sở hữu        
1. Vốn góp của thành viên        
2. Nguồn vốn khác        
II. Nguồn vốn trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước        
III. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu        
1. Quỹ Đầu tư phát triển        
2. Quỹ dự phòng tài chính        
3. Quỹ khác        
IV. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối        

  

NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, họ tên)

  

(Ký, họ tên)

  

(Ký, họ tên, đóng dấu)

  

  

  

  

  

  

  

  

  1. BÁO CÁO THU, CHI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NỘI BỘ

  

Đơn vị báo cáo:………………….

 Địa chỉ:……………………………

Mẫu số F03 – HTX
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BTC ngày 28/3/2017 của Bộ Tài chính)

  

                                                                                  

 BÁO CÁO THU, CHI  HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NỘI BỘ

 Năm………

                                                                                       Đơn vị tính:………

STT Chỉ tiêu Mã số Số phát sinh trong kỳ Luỹ kế từ đầu năm
A B C 1 2
A Số chênh lệch thu, chi hoạt động TDNB kỳ trước chuyển sang 01    
B Thu hoạt động TDNB trong kỳ (02 = 03+ 04+05+06+07) 02    
1 Lãi của các khoản cho vay trong  hạn 03    
2 Lãi của các khoản cho vay gia hạn 04    
3 Lãi của các khoản cho vay quá hạn 05    
4 Thu phí tín dụng 06    
5 Thu khác 07    
C Chi phí thực tế của hoạt động TDNB trong kỳ (10=11+12 +13 +14+15) 10    
1 Chi trả lãi tiền vay của thành viên 11    
2 Chi lương cán bộ tín dụng 12    
3 Chi văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ 13    
4 Chi phí dịch vụ mua ngoài 14    
5 Chi khác 15    
D Chênh lệch thu, chi của hoạt động TDNB kỳ này ( 20 = 02 – 10) 20    
Đ Trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng kỳ này (30 = 20 × % theo quy định) 30    
E Chênh lệch thu, chi  hoạt động TDNB cuối kỳ ( 40 =01+20 – 30) 40    

  

 (*) Nếu chi lớn hơn thu thì ghi số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (….)

  

 Ngày …….tháng  ….năm …..

      

NGƯỜI LẬP BIỂU KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, họ tên)

  

(Ký, họ tên)

  

(Ký, họ tên, đóng dấu)

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  1. BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CHO THÀNH VIÊN VAY VỐN
Đơn vị báo cáo:………………….

 Địa chỉ:……………………………

Mẫu số F04 – HTX
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BTC ngày 28/3/2017 của Bộ Tài chính)

 BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CHO THÀNH VIÊN VAY VỐN

 Năm…..

                                                                                                                         Đơn vị tính:……………

STT Chỉ tiêu Tổng số Trong đó
Trồng trọt Chăn nuôi gia súc Chăn nuôi gia cầm Chế biến Kinh doanh Thủ công Khác
A B 1 2 3 4 5 6 7 8
I Tình hình nợ gốc cho vay                
1 Số dư Nợ gốc cho vay đầu năm

 1.Trong hạn (chi tiết theo kỳ hạn vay)

 2. Quá hạn

 3.Khoanh nợ

               
2 Số nợ gốc cho vay trong năm

 1.Trong hạn (chi tiết theo kỳ hạn vay)

 2. Quá hạn

 3.Khoanh nợ

               
3 Số thu hồi nợ gốc cho vay trong năm

 1.Trong hạn (chi tiết theo kỳ hạn vay)

 2. Quá hạn

 3.Khoanh nợ

               
4 Số dư nợ gốc cho vay cuối năm

 1.Trong hạn (chi tiết theo kỳ hạn vay)

 2. Quá hạn

 3. Khoanh nợ

               
II Tình hình số lãi cho vay                
1 Số tiền lãi cho vay còn phải thu đầu năm                
2 Số tiền lãi cho vay phải thu trong năm                
3 Số tiền lãi cho vay đã thu được trong năm                
4 Số tiền lãi cho vay còn phải thu cuối năm                

  

 Ngày …. tháng … năm……..

       

Người lập biểu Kế toán trưởng Người đại diện theo pháp luật
(Ký, họ tên)

  

(Ký, họ tên)

  

(Ký, họ tên, đóng dấu)

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 MỤC II

 QUY ĐỊNH CHUNG

  1. Mục đích của báo cáo tài chính

 1.1. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một HTX, đáp ứng yêu cầu quản lý của HTX, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của HTX về:

  1. a) Tài sản;
  2. b) Nợ phải trả;
  3. c) Vốn chủ sở hữu;
  4. d) Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;

 đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.

