Mẫu sáng kiến kinh nghiệm

 Sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những hoạt động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của người giáo viên.

CẤU TRÚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

 BÌA CHÍNH

 BÌA PHỤ

 MỤC LỤC

 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

 A. MỞ ĐẦU

 1. Lý do viết sáng kiến (tính cấp thiết)

 2. Mục tiêu của sáng kiến (Đích cần đạt tới)

 2.1. Mục tiêu chung

 2.2. Mục tiêu cụ thể

 3. Giới hạn của sáng kiến

 3.1. Về đối tượng nghiên cứu (vấn đề gì, phạm vi?)

 3.2. Về không gian (ở đâu?)

 3.3. Về thời gian (Từ đâu đến đâu, hiện tại và trong tương lai?)

 B. NỘI DUNG

 1. Cơ sở viết sáng kiến

 1.1. Cơ sở khoa học (Các khái niệm cơ bản, lý thuyết, kết luận khoa học trên các tạp chí chuyên ngành, lý luận khoa học, luận chứng khoa học về vấn đề lựa chọn nghiên cứu của sáng kiến)

 1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý

 – Cơ sở chính trị: Các Văn kiện, Nghị quyết, chỉ thị, …, của Đảng liên quan đến vấn tới vấn đề thực hiện sáng kiến.

 – Cơ sở pháp lý: Các văn bản của Nhà nước, của Ngành, của tỉnh, địa phương liên quan đến vấn tới vấn đề thực hiện sáng kiến.

 2. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết

 – Miêu tả, phân tích hiện trạng vấn đề cần giải quyết; các nhân tố, các điều kiện ảnh hưởng tới vấn đề cần giải quyết của sáng kiến.

 – Chỉ ra những hạn chế (hiện trạng tiêu cực) cần giải quyết.

 – Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trên.

 3. Các giải pháp/biện pháp thực hiện

 – Bằng cách nào/làm như thế nào để giải quyết những nội dung cụ thể của sáng kiến cần giải quyết.

 – Yêu cầu cụ thể, rõ ràng, thực tế, khả thi; chỉ ra được cách thức (phương pháp) triển khai thực hiện giải quyết vấn đề; có sản phẩm minh chứng; điều kiện để thực hiện; chủ thể thực hiện).

 4. Hiệu quả của sáng kiến

 4.1. Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến (Các tác động đến thực tiễn mang lại từ việc thực hiện sáng kiến (chính là hiệu quả); khả năng chuyển giao ứng dụng cho đơn vị/địa bàn khác)

 4.2. Đối tượng hưởng lợi của sáng kiến (Ai? Lợi gì?)

 C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

 1. Kết luận (tóm tắt kết quả của sáng kiến, vấn đề sáng kiến giải quyết là gì?; Cần thực hiện những nhiệm vụ gì?; Thực hiện bằng cách nào?; Ý nghĩa/tác động sẽ đem lại như thể nào?.

 2. Kiến nghị (nêu cụ thể đối tượng kiến nghị, nội dung kiến nghị; với Ai?; nội dung gì?)

 TÀI LIỆU THAM KHẢO (theo quy địnhxếp theo thứ tự α)

 PHỤ LỤC (nếu có)

 BÌA CHÍNH

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

 TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

 ————————–

 TÊN SÁNG KIẾN:……………………………………

 TÁC GIẢ:

 CHỨC VỤ:

 ĐƠN VỊ CÔNG TÁC:

 ….., THÁNG ….. NĂM ……..

 BÌA PHỤ

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

 TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

 TÊN SÁNG KIẾN:……………………………………

 TÁC GIẢ:

 CHỨC VỤ:

 LĨNH VỰC CHỌN NGHIÊN CỨU:

 ĐƠN VỊ CÔNG TÁC:

 ….., THÁNG ….. NĂM ……..

 Lưu ý:

 1. Sáng kiến phải được viết theo đúng CẤU TRÚC quy định.

 2. Độ dài của sáng kiến tối đa là 35 trang và tối thiểu là 20 trang. Không kể: trang BÌA CHÍNH, BÌA PHỤ, MỤC LỤC, DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT, TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC.

 3. Các mục chính như: A. MỞ ĐẦU; B. NỘI DUNG; C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ; TÀI LIỆU THAM KHẢO; PHỤ LỤC phải sang trang mới. Các mục còn lại trình bày sao cho phù hợp, khoa học.

 4. Cần đối tỷ lệ giữa: Cơ sở viết sáng kiến (khoảng 4-6 trang), Thực trạng của vấn đề cần giải quyết (khoảng 5-7 trang), các giải pháp/biện pháp thực hiện (khoảng 6-22 trang).

 5. Không chọn vấn đề quá nhỏ và không chọn vấn đề quá lớn để viết sáng kiến.

 6. Phải có đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (Phụ lục 01 – Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

 7. Báo cáo kết quả hoạt động sáng kiến giai đoạn từ … đến ….. của ….. (Phụ lục 4 – Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

 PHỤ LỤC SỐ 01

 MẪU ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————

 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

 Kính gửi: ……………………………………………….

 Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:

Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

 Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến……………

 – Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến): ……………………………………

 – Lĩnh vực áp dụng sáng kiến…………………………

 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn)

 ………………………………………………………………….

 – Mô tả bản chất của sáng kiến

 ………………………………………………………

 – Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):

 ………………………………………………………………….

 – Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

 ………………………………………………………

 – Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

 ………………………………………………………

 – Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)

 ………………………..…………………………

 – Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ

 Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

……, ngày … tháng… năm ………

 Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

  

  

  

  

  

 Tag: mẫu sáng kiến kinh nghiệm theo công văn 961