Nghị quyết 106/2020/QH14 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021

 QUỐC HỘI
——-

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 Nghị quyết số: 106/2020/QH14

 Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2020

 

 NGHỊ QUYẾT

 CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2021, ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2020

 QUỐC HỘI

 Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

 Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;

 Căn cứ Luật Ban hành văn bản quphạm pháp luật s 80/2015/QH13;

 Sau khi xem xét Tờ trình s 529/TTr-UBTVQH14 ngày 18 tháng 5 năm 2020 của y ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, Báo cáo s 547/BC-UBTVQH14 ngày 09 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020;

 QUYẾT NGHỊ:

 Điều 1. Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020

 1. Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 các dự án, dự thảo sau đây:

 a) Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10);

 b) Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi) (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10);

 c) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10);

 d) Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp qu(cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 10 theo quy trình tại một kỳ họp);

 đ) Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi).

 2. Điều chỉnh thời gian trình đối với dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV (tháng 10/2020) sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021).

 Điều 2. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021

 1. Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV (tháng 3/2021):

 a) Trình Quốc hội thông qua: 04 dự án

 1. Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi);

 2. Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi);

 3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều ca Luật Công đoàn;

 4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

 b) Trình Quốc hội cho ý kiến: Không có dự án nào.

 2. Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV (tháng 7/2021):

 a) Trình Quốc hội thông qua:

 1. Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

 b) Trình Quốc hội cho ý kiến: Không có dự án nào.

 3. Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021):

 a) Trình Quốc hội thông qua: Không có dự án nào.

 b) Trình Quốc hội cho ý kiến: 06 dự án

 1. Luật Cảnh sát cơ động;

 2. Luật Điện ảnh (sửa đổi);

 3. Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi);

 4. Luật Thanh tra (sửa đổi);

 5. Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi);

 6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

 Điều 3. Tổ chức thực hiện

 1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội quyết định, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tuân thủ đầy đủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong công tác xây dựng pháp luật; không trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án, dự thảo không bảo đảm đầy đủ hồ sơ, tài liệu, không bảo đảm chất lượng và tiến độ; kiểm điểm, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc không hoàn thành nhiệm vụ soạn thảo được giao, phải lùi, rút dự án, dự thảo ra khỏi Chương trình để báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời có giải pháp kiên quyết xử lý để tiến tới chấm dt tình trạng này.

 2. Cơ quan soạn thảo, cơ quan trình khi xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần thực hiện nghiêm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; rà soát kỹ các văn bản đã ban hành để phát hiện, xử lý những vấn đề khác nhau giữa quy định của văn bản đang có hiệu lực và văn bản dự kiến ban hành, bảo đảm không để xảy ra mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban soạn thảo, thành viên Ban soạthảo. Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong công tác tổ chức lấy ý kiến, tham gia ý kiến và tiếp thu ý kiến về dự án, dự thảo, huy động sự tham gia của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học một cách thực chất, tránh hình thức. Nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong quá trình phối hp tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 Bộ Tư pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tăng cường trách nhiệm trong việc thẩm định, thẩm tra, phối hp với các cơ quan có liên quan trong việc bảo đảm tính hp hiến, hp pháp và tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; kịp thời phát hiện và xử lý các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo từ khâu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra văn bản.

 3. Chính phủ dành thời gian thỏa đáng để thảo luận, cho ý kiến đối với dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thường trực Chính phủ có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với các Bộ, ngành được giao chủ trì soạn thảo, các Ban soạn thảo để bảo đảm chất lượng, tiến độ dự án, dự thảo; trong quá trình phối hp giải trình, tiếp thu, chnh lý, nếu có ý kiến khác với ý kiến của Ủban Thường vụ Quốc hội thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định; chỉ đạo các cơ quan có liên quan khẩn trương nghiên cứu để kiến nghị Quốc hội đưa vào Chương trình sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật, pháp lệnh, nghị quyết nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng, Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp, khắc phục các vướng mắc, bất cập, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.

 4. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đề cao trách nhiệm, chủ động, tích cực trong việc tham gia thẩm tra về những nội dung của dự án, dự thảo có liên quan đến lĩnh vực do mình phụ trách, góp phần nâng cao chất lượng của văn bản. Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì thm tra với cơ quan tham gia thẩm tra, Thường trực Ủy ban Pháp luật, cơ quan soạn thảo, Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo; theo dõi, đôn đốc việc chuẩn bị các dự án, dự thảo thuộc lĩnh vực phụ trách và giám sát việc triển khai thực hiện các văn bản đó sau khi được thông qua.

 5. Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội dành thời gian thỏa đáng để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức ở địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học và cử tri, nhất là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp; tổ chức thảo luận, tham gia ý kiến góp phần hoàn thiện dự án, dự thảo.

 6. Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội kịp thời tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án luật, dự thảo nghị quyết; cơ quan trình khẩn trương nghiên cứu, giải trình sơ bộ, làm rõ những vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm để cung cấp thông tin, phục vụ việc thảo luận tại Hội trường mang lại hiệu quả cao. Tăng cường năng lực nghiên cứu của các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

 7. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hp chặt chẽ, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này.

 Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 10 tháng 6 năm 2020.

 

 

 CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

 Nguyễn Thị Kim Ngân