 1.2. Ngoài các thông tin này, HTX còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.

 1.3. Ngoài các Báo cáo tài chính quy định tại Thông tư này, HTX có trách nhiệm lập các báo cáo khác theo quy định của Luật Hợp tác xã, các văn bản hướng dẫn Luật Hợp tác xã và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

 1.4. HTX thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành.

  1. Đối tượng áp dụng, trách nhiệm lập và chữ ký trên báo cáo tài chính

 2.1. Đối tượng lập Báo cáo tài chính năm:

 Tất cả các HTX thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này phải có trách nhiệm lập báo cáo tài chính năm theo quy định.

 2.2. Việc ký Báo cáo tài chính phải thực hiện theo quy định của Luật Kế toán. Trường hợp HTX không tự lập Báo cáo tài chính mà thuê đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán lập Báo cáo tài chính, người hành nghề thuộc các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán trên báo cáo tài chính của đơn vị.

  1. Hệ thống báo cáo tài chính

 3.1. Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các HTX bao gồm:

  1. a) Báo cáo bắt buộc:
– Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01 – HTX
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – HTX
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 – HTX

 Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 – HTX)

 Khi lập báo cáo tài chính, các HTX phải tuân thủ biểu mẫu báo cáo tài chính theo quy định. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các HTX có thể sửa đổi, bổ sung báo cáo tài chính cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của HTX nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.

 Ngoài ra, HTX có thể lập thêm các báo cáo khác để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị như Báo cáo tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu của HTX (Mẫu số F02 – HTX), Báo cáo thu, chi hoạt động tín dụng nội bộ (Mẫu số F03- HTX), Báo cáo tổng hợp tình hình cho xã viên vay vốn (Mẫu số F04 – HTX).

 3.2. Nội dung, phương pháp lập và trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo được áp dụng thống nhất cho các HTX.

 3.3. Việc công khai tài chính HTX thực hiện theo quy định của chế độ quản lý tài chính đối với HTX.

  1. Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính

 4.1. Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính phải đầy đủ, khách quan, không có sai sót để phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của HTX.

 4.2. Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh được, đảm bảo tính kịp thời và dễ hiểu.

 4.3. Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài chính. HTX được chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

 4.4. Tài sản và nợ phải trả trên báo cáo tình hình tài chính được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

  1. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính khi thay đổi kỳ kế toán

 Khi thay đổi kỳ kế toán, ví dụ đổi kỳ kế toán từ năm dương lịch sang kỳ kế toán khác năm dương lịch, HTX phải tiến hành khoá sổ kế toán, lập Báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:

 5.1. Việc thay đổi kỳ kế toán phải tuân thủ theo quy định của Luật Kế toán. Khi thay đổi kỳ kế toán năm, kế toán phải lập riêng Báo cáo tài chính cho giai đoạn giữa 2 kỳ kế toán của năm tài chính cũ và năm tài chính mới.

 Ví dụ: HTX có kỳ kế toán năm 2018 theo năm dương lịch. Năm 2019, HTX chuyển sang áp dụng kỳ kế toán năm bắt đầu từ 1/4 năm trước đến 31/3 năm sau thì HTX phải lập báo cáo tài chính cho giai đoạn từ 1/1/2018 đến 31/3/2018.

 5.2. Đối với Báo cáo tình hình tài chính: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của cuối kỳ kế toán trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số dư đầu kỳ của kỳ kế toán mới và được trình bày trong cột “Số đầu năm”.

 5.3. Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Số liệu kể từ thời điểm thay đổi kỳ kế toán đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên được trình bày trong cột “Kỳ này”, cột “kỳ trước” trình bày số liệu của 12 tháng trước tương đương với kỳ kế toán năm hiện tại.

 Ví dụ: Tiếp theo ví dụ trên, khi trình bày cột “Kỳ trước” trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bắt đầu từ ngày 1/4/2018 và kết thúc ngày 31/3/2019, HTX phải trình bày số liệu của giai đoạn từ 1/4/2018 đến 31/3/2019.

  1. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính

 6.1. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính:

  1. a) Tất cả các HTX phải lập và gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
  2. b) Ngoài việc lập báo cáo tài chính năm, các HTX có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX.

 6.2. Nơi nhận báo cáo tài chính năm được theo quy định của chế độ quản lý tài chính đối với HTX.

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 MỤC 3

 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA HTX

  

 Các HTX căn cứ vào biểu mẫu báo cáo tài chính năm quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và các nguyên tắc chung để thực hiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính tại đơn vị.

  1. Nội dung và phương pháp lập Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01 – HTX)
  2. Trường hợp HTX áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Thông tư số 24/2017/TT-BTC ngày 28/3/2017

 1.1. Tài sản

 – Tiền (Mã số 110)

 Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn hiện có của HTX tại thời điểm báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 111, 112.

 – Đầu tư tài chính (Mã số 120)

 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính  của HTX tại thời điểm lập báo cáo tài chính bao gồm: Tiền gửi có kỳ hạn và đầu tư tài chính khác.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 121.

 – Các khoản phải thu (Mã số 130)

 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo, như: Phải thu của khách hàng, phải thu của hoạt động tín dụng nội bộ, trả trước cho người bán, phải thu khác,  …

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết theo từng đối tượng công nợ của các TK 131, 132, 138, 141, 334, 338 và số dư Nợ chi tiết của TK 331.

 – Phải thu của hoạt động tín dụng nội bộ (Mã số 137): Chỉ tiêu này phản ánh số tiền mà HTX còn phải thu của thành viên, HTX thành viên của hoạt động  TDNB bao gồm phải thu hoạt động cho vay và hoạt động tín dụng nội bộ khác tại thời điểm báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số dư Nợ của TK 132.

 – Hàng tồn kho (Mã số 140)

 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của HTX  tại thời điểm báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của các TK  152, 154, 156, 157.

 – Giá trị còn lại của TSCĐ (Mã số 150)

 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định của  HTX  tại thời điểm báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của TK 211 sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ (số dư Có TK 214).

 – Tài sản khác (Mã số 160)

 Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các tài sản khác ngoài các tài sản đã được phản ánh tại các Mã số 110, 120, 130, 140, 150  nêu trên như thuế GTGT được khấu trừ, tài sản khác (chi phí trả trước, xây dựng cơ bản dở dang), thuế và các khoản phải thu của Nhà nước…

 Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ các TK 133, 242, 333, …

 – Dự phòng tổn thất tài sản (Mã số 170)

 Chỉ tiêu này phản ánh khoản dự phòng tổn thất tài sản của HTX bao gồm dự phòng tổn thất đầu tư tài chính, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 229 và được ghi bằng số âm  dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

 – Tổng cộng tài sản (Mã số 200)

 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng trị giá tài sản hiện có của HTX tại thời điểm báo cáo.

 Mã số 200 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 +  Mã số 140 + Mã số 150 + Mã số 160 + Mã số 170.

 1.2. Nợ phải trả (Mã số 300)

 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả của HTX tại thời điểm báo cáo.

 Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 320 + Mã số 330 + Mã số 340 + Mã số 350 + Mã số 360 + Mã số 370 + Mã số 380 + Mã số 390.

 – Phải trả người bán (Mã số 310)

 Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán của HTX tại thời điểm lập báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của TK 331.

 – Người mua trả tiền trước (Mã số 320)

 Chỉ tiêu này phản ánh số tiền người mua ứng trước để mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định và HTX có nghĩa vụ phải cung cấp tại thời điểm báo cáo (không bao gồm các khoản doanh thu nhận trước).

 Số  liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 mở chi tiết cho từng khách hàng.

 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 330)

 Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản HTX còn phải nộp Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm cả các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có chi tiết của TK 333.

 – Phải trả người lao động (Mã số 340)

 Chỉ tiêu này phản ánh các khoản HTX còn phải trả cho thành viên và người lao động tại thời điểm báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của TK 334.

 – Phải trả nợ vay (Mã số 350)

 Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các khoản HTX đi vay, các khoản còn nợ các ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của TK 341.

 – Phải trả khác (Mã số 360)

 Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản phải trả khác như: Chi phí phải trả, các khoản phải nộp theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động), phải trả, phải nộp khác, (nhận cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược, dự phòng phải trả, doanh thu chưa thực hiện, tài sản thừa, quỹ khen thưởng phúc lợi, …)

 Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết các TK 138, 335, 338, 353.

 – Phải trả của hoạt động tín dụng nội bộ (Mã số 370)

 Chỉ tiêu này dùng để phản ánh tổng giá trị các khoản phải trả của HTX cho thành viên, HTX thành viên từ hoạt động TDNB tại thời điểm báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của TK 332.

 – Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại (Mã số 380)

 Chỉ tiêu này dùng để phản ánh tổng giá trị các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước cho HTX mà HTX có nghĩa vụ phải hoàn trả lại cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của TK 342.

 – Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng (Mã số 390)

 Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số quỹ dự phòng rủi ro tín dụng chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo của HTX có hoạt động TDNB.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 359.

 1.3. Vốn chủ sở hữu (Mã số 400)

 Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của thành viên, HTX thành viên góp vốn, như: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, nguồn vốn trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước.

 Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 420 + Mã số 430 + Mã số 440

 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 410)

 Chỉ tiêu này phản ánh tổng số vốn đã thực góp của các thành viên, HTX thành viên và nguồn vốn tích lũy của HTX, vốn khác (nếu có) của HTX tại thời điểm báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 411.

 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 420)

 Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (hoặc lỗ) sau thuế chưa phân phối tại thời điểm báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 421. Trường hợp TK 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

 – Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 430)

 Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản mục khác thuộc vốn chủ sở hữu ngoài các khoản đã được phản ánh tại các Mã số 410, 420 nêu trên.

 Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 418.

 – Nguồn vốn nhận trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước (Mã số 440)

 Chỉ tiêu này phản ánh giá trị các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước cho HTX mà HTX không phải hoàn trả lại cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có TK 442.

 – Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 500)

 Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của HTX tại thời điểm báo cáo.

 Mã số 500 = Mã số 300 + Mã số 400.

Chỉ tiêu “Tổng cộng Tài sản

 Mã số 200”

= Chỉ tiêu “Tổng cộng Nguồn vốn

 Mã số 500”

  

  1. Trường hợp HTX áp dụng chế độ kế toán theo quy định của Thông tư số 133/2016/TT – BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là Thông tư 133/2016/TT -BTC):

 2.1. Trường hợp HTX lập và trình bày Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01a – DNN quy định tại Thông tư 133/2016/BTC-BTC thì HTX phải thực hiện theo đúng mẫu quy định. Nếu HTX có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động tín dụng nội bộ, nhận được các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước mà HTX không phải hoàn lại hoặc HTX có nghĩa vụ phải hoàn trả lại cho Nhà nước thì khi lập Báo cáo tình hình tài chính, HTX bổ sung thêm các chỉ tiêu sau đây:

 – Tại Phần Tài sản, Mục III (Các khoản phải thu), bổ sung thêm chỉ tiêu “Phải thu của hoạt động tín dụng nội bộ” (Mã số 137) và chỉ tiêu này được cộng vào chỉ tiêu “Các khoản phải thu” (Mã số 130) trên Báo cáo tình hình tài chính.

 – Tại Phần Nguồn vốn, Mục I (Nợ phải trả), bổ sung thêm các chỉ tiêu “Phải trả của hoạt động tín dụng nội bộ” (Mã số 370); chỉ tiêu “ Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại” (Mã số 380) và chỉ tiêu “Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng” (Mã số 390).

 Các chỉ tiêu “Phải trả của hoạt động tín dụng nội bộ” (Mã số 370); Chỉ tiêu “Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại” (Mã số 380) và chỉ tiêu “Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng” (Mã số 390) được cộng vào chỉ tiêu “Nợ phải trả” (Mã số 300) trên Báo cáo tình hình tài chính.

 – Tại Phần Nguồn vốn, Mục II (Vốn chủ sở hữu), bổ sung thêm chỉ tiêu “Nguồn vốn nhận trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước” (Mã số 440) và chỉ tiêu này được cộng vào chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu” (Mã số 400) trên Báo cáo tình hình tài chính.

 2.2. Trường hợp HTX lập và trình bày Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b – DNN quy định tại Thông tư 133/2016/TT -BTC thì HTX phải thực hiện theo đúng mẫu quy định. Nếu HTX có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động tín dụng nội bộ, nhận được các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước mà HTX không phải hoàn lại hoặc HTX có nghĩa vụ phải hoàn trả lại cho Nhà nước thì khi lập Báo cáo tình hình tài chính, HTX phải bổ sung thêm các chỉ tiêu sau đây và phân loại thành ngắn hạn, dài hạn phù hợp với từng chỉ tiêu. Cụ thể:

 -Tại Phần A -Tài sản ngắn hạn, Mục III (Các khoản phải thu ngắn hạn), bổ sung thêm chỉ tiêu “Phải thu của hoạt động tín dụng nội bộ ngắn hạn” (Mã số 137) và chỉ tiêu này được cộng vào chỉ tiêu “Các khoản phải thu ngắn hạn” (Mã số 130) trên Báo cáo tình hình tài chính.

 – Tại Phần B – Tài sản dài hạn, Mục I (Các khoản phải thu dài hạn), bổ sung thêm chỉ tiêu “Phải thu của hoạt động tín dụng nội bộ dài hạn (Mã số 217) và chỉ tiêu này được cộng vào chỉ tiêu “Các khoản phải thu dài hạn” (Mã số 210) trên Báo cáo tình hình tài chính.

 – Tại Phần C -Nợ phải trả, Mục I (Nợ ngắn hạn), bổ sung thêm chỉ tiêu “Phải trả của hoạt động tín dụng nội bộ ngắn hạn” (Mã số 419) và chỉ tiêu này được cộng vào chỉ tiêu “Nợ ngắn hạn” (Mã số 410) trên Báo cáo tình hình tài chính.

 – Tại Phần C – Nợ phải trả, Mục II (Nợ dài hạn), bổ sung thêm các chỉ tiêu “Phải trả của hoạt động tín dụng nội bộ dài hạn” (Mã số 429), chỉ tiêu “Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại ” (Mã số 432) và chỉ tiêu “Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng” (Mã số 439).

 Các chỉ tiêu “Phải trả của hoạt động tín dụng nội bộ dài hạn” (Mã số 429), chỉ tiêu “Khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước phải hoàn lại ” (Mã số 432) và chỉ tiêu “Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng” (Mã số 439) được cộng vào chỉ tiêu “Nợ dài hạn” (Mã số 420) trên Báo cáo tình hình tài chính.

 – Tại Phần D -Vốn chủ sở hữu, bổ sung thêm chỉ tiêu “Nguồn vốn nhận trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước” (Mã số 532) và chỉ tiêu này được cộng vào chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu” (Mã số 500) trên Báo cáo tình hình tài chính.

 2.3. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu bổ sung nêu trên, HTX tham khảo tại Mục 1 Phần I – Nội dung và phương pháp lập Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01 – HTX) quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

  1. Nội dung và phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – HTX)
  2. Trường hợp HTX áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Thông tư số 24/2017/TT-BTC ngày 28/3/2017

             – Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh (Mã số 01)

 Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX trong kỳ báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có của TK 511 trong kỳ báo cáo.

 – Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)

 Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm doanh thu trong kỳ bao gồm khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, bảo vệ môi trường, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong kỳ báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ TK 511 đối ứng với bên Có TK 521, TK 333 trong kỳ báo cáo.

 Doanh thu thuần của hoạt động sản xuất kinh doanh (Mã số 10)

 Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu trong năm báo cáo, là căn cứ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của HTX.

 – Giá vốn hàng bán (Mã số 11)

 Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, giá vốn của thành phẩm đã bán, khối lượng dịch vụ đã cung cấp, các chi phí được tính vào giá vốn sau khi trừ đi các khoản ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của TK 632 đối ứng bên Nợ của TK 911.

 – Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 12)

 Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo của HTX.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của TK 642 đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo.

             – Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Mã số 20)

             Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa doanh thu thuần của hoạt động sản xuất kinh doanh với giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ báo cáo.

 Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11- Mã số 12.

 – Thu nhập khác (Mã số 31)

 Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) phát sinh trong kỳ báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 558 đối ứng với bên Có TK 911.

 Chi phí khác (Mã số 32)

 Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của  TK 658 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.

 Lợi nhuận khác (Mã số 40)

 Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.

 Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32

 – Doanh thu hoạt động tín dụng nội bộ (Mã số 41)

 Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh thu hoạt động tín dụng nội bộ phát sinh trong kỳ báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ TK 546 đối ứng với bên Có TK 911.

 Chi phí hoạt động tín dụng nội bộ (Mã số 42)

 Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí hoạt động tín dụng nội bộ phát sinh trong kỳ báo cáo.

 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của  TK 646 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.

 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng nội bộ (Mã số 45)

 Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động tín dụng nội bộ với chi phí của hoạt động tín dụng nội bộ trong kỳ báo cáo

 Mã số 45 = Mã số 41 – Mã số 42

 – Lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)

 Chỉ tiêu này phản ánh tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thực hiện trong kỳ báo cáo của HTX trước khi trừ đi chi phí thuế TNDN.

 Trường hợp lỗ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

 Mã số 50= Mã số 20 + Mã số 40 + Mã số 45.

 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 51)

 Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có TK 659 đối ứng với bên Nợ TK 911.

 – Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)

 Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế TNDN từ các hoạt động của HTX (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo.

 Trường hợp lỗ thì chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).

 Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51.

  1. Trường hợp HTX áp dụng chế độ kế toán theo quy định của Thông tư 133/2016/TT-BTC:

 2.1. Trường hợp HTX có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động tín dụng nội bộ thì khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN), HTX phải bổ sung thêm các chỉ tiêu sau đây:

 – Chỉ tiêu “Doanh thu hoạt động tín dụng nội bộ” (Mã số 41);

 – Chỉ tiêu “Chi phí hoạt động tín dụng nội bộ” (Mã số 42);

 – Chỉ tiêu “Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng nội bộ” (Mã số 45).

 Chỉ tiêu “Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng nội bộ” (Mã số 45) được cộng vào với Chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế” (Mã số 50) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN).

 2.2. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu “Doanh thu hoạt động tín dụng nội bộ” (Mã số 41); chỉ tiêu “Chi phí hoạt động tín dụng nội bộ” (Mã số 42) và chỉ tiêu “Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng nội bộ” (Mã số 45) được tham khảo tại Mục 1 Phần II- Nội dung và phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – HTX) quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

 III. Nội dung và phương pháp lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 – HTX)

  1. Trường hợp HTX áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Thông tư số 24/2017/TT-BTC ngày 28/3/2017
  2. a) Đặc điểm hoạt động của HTX

 Trong phần này HTX cần nêu rõ:

 – Lĩnh vực kinh doanh: Nêu rõ lĩnh vực kinh doanh của HTX  là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, xây lắp hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh.

 – Ngành nghề kinh doanh: Nêu rõ hoạt động kinh doanh chính và đặc điểm sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ cung cấp của HTX.

  1. b) Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

 – Kỳ kế toán năm ghi rõ theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01/… đến 31/12/… Nếu HTX có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

 – Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Ghi rõ là Đồng Việt Nam.

  1. c) Chế độ kế toán áp dụng

 Tuyên bố về việc tuân thủ Chế độ kế toán: Nêu rõ Báo cáo tài chính có được lập và trình bày có phù hợp và tuân thủ theo Chế độ kế toán áp dụng cho HTX tại văn bản nào?

  1. d) Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính:

 – Trong phần này, HTX phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

 – Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính” là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo tình hình tài chính. Số liệu ghi vào cột “Đầu năm” được lấy từ cột “Cuối năm” trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Cuối năm” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:

 + Báo cáo tình hình tài chính năm nay;

 + Sổ kế toán tổng hợp;

 + Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.

 – HTX được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Báo cáo tình hình tài chính và đảm bảo dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ.

 đ) Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

 – Trong phần này, HTX phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung của các khoản mục doanh thu, chi phí.

 – Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần “Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:

 + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm nay;

 + Sổ kế toán tổng hợp;

 + Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan.

 – HTX được chủ động đánh số thứ tự của thông tin chi tiết được trình bày trong phần này theo nguyên tắc phù hợp với số dẫn từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và đảm bảo dễ đối chiếu và có thể so sánh giữa các kỳ.

 – Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “Năm trước” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Năm sau” thì điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết minh Báo cáo tài chính.

 e)Những thông tin khác mà HTX cần thuyết minh

 Trong phần này, HTX  phải trình bày những thông tin quan trọng khác (nếu có) ngoài những thông tin đã trình bày trên nhằm cung cấp thêm thông tin khác nếu xét thấy cần thiết giúp cho người sử dụng hiểu Báo cáo tài chính của HTX đã được trình bày trung thực, hợp lý.

  1. Trường hợp HTX áp dụng chế độ kế toán theo quy định của Thông tư 133/2016/TT-BTC:

 Tại Phần V – Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính, HTX phải bổ sung thêm thông tin thuyết minh về phải thu của hoạt động tín dụng nội bộ, phải trả của hoạt động tín dụng nội bộ, quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và tại Mục 14, bổ sung thêm thông tin thuyết minh về tài sản đảm bảo khoản vay và lãi cho vay quá hạn khó có khả năng thu được.

 Tại Phần VI – Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, HTX phải bổ sung thêm thuyết minh về các chỉ tiêu Chỉ tiêu “Doanh thu hoạt động tín dụng nội bộ”; chỉ tiêu “Chi phí hoạt động tín dụng nội bộ” và chỉ tiêu “Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng nội bộ”.

  1. Nội dung và phương pháp lập Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 – HTX)
  2. Mục đích: Phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn của HTX trong kỳ báo cáo và từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu trên Bảng cân đối tài khoản là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên Báo cáo tài chính.
  3. Căn cứ và phương pháp lập

 Bảng cân đối tài khoản được lập dựa trên Sổ Cái và Bảng cân đối tài khoản kỳ trước.

 Trước khi lập Bảng cân đối tài khoản phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.

 Số liệu ghi vào Bảng cân đối tài khoản chia làm 2 loại:

 – Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (Cột 1,2- Số dư đầu năm), tại thời điểm cuối kỳ (cột 5, 6- Số dư cuối năm), trong đó các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.

 – Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4- Số phát sinh trong tháng) trong đó tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” được phản ánh vào cột “Có”của từng tài khoản.

 – Cột A, B: Số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 1 mà đơn vị đang sử dụng.

 – Cột 1, 2- Số dư đầu năm: Phản ánh số dư ngày đầu tháng của tháng đầu năm (Số dư đầu năm báo cáo). Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng Số dư đầu tháng của tháng đầu năm trên Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối năm” của Bảng cân đối tài khoản năm trước.

 – Cột 3, 4: Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong năm báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh luỹ kế từ đầu năm” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Cái.

 – Cột 5,6 “Số dư cuối năm”: Phản ánh số dư ngày cuối cùng của năm báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu năm (cột 1, 2), số phát sinh trong năm (cột 3, 4) trên Bảng cân đối tài khoản năm này. Số liệu ở cột 5, 6 được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản năm sau.

 Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối tài khoản. Số liệu trong Bảng cân đối tài khoản phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau đây:

 Tổng số dư Nợ (cột 1) = Tổng số dư Có (cột 2), Tổng số phát sinh Nợ (cột 3) = Tổng số phát sinh Có (cột 4), Tổng số dư Nợ (cột 5) = Tổng số dư Có (cột 6).

 Ngoài việc phản ánh các tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản, Bảng cân đối tài khoản còn phản ánh số dư, số phát sinh của các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản

  1. Hướng dẫn lập và trình bày Báo cáo tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu của HTX (Mẫu số F02 – HTX)
  2. Mục đích: Báo cáo này dùng để phản ánh tình hình biến động nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu của HTX.
  3. Căn cứ và phương pháp ghi sổ

 – Cột A: phản ánh các chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu

 – Cột 1 “Số dư đầu năm” phản ánh số dư đầu năm theo từng chỉ tiêu thuộc vốn chủ sở hữu.

 Số liệu để ghi vào Cột 1 được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 của báo cáo tình hình tăng, giảm nguồn vốn của chủ sở hữu năm trước.

 – Cột 2, cột 3 “Số tăng, giảm trong năm” phản ánh tình hình tăng, giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu theo từng chỉ tiêu trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán các Tài khoản 411, 442,418, 421.

 – Cột 4 “Số dư cuối năm” phản ánh số dư cuối năm nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu theo từng chỉ tiêu. Số liệu để ghi vào cột 4 của báo cáo này được căn cứ vào số dư cuối năm của các TK 411, 442, 418, 421.

  1. Hướng dẫn lập và trình bày Báo cáo thu, chi hoạt động tín dụng nội bộ (Mẫu số F03 – HTX)
  2. Mục đích:

 – Báo cáo thu chi hoạt động tín dụng nội bộ là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình thu, chi của hoạt động tín dụng nội bộ trong một kỳ kế toán, chi tiết theo từng khoản thu, chi.

 – Báo cáo thu, chi hoạt động tín dụng nội bộ được lập vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

  1. Căn cứ và phương pháp ghi sổ

 2.1. Kết cấu của báo cáo

 – Các dòng ngang phản ánh chi tiết số thu, chi và chênh lệch thu chi của hoạt động tín dụng nội bộ;

 – Các cột dọc phản ánh số thứ tự, tên chỉ tiêu, mã số, số phát sinh trong kỳ và lũy kế từ đầu năm.

 2.2. Cơ sở lập báo cáo

 – Sổ thu của hoạt động tín dụng nội bộ;

 – Sổ chi của hoạt động tín dụng nội bộ.

 2.3. Nội dung và phương pháp lập

 – Số chênh lệch thu, chi hoạt động tín dụng nội bộ kỳ trước chuyển sang  (Mã số 01)

 Là chỉ tiêu phản ánh số chênh lệch thu lớn hơn chi kỳ trước chuyển sang của hoạt động tín dụng nội bộ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ chỉ tiêu Mã số 40 của báo cáo kỳ trước.

 – Thu hoạt động tín dụng nội bộ trong kỳ trong kỳ (Mã số 02): Phản ánh số thu từ hoạt động tín dụng nội bộ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 546 – Doanh thu hoạt động tín dụng nội bộ, chi tiết:

 + Thu lãi từ khoản cho vay trong hạn: Phản ánh khoản t hu lãi từ khoản cho vay đến hạn thanh toán theo hợp đồng vay;

 + Thu lãi từ khoản cho vay được gia hạn: Phản ánh khoản thu lãi từ khoản cho vay đã quá hạn thanh toán và được gia hạn theo hợp đồng vay;

 + Thu lãi từ khoản cho vay quá hạn: Phản ánh khoản thu lãi từ khoản cho vay đã quá hạn thanh toán;

 + Thu phí tín dụng và các khoản thu khác.

 – Chi phí thực tế của hoạt động tín dụng nội bộ (Mã số 10): Phản ánh tổng các khoản chi hoạt động tín dụng nội bộ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào bên Nợ của Tài khoản 646 – Chi phí hoạt động tín dụng nội bộ, trong đó:

 + Chi trả lãi tiền vay của thành viên: Phản ánh số tiền đã thanh toán lãi tiền gửi tiết kiệm cho thành viên HTX;

 + Chi lương cho cán bộ tín dụng: Phản ánh số tiền lương đã chi cho cán bộ HTX làm công tác tín dụng;

 + Chi văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ…: Phản ánh số tiền chi về văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ dùng cho việc đào tạo, tập huấn phục vụ cho công tác tín dụng nội bộ;

 + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại phục vụ cho công tác tín dụng nội bộ;

 + Chi khác: Phản ánh các khoản chi khác bằng tiền phục vụ cho hoạt động tín dụng nội bộ.

 – Chênh lệch thu, chi hoạt động tín dụng nội bộ kỳ này (Mã số 20): Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch thu chi của hoạt động tín dụng nội bộ trong kỳ chưa trừ đi số trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

 Mã số 20 = Mã số 02 – Mã số 10

 – Trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng kỳ này (Mã số 30): Chỉ tiêu này phản ánh khoản tiền trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định vào cuối năm tài chính;

 – Chênh lệch thu, chi TDNB cuối kỳ (Mã số 40): Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động tín dụng nội bộ. Nếu chênh lệch chi lớn hơn thu thì ghi số âm (-).

 Số chênh lệch thu chi cuối kỳ = Số chênh lệch thu chi kỳ trước còn lại chuyển sang + số chênh lệch thu chi của hoạt động tín dụng nội bộ kỳ này – số trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ.

 Mã số 40 = Mã số 01 + Mã số 20 – Mã số 30

 VII. Hướng dẫn lập và trình bày Báo cáo tổng hợp tình hình cho thành viên vay vốn (Mã số F04 – HTX)

  1. Mục đích

 Báo cáo tổng hợp tình hình cho thành viên vay phản ánh tổng hợp tình hình cho vay, thu nợ (gốc và lãi) theo từng kỳ hạn cho vay

  1. Căn cứ và phương pháp ghi sổ

 2.1. Căn cứ

 – Sổ chi tiết theo dõi cho thành viên vay;

 – Sổ chi tiết thu và tính lãi cho thành viên vay;

 – Báo cáo tổng hợp tình hình cho thành viên vay kỳ trước.

 2.2. Nội dung và phương pháp lập

 – Cột A, B: Ghi số thứ tự, chỉ tiêu.

 – Cột 1: Ghi tổng số nguồn vốn hiện có đầu năm, sử dụng cho vay trong năm và số còn lại chưa cho vay tính đến cuối kỳ báo cáo tương ứng với các chỉ tiêu phản ánh ở cột B. Số liệu để ghi vào cột này là số tổng cộng của các Cột 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 (Cột 1 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4 + Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9).

 – Từ Cột 2 đến Cột 9 là số tiền đã cho vay và thu hồi, số dư nợ cho vay cuối kỳ theo từng dự án sản xuất, kinh doanh của các thành viên. Số liệu để ghi vào cột này lấy từ sổ chi tiết Tài khoản 132 và Sổ tổng hợp theo dõi cho thành viên vay để ghi vào các chỉ tiêu phù hợp của cột B.

 Trong đó Phần I “Tình hình nợ gốc cho vay” phản ánh tình hình các khoản nợ gốc cho vay trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào cột này lấy từ sổ chi tiết của TK 13211- Phải thu về nợ gốc cho vay

 Phần II “ Tình hình số lãi cho vay” phản ánh số lãi cho thành viên vay thu được trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ chi tiết Tài khoản 54 “ Doanh thu hoạt động tín dụng nội bộ” trong kỳ báo cáo